Chủ nhật, 24/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TS Nguyễn Trí Hiếu: Chính sách tài khoá cần bước ra khỏi 'vùng an toàn' để hỗ trợ cho doanh nghiệp

Hồng Gấm
- 08:00, 21/10/2021

(DNTO) - Tác động dây chuyền khi khu vực doanh nghiệp suy kiệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới "sức khỏe" ngành ngân hàng, bởi nợ xấu dự báo sẽ tăng lên, cùng với việc phải giảm lãi suất hỗ trợ theo định hướng của NHNN... Mặc dù vậy, vẫn có thể thấy những điểm sáng lạc quan trong "bức tranh" ngân hàng những tháng cuối năm 2021.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng. Ảnh: NVCC.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng. Ảnh: NVCC.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ngân hàng đã luôn đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên dưới tác động nghiêm trọng của đợt dịch lần thứ 4, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, tình hình giao thương khó khăn, chuỗi sản xuất đứt gãy, dòng tiền của doanh nghiệp vì thế cũng bị gián đoạn, khó trở lại để trả nợ ngân hàng...

Thêm vào đó, theo lộ trình trích lập dự phòng rủi ro, từ nay đến cuối năm, các ngân hàng còn phải trích tối thiểu 30% đối với khoản nợ đã cơ cấu, tương đương 60.000 tỷ đồng. Như vậy, tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận ngân hàng...

Thời gian tới, bức tranh ngành ngân hàng sẽ được "vẽ" bằng gam màu nào, và rủi ro nào đang trực chờ? TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng đã có cuộc trao đổi với Doanh Nhân Trẻ Online về vấn đề này.

PV: Hầu hết các tổ chức tín dụng đều kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan trở lại trong năm 2021 là 12-13%, khi doanh nghiệp quay trở lại nhịp kinh doanh. Ông đánh giá như thế nào về khả năng hoàn thành mục tiêu này? 

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Về định lượng, tôi nghĩ rằng mục tiêu này có thể đạt được, cho đến thời điểm này thì tăng trưởng tín dụng đã ở mức hơn 8% rồi. Hơn nữa, nhu cầu vốn của doanh nghiệp còn lớn và rất cần vốn trong thời điểm này. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp vẫn có khả năng vay, nhất là doanh nghiệp lớn, có uy tín lớn với ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần những "miếng đệm" cho rủi ro trong tương lai khi nợ xấu tại ngân hàng tăng cao. Chính vì vậy, lợi nhuận sẽ bổ sung cho vốn tự có của ngân hàng, giúp ngân hàng có nguồn dự phòng để đối phó với diễn biến xấu xảy ra.

Do đó, tỷ lệ tăng trưởng không phải là vấn đề lớn, mà đối tượng để nhận được vốn của ngân hàng là những thành phần nào mới là điều tôi lo ngại. Bởi lúc này vấn đề ngân hàng quan tâm nhất chính là nợ xấu và lo lắng của họ là có lý do, khi số doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng khiến khả năng trả nợ của họ suy giảm, nhưng về định tính thì đây là vấn đề lớn cho nền kinh tế khi các ngân hàng sẽ "co mình" lại để tự vệ chứ không còn mặn mà hỗ trợ cho doanh nghiệp. 

* Đối với vấn đề nợ xấu, ngành Ngân hàng đặt mục tiêu đưa tổng nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2021, ông có nghĩ đây là bài toán khó với ngành ngân hàng?

- Có thể thấy mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 3% là khá thách thức. Nếu nhìn vào tình hình nền kinh tế hiện nay và triển vọng không quá lạc quan trong giai đoạn tới, cũng như bài toán thiếu hụt lực lượng lao động tại các trung tâm kinh tế hậu giãn cách, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đi lên, số lượng doanh nghiệp phá sản ngày càng gia tăng, các khoản cho vay của ngân hàng cũng có thể tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực.

 
Nhìn vào mức chênh lệch lớn của dư nợ tái cơ cấu so với tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết, kết hợp với các quan điểm đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam cũng như dịch bệnh, đa phần các ngân hàng vẫn đặt kỳ vọng vào sự tích cực của diễn biến nợ xấu và động lực từ nguồn thu nhập có thể bù đắp cho độ trễ của nợ xấu.

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Trước triển vọng không mấy sáng sủa này, dễ hiểu vì sao mục tiêu từng bước phát triển thị trường nợ đi kèm theo sau mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 3%. Rõ ràng việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn tới không chỉ cần đến nguồn lực của toàn bộ nền kinh tế, mà còn cần thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài tham gia. Nhưng, xu hướng chính sách tiền tệ toàn cầu thắt chặt trở lại như đã nói, sẽ hạn chế dòng vốn quốc tế tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu trong nước.

