Thứ bảy, 17/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ứng dụng công nghệ sinh học - đà bật cho nông nghiệp bội thu 'trái ngọt'

Hồng Gấm
- 10:57, 10/06/2021

(DNTO) - Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá trong việc bắt kịp xu hướng của các nước trên thế giới trong ứng dụng các giống cây trồng thế hệ mới với các tính trạng cải tiến bằng khoa học, hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững và hiện đại.

Nhiều giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ sinh học đã có mặt ở Việt Nam, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: TL.

Nhiều giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ sinh học đã có mặt ở Việt Nam, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: TL.

Những "trái ngọt" từ ứng dụng công nghệ sinh học

Nhờ triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất, đến nay, "diện mạo" ngành nông nghiệp đã thực sự khởi sắc trong việc tạo ra các giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; các công nghệ sản xuất các chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Ðồng thời, CNSH còn giúp giải quyết vấn đề hạn chế trong nông nghiệp như năng suất, kháng bệnh, cải thiện và bảo vệ môi trường...

Ông Trần Xuân Định - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cho biết: Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, với lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta chứng kiến sự bứt phá của khoa học, đặc biệt là CNSH với những phát minh của công nghệ di truyền, công nghệ gene, công nghệ vi sinh… Nhiều giống cây trồng được tạo ra bằng CNSH đã có mặt ở Việt Nam, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Tin nên đọc

Tại Việt Nam, thành quả ứng dụng CNSH được thể hiện chủ yếu trong việc mở rộng diện tích các giống ngô CNSH khi Việt Nam chính thức chấp nhận ứng dụng ngô chuyển đổi gene (GMO) sản xuất đại trà, sau khi đã tiến hành các bước đánh giá an toàn sinh học, an toàn làm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm; khảo nghiệm đánh giá tính tương đồng và các giải pháp quản lý tính kháng.

Tính đến hết tháng 6/2017, Bộ NN&PTNT đã công nhận đặc cách tổng cộng 16 giống ngô biến đổi gene, trong đó có 10 giống nền và các giống này đã được công nhận ở Việt Nam. Thống kê cho thấy, tổng diện tích ngô CNSH canh tác tại Việt Nam cho cả giai đoạn 2015-2019 là 225.000 ha. Riêng năm 2019, diện tích canh tác ngô CNSH là 92.000 ha, chiếm 10% tổng diện tích ngô cả nước.

"Từ 10% diện tích cây trồng biến đổi gen đã mang lại lợi nhuận khoảng từ 17 - 30 triệu USD, nếu gấp 10 lần thì sẽ là 200 - 300 triệu USD cho người nông dân, đây là con số rất đáng khích lệ. Việc ứng dụng ngô CNSH vào sản xuất được xem là công cụ quan trọng giúp nông dân nâng cao năng suất và chất lượng, gia tăng thu nhập, đồng thời đem lại lợi ích về sản xuất nông nghiệp bền vững, ứng phó với những loại sâu bệnh mới, như sâu keo mùa thu, đến nay người nông dân đã có công cụ để ứng phó. Đây là một trong những hướng đi mà chúng ta phải thúc đẩy hơn nữa” - ông Định nói.

Theo thạc sĩ Phan Diễm Quỳnh - Phó trưởng Phòng Thực nghiệm cây trồng, Trung tâm CNSH thành phố Hồ Chí Minh: Ðể khai thác có hiệu quả nguồn gene sẵn có, phục vụ cho chương trình tạo giống mới và phát triển sản xuất trên địa bàn thành phố, Trung tâm CNSH thành phố Hồ Chí Minh thực hiện lưu trữ và bảo tồn nguồn gene các giống rau, hoa, kiểng lá và cây dược liệu quý phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất.

Chỉ tính riêng trong việc chọn tạo giống lan lai Dendrobium, trung tâm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ 12 dòng lan lai mới. Các dòng lan lai này mang nhiều ưu điểm vượt trội so với giống thương mại về khả năng ra hoa, chiều dài phát hoa, số lượng hoa, nhất là thời gian hoa nở kéo dài và ít bị nhiễm sâu bệnh.

