Thứ tư, 26/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cuối năm 2021, khả năng tăng trưởng NIM các ngân hàng sẽ chậm lại

Vân Trà
- 08:00, 19/09/2021

(DNTO) - Trong Báo cáo ngành ngân hàng do VNDIRECT vừa phát hành cho thấy, hầu hết các ngân hàng niêm yết đều ghi nhận biên lãi suất (NIM) mở rộng trong 6 tháng đầu năm 2021, do chi phí vốn giảm sâu hơn mức giảm của tỷ suất sinh lời của tài sản, và nhiều khả năng sẽ chậm lại trong cuối năm.

Lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2021 ngành ngân hàng tăng trưởng ấn tượng. Ảnh: T.L

Lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2021 ngành ngân hàng tăng trưởng ấn tượng. Ảnh: T.L

Theo ước tính của VNDIRECT, tỷ suất sinh lời của tài sản trung bình giảm nhẹ 43 điểm cơ bản so với cùng kỳ, giảm nhẹ hơn so với đà giảm 120 điểm cơ bản của của chi phí vốn. TCB, ACB và BID ghi nhận mức cải thiện NIM lớn nhất trong khi chỉ có HDB và STB ghi nhận giảm NIM trong 6 tháng đầu năm 2021.

Về chi phí vốn, lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm kể từ năm 2020 và đã giảm khoảng 10-50 điểm cơ bản ở các kỳ hạn so với đầu năm 2021. Lãi suất huy động giảm là do thanh khoản dồi dào trong khi cầu tín dụng vẫn chưa phục hồi mạnh. Do đó, tất cả các ngân hàng đều được hưởng chi phí vốn (COF) giảm trong 6 tháng đầu năm 2021.

Về tỷ suất sinh lời của tài sản, VNDIRECT nhận thấy có riêng TCB, MBB và LPB ghi nhận lợi suất tài sản tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ tăng cường cho vay (điều này thể hiện qua tỷ lệ cho vay/tiền gửi LDR cuối quý 2/2021 cao hơn cuối năm 2020), cũng như các ngân hàng này gia tăng tỷ trọng cho vay đối với mảng bán lẻ. Bên cạnh đó VCB, VIB và ACB cũng ghi nhận mức giảm lợi suất tài sản ít hơn các ngân hàng khác nhờ tỷ trọng cho vay bán lẻ cao.

VNDIRECT cho rằng việc cải thiện NIM sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2021 do các ngân hàng thương mại (NHTM) được yêu cầu hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng/doanh nghiệp trong đại dịch.

Cụ thể, các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước như VCB và CTG đã giảm lãi suất cho vay lên tới 1 điểm %, trong khi BID giảm lãi suất cho vay lên tới 1,5 điểm % cho tất cả khách hàng trong nửa cuối năm; VCB, sau đó, tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên tới 0,5 điểm % đối với các khoản vay hiện hữu của khách hàng tại TP.HCM, Bình Dương và 17 tỉnh phía Nam khác đang thực hiện Chỉ thị 16; tổng gói hỗ trợ lãi suất của 3 ngân hàng ước tính gần 11.000 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2021. Trong nhóm các NHTM tư nhân, TCB, VPB, MBB và ACB giảm lãi suất cho vay lên đến 1,5 điểm % đối với các khoản vay hiện tại và khoản vay mới để hỗ trợ khách hàng trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, xu hướng cải thiện NIM sẽ không đồng đều giữa các ngân hàng, do mức độ biến động của mỗi ngân hàng đối với cạnh tranh trong huy động tiền gửi và nhu cầu huy động vốn rất khác nhau. Do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh vẫn kéo dài, VNDIRECT kỳ vọng Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt hiện hành cho đến năm 2022. Nhờ vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chi phí vốn thấp.

Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh tiền gửi không gay gắt lắm và thanh khoản dồi dào như hiện nay, VNDIRECT ưa thích các ngân hàng có khả năng mở rộng cho vay cá nhân vì sẽ được hưởng lợi suất tài sản tốt hơn.

Lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2021 ngành Ngân hàng tăng trưởng ấn tượng

Hầu hết các ngân hàng ghi nhận NIM cải thiện 6 tháng đầu năm 2021. Nguồn: VNDIRECT.

Hầu hết các ngân hàng ghi nhận NIM cải thiện 6 tháng đầu năm 2021. Nguồn: VNDIRECT.

Từ số liệu kết quả kinh doanh của 17 ngân hàng niêm yết, tổng thu nhập lãi thuần tăng 46,1% so với cùng kỳ trong quý 2/2021 từ nền tăng trưởng thấp của quý 2/2020, được hỗ trợ bởi tín dụng tăng 18,4% so với cùng kỳ và NIM bình quân tăng 109 điểm cơ bản. Thu nhập ngoài lãi tăng 36,4% so với cùng kỳ nhờ thu nhập phí thuần tăng 53% so với cùng kỳ.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) bình quân giảm xuống 34,8% trong quý 2/2021 từ 36,1% trong quý 2/2020. Trong khi đó, tổng chi phí dự phòng tăng 89,5% so với cùng kỳ, chiếm 42,7% lợi nhuận hoạt động trước dự phòng. Do vậy, tổng lợi nhuận ròng của các ngân hàng niêm yết tăng 36,2% so với cùng kỳ trong Quý 2/2021, thấp hơn mức 77,3% của quý 1/2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận ròng của 17 ngân hàng niêm yết (có tổng dư nợ vay chiếm 66% tín dụng toàn ngành) tăng 55,5% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận ròng của 3 ngân hàng niêm yết có vốn Nhà nước là VCB, CTG và BID tăng 42,5% so với cùng kỳ.

Chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) bình quân tại cuối quý 2/2021 của 17 ngân hàng niêm yết tiếp tục đà giảm xuống mức 1,49% so với mức 1,54% tại cuối 2020 và mức 1,81% tại thời điểm cuối quý 2/2020. Trung bình nợ nhóm 5 của các ngân hàng giảm nhẹ xuống mức 0,78% tại cuối quý 2/2021 từ mức 0,85% tại cuối 2020.

Các ngân hàng ghi nhận chất lượng tài sản tốt nhất cuối quý 2/2021 với tỷ lệ nợ xấu thấp nhất gồm có: TCB (0,4%), VCB (0,7%), ACB (0,7%) và MBB (0,8%). Đáng chú ý, TCB đã tích cực xóa nợ trong 6 tháng đầu năm 2021, giúp tỷ lệ NPL của ngân hàng này đạt mức thấp nhất từ trước đến nay là 0,4%.

Theo công bố, tổng nợ tái cơ cấu của 3 ngân hàng có vốn Nhà nước (VCB, CTG, BID) và 6 ngân hàng niêm yết tư nhân (TCB, MBB, ACB, HDB, VIB, TPB) giảm xuống mức 41.170 tỷ đồng tại cuối quý 2/2021 (chiếm khoảng 0,4-4,5% tổng dư nợ của các ngân hàng) từ mức 77.725 tỷ đồng tại cuối 2020.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) bình quân tại cuối quý 2/2021 của 17 ngân hàng niêm yết tiếp tục đà giảm. Nguồn: VNDIRECT.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) bình quân tại cuối quý 2/2021 của 17 ngân hàng niêm yết tiếp tục đà giảm. Nguồn: VNDIRECT.

VNDIRECT quan sát thấy hầu hết các ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm 2021 để chuẩn bị cho khả năng nợ xấu mới tăng cao do các doanh nghiệp chịu tác động mạnh từ đợt bùng phát đang diễn ra. Do đó, chi phí tín dụng trung bình tăng 20 điểm cơ bản so với cùng kỳ (hoặc 9 điểm cơ bản so với mức trung bình năm 2020) lên 1,5%.

Các ngân hàng dẫn đầu trong việc trích lập dự phòng thể hiện qua tỷ lệ trích lập dự phòng/lợi nhuận trước dự phòng 6 tháng đầu năm 2021 cao, gồm có BID (65,5%), VPB (48,9%), EIB (44,3%). Tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) trung bình được cải thiện lên 123,2% vào cuối quý 2/2021 từ mức 108,8% vào cuối 2020 hoặc 80,8% tại cuối quý 2/2020.

Các ngân hàng có tỷ lệ LLR cao nhất thời điểm cuối quý 2/2021 là VCB (351,8%), TCB (258,9%), MBB (236,5%) và ACB (207,7%).

Ngày 7/9/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 14 cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với dư nợ phát sinh sau thời gian quy định theo Thông tư 03 và Thông tư 01. Những điểm điều chỉnh và bổ sung của Thông tư 14 đối với thời gian phát sinh dư nợ bao gồm: Dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính (quy định cũ là 10/6/2020); Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (quy định cũ là kéo dài đến 31/12/2021); Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021.

VNDIRECT tin rằng chính sách mới này sẽ giúp giảm áp lực trích lập dự phòng cho các ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Do lo ngại về khả năng gia tăng nợ xấu trong một vài quý tới, VNDIRECT ưa thích các ngân hàng có chất lượng tài sản vững chắc và nguồn dự phòng dồi dào. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi nhóm ngành ngân hàng giữ xu hướng tăng thì TPB lại lộn ngược dòng rơi mạnh, thậm chí có tình trạng bán tháo khi có tới 80 triệu cổ phiếu được trao tay trong phiên.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường trong nước và thị trường thế giới không đồng pha với nhau. Nếu FED chưa giảm lãi suất thì điều này cũng khó gây tác động đến thị trường chứng khoán.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị giá HSG giảm gần 3%, đưa vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoa Sen giảm hơn 450 tỷ đồng, trước các thông điệp cẩn trọng từ Chủ tịch Lê Phước Vũ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cuộc chiến thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, thế nhưng các nhà đầu tư đã tìm thấy một nơi trú ẩn mới không thể ngờ tới: cổ phiếu Trung Quốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bamboo Capital vừa thông tin, ông Kou Kok Yiow (Chris), Chủ tịch HĐQT đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nếu so với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần vừa qua, mức giá mục tiêu được KBSV đưa ra cao hơn 15,6% với 151.900 đồng/cổ phiếu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, thay vì củng cố niềm tin, các biện pháp này lại gây ra sự bất ổn lớn cho các nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự lao dốc của các thị trường chứng khoán đã không thể gây tác động đến thị trường trong nước. Dù phải trải qua một phiên căng thẳng giằng co, VN-Index vẫn vững vàng tăng điểm, ngược chiều với đà giảm của nhiều thị trường trên thế giới.
2 tuần
Xem thêm