Tuy nhiên, trong bức tranh nợ xấu vẫn có những gam màu tươi sáng, với Thông tư số 3 và thông tư 14 cho phép các ngân hàng không chuyển nhóm nợ, tiết kiệm được chi phí dự phòng rủi ro, điều này gúp cho tỷ lệ nợ xấu thấp hơn thực tế rất nhiều. 

Chênh lệch giữa dự phòng rủi ro thực tế và dự phòng rủi ro trên sổ sách sẽ có lộ trình 3 năm để các ngân hàng có thể trích lập dàn trải ra, điều này tốt cho lợi nhuận cũng như giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế của ngân hàng. Nên dù thách thức nhưng mục tiêu đưa nợ xấu của các ngân hàng trên sổ sách xuống dưới 3% tôi nghĩ có thể đạt được. 

Tuy nhiên tôi không đồng ý việc NHNN cho phép các ngân hàng không chuyển nhóm nợ, mà phải hạch toán các nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng với thực tế, để thể hiện cái thực chất của dư nợ toàn hệ thống. Bởi khi NHNN cho phép các ngân hàng không chuyển nhóm nợ cũng có nghĩa sẽ giúp cho chính các ngân hàng có thể tiết kiệm được dự phòng rủi ro và giảm chi phí hoạt động, nhưng lại làm "méo mó" bức tranh lợi nhuận của ngân hàng, vì trong năm nay các ngân hàng báo lãi rất mạnh trong khi cả nền kinh tế đang rất khó khăn. 

* Những thách thức đối với ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2021 vẫn rất lớn. Để tháo gỡ những rào cản này, ngành ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề gì?

- Có hai vấn đề lớn cho ngành ngân hàng. Thứ nhất là vấn đề nợ xấu, thứ hai là vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ, NHNN cần tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản hợp lý để ổn định thị trường, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Đồng thời, NHNN cũng cần kiểm soát quy mô tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, nâng cao chất lượng tín dụng… Mặt khác, NHNN cần bám sát diễn biến dịch bệnh để điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với tổ chức tín dụng, cũng như có các chỉ đạo sát sao đến các ngân hàng để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, đảm bảo hài hòa mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế…

Về phía các tổ chức tín dụng, việc tăng trưởng tín dụng giảm sút là cơ hội tốt để các ngân hàng điều chỉnh danh mục cho vay, tiến tới giảm tỷ trọng tín dụng, tăng các tài sản phi tín dụng, mặc dù đây là điều không hề dễ dàng vì tín dụng luôn được coi là tài sản cơ bản nhất của kinh doanh ngân hàng, nhưng nó cũng mang lại nhiều tổn thất nhất nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó, giảm tỷ trọng tín dụng, từ đó tăng thu từ những hoạt động phi tín dụng nên là mục tiêu được ưu tiên của ngân hàng. 

Cùng với đó, để giảm thiểu nợ xấu, các ngân hàng cần kiên trì tuân thủ các chỉ đạo của NHNN trong việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Vừa qua, NHNN đã dùng hạn mức tín dụng như một điều kiện để các ngân hàng thương mại thực hiện theo định hướng chung của ngành. Với quy mô tín dụng toàn nền kinh tế hiện trên 10 triệu tỷ đồng, nếu các ngân hàng chỉ cần giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay, doanh nghiệp sẽ có thêm hàng chục ngàn tỷ đồng để vượt qua khó khăn do đại dịch… Chính vì vậy, việc NHNN đẩy mạnh hơn nữa nới room tín dụng là hoàn toàn hợp lý để tạo thêm dư địa cho ngân hàng cấp vốn cho doanh nghiệp.

Điều cần làm nữa là sớm ban hành kế hoạch xử lý nợ xấu, không cho phép gánh nặng nợ xấu kéo dài trong hệ thống ngân hàng, vì nó có thể hạn chế vai trò hỗ trợ tăng trưởng bao trùm của hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, cũng cần có cơ chế rõ ràng để xử lý những ngân hàng yếu kém và đang gặp khó khăn; đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn các ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II.

* Đến nay dư địa hỗ trợ doanh nghiệp của tổ chức tín dụng gần như cạn kiệt, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của chính sách tài khóa để khơi thông dòng chảy tín dụng. Theo ông, chính sách tài khoá nào sẽ thực sự là "trụ cột" với ngành ngân hàng?

Càng khó khăn và dịch bệnh, doanh nghiệp càng cần vay vốn để phục vụ sản xuất cũng như thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Ảnh: TL.

Càng khó khăn và dịch bệnh, doanh nghiệp càng cần vay vốn để phục vụ sản xuất cũng như thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Ảnh: TL.

- Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, chính sách hỗ trợ tài khóa mới chỉ ở mức giãn, hoãn thuế, cho vay trả lương người lao động mất việc... và chưa có hỗ trợ trực tiếp. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ doanh nghiệp hết khả năng, nếu có thêm thì cũng chỉ xoay quanh việc giảm phí, giảm lãi, cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ... trong bối cảnh áp lực nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tăng cao, lợi nhuận sụt giảm đáng kể.