Cũng theo bà Quỳnh, đối với chọn tạo giống dưa lưới, trung tâm đã tuyển chọn được 15 dòng dưa lưới đạt độ thuần hơn 90% về một số tính trạng chính như dạng quả, mật độ lưới, khối lượng quả, độ giòn, độ ngọt. Ðã lai tạo năm tổ hợp dưa lưới lai F1 có triển vọng, trong đó nổi bật tổ hợp lai BC231 có năng suất tương đương đối chứng (đạt từ 30 - 35 tấn/ha) và vượt trội về khả năng kháng bệnh do virus, bệnh phấn trắng, chết dây, nhờ đó cây giữ được bộ lá khỏe, cây sinh trưởng ổn định đến cuối vụ...

"Các kết quả nghiên cứu này được ứng dụng cao, rộng rãi trong thực tiễn, giúp nông dân nâng cao thu nhập bình quân từ 1,5 - 2 lần so với canh tác truyền thống" - bà Quỳnh nhận định.

Tiến sĩ Graham Brookes, Viện PG Economic dẫn chứng các số liệu trong nghiên cứu gần nhất, phát hành năm 2020: Tính đến năm 2018, tổng thu nhập gia tăng dành cho nông dân canh tác cây trồng CNSH là 19 tỷ USD. Theo đó, với mỗi USD chi phí đầu tư thêm cho hạt giống CNSH, lợi nhuận thu được thêm là 4,42 USD. Bên cạnh đó, chỉ tính riêng năm 2018, cây trồng CNSH cũng giúp hạn chế tổng lượng CO2 thải ra môi trường khoảng 23 tỷ kg, tương đương với việc loại bỏ 15,3 triệu xe ô tô lưu thông trên đường trong một năm.

"Nông dân, đặc biệt là những nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ tại các nước đang phát triển, thu được lợi ích rõ ràng hơn từ cây trồng CNSH, không chỉ từ việc năng suất cây trồng tăng từ 10 tới 16,5% tùy loại cây trồng, lợi nhuận tăng trung bình khoảng 103 USD/ha mà còn giúp giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, từ đó giảm bớt các tác động tiêu cực lên môi trường khoảng 19%" - tiến sĩ Graham cho hay.

Để công nghệ sinh học tạo "bứt phá" theo đúng kỳ vọng

Khẳng định sự bứt phá của CNSH với những phát minh từ công nghệ di truyền, công nghệ gene, công nghệ vi sinh… đã giải quyết được rất nhiều vấn đề nông nghiệp như giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đưa ứng dụng CNSH còn khá chậm và diện tích không tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Để khắc phục hạn chế này, theo ông Trần Xuân Định, cần có sự chỉ đạo và chính sách minh bạch, có đầu tư trọng điểm của Nhà nước cho các đơn vị, doanh nghiệp đi tiên phong trong việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp.

"Cần đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNSH vào nông nghiệp, bởi CNSH là "chìa khoá" giúp phát triển bền vững nền nông nghiệp, để chủ động hơn trong nguồn cung thực phẩm và hỗ trợ các nông hộ nhỏ của Việt Nam gia tăng thu nhập, tạo sự cạnh tranh tốt hơn trong nông sản của mình” - ông Trần Xuân Định nói.

Cụ thể, tập trung triển khai các dự án, mô hình sản xuất nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhanh chóng mở rộng ứng dụng đồng bộ CNSH, như nuôi cấy mô tế bào, CNSH phân tử, sử dụng chế phẩm sinh học, giá thể sinh học..., hay công nghệ sản xuất hiện đại như nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới, bón phân tự động, bán tự động...

Các sở, ngành cũng nên xem xét đề xuất hỗ trợ phát triển các mô hình ứng dụng ở quy mô công nghiệp các công nghệ, thiết bị hiện đại trong sơ chế, bảo quản, chế biến rau, hoa, quả, chè…

Đẩy mạnh ứng dụng CNSH phân tử trong quản lý, phát triển các giống cây trồng đặc sản, cây bản địa của địa phương (cây ăn quả, hoa) để làm cơ sở cho việc bảo tồn quỹ gene quý hiếm, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu.

Cùng với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những giải pháp quan trọng. Thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp tiếp cận, nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới trong phát triển công nghiệp sinh học lĩnh vực nông nghiệp...

Ðồng thời, tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các kỹ thuật CNSH tiên tiến, tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, xử lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra một nền sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, chất lượng, hiệu quả, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
3 giờ
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Xem thêm