 

Một thách thức đặt ra là chính sách đánh phủ đầu bằng cách giảm mạnh lãi suất, hoặc thực hiện các công cụ bảo lãnh của Chính phủ cho doanh nghiệp hay tăng trần nợ công có tạo ra quá nhiều rủi ro?

Chúng ta hoàn toàn chia sẻ lo ngại rủi ro tài chính công, về tính bền vững của nợ công và nới lỏng tiền tệ. Nhưng cũng nên sớm kịp nhận ra rằng, nếu đại dịch không được kiểm soát, mọi hậu quả của chúng sẽ tạo ra rủi ro, thậm chí còn lớn hơn đối với sự thịnh vượng lâu dài của nền kinh tế và tính bền vững tài khóa, tiền tệ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Vì vậy, chính sách tài khoá cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa. Chính phủ xem xét ban hành nghị định cho khoanh nợ một số đối tượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch trong thời gian tối thiểu 1 năm. Nếu được khoanh nợ, doanh nghiệp có cơ hội phục hồi sản xuất nhanh hơn và các tổ chức tín dụng yên tâm khi cho vay mới nếu dự án mang tính khả thi. 

Đồng thời, chỉ đạo ngân hàng thành lập một "Tổ hợp tín dụng". Tất cả các ngân hàng đều phải tham dự vào tổ hợp này, với tỷ lệ tham gia tương đương 3% -3,5%/tổng dư nợ của mỗi ngân hàng để hỗ trợ vốn cho các DN, nhất là DN vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò Quỹ Bảo lãnh doanh nghiệp. Chính phủ có thể cân nhắc đến việc phát hành trái phiếu hoặc vay Ngân hàng trung ương như các nước đang làm để có nguồn lực hỗ trợ DN, tăng vốn điều lệ cho các TCTD Nhà nước, thông qua các biện pháp đặc biệt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để nâng cao năng lực tài chính cho các tổ chức này.

Song hơn hết, công cụ tài chính “chuyển nhượng và thoả thuận mua lại tài sản” có thể là giải pháp khả thi để giải quyết bế tắc. Theo đó, các doanh nghiệp nào mất thanh khoản hoặc có nguy cơ vỡ nợ sẽ được chuyển nhượng tài sản cho ngân hàng quản lý, sau đó doanh nghiệp được quyền thoả thuận mua lại trong khoảng thời gian nhất định với mức giá 2 bên chấp nhận. Chính phủ, thông qua NHNN, sẽ hỗ trợ nguồn tài chính cho các tổ chức tín dụng bằng với mức giá thoả thuận đã được xác định trước giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

Giả dụ tình huống xấu nhất, một vài doanh nghiệp phá sản, sau này khi nền kinh tế phục hồi, hệ thống ngân hàng vẫn còn "của để dành" là tài sản thế chấp có giá trị và  không ảnh hưởng nhiều đến nợ xấu. Có thể có một số thiệt hại nào đó, nhưng đó chính là chiến lược chi phí thấp để giải cứu và phục hồi nền kinh tế, vấn đề ở chỗ các cơ quan quản lý tài khoá và tiền tệ có dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình hay không.

* Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong giai đoạn cuối năm với nhiều biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu dài hơi, bền bỉ nếu muốn người tiêu dùng quốc tế nhớ đến mình.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Là một trong những hoạt động thường niên của Hội DNT Việt Nam, chương trình tập huấn công tác Hội DNT toàn quốc 2024 được tổ chức tại thành phố Pleiku (Gia Lai) trong 2 ngày (15-16/11) đã đem lại những thông tin thiết thực, bổ ích, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn phòng Hội.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế. Người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh (SFS Vietnam 2024) diễn ra tại WTC EXPO Bình Dương từ ngày 27 - 30/11 với mục đích xúc tiến thương mại và góp phần vào công cuộc phát triển ngành gỗ Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Đã có những lúc, tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Tôi từng có ý định mua vé máy bay để về trước”, chị Lương Thị Hương, một trong hai thành viên nữ của đoàn xe điện VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng chia sẻ. Nhưng cuối cùng, tất cả đều hoàn thành hành trình hơn 10.000 km và chứng minh xe điện Việt có thể đi bất cứ đâu.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/11, Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA HCM) đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân và Sự kiện cưới. Đây là câu lạc bộ thứ 11 trực thuộc YBA HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chọn ngân hàng để mở tài khoản được ví như chọn “người bạn đồng hành” cùng các hoạt động tài chính, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hối hả từng ngày để chuẩn bị cho dịp khai trương, Trung tâm Thương mại Satra Võ Văn Kiệt (Q.6) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Với mô hình one-stop shopping, nơi đây hứa hẹn mang đến trải nghiệm mua sắm và giải trí hoàn hảo, đồng thời gia tăng tiện ích cho mọi khách hàng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 10/11, 568 em học sinh tại huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre vui mừng được đón nhận học bổng từ Tập đoàn TTC.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm