Trang trại san hô của David E. Vaughan
(DNTO) - Cắt san hô thành những mảnh nhỏ và nuôi chúng trong điều kiện tối ưu để tạo ra nhiều loài san hô phát triển nhanh, có khả năng phục hồi, đó là quy trình sản xuất tại các trang trại của tiến sĩ David E. Vaughan nhằm duy trì và bảo tồn thứ tài nguyên biển đặc biệt của địa cầu.
Tiến sĩ David E. Vaughan được ghi nhận là nhà môi trường học đã khám phá ra kỹ thuật phân mảnh vi mô, một quá trình cắt san hô thành những mảnh nhỏ và nuôi cấy chúng trong điều kiện tối ưu để tạo ra nhiều loài san hô phát triển nhanh, giúp phục hồi các rạn san hô bị hủy hoại.
Sử dụng công nghệ này đi kèm thủ thuật gọi là tái tạo da san hô, ông nhận định san hô có khả năng hồi sinh trong vòng chỉ từ hai đến 5 năm so với 25 năm hoặc lâu hơn trong tự nhiên.
Với sự hỗ trợ từ Chương trình Coral Restoration Units, Công ty Coral Vita của Vaughan và tổ chức Plant a Million Coral - được thành lập vào năm 2019, có trụ sở tại Summerland Key, Florida - đã trồng được 100.000 cụm san hô mới. Quy trình này có thể được sử dụng thay cho các vườn ươm trên đất liền vốn cần quy mô lớn và đắt tiền, đồng thời chúng dễ dàng vận chuyển, tùy chỉnh cũng như cung cấp năng lượng để ươm, cấy.
Ba tổ máy đầu tiên, hầu hết dùng năng lượng mặt trời, đã được tài trợ và triển khai phát triển ở vụng biển Caribe, có thể sản xuất lên đến 10.000 san hô mỗi năm.
Trong Ngày Đại dương Thế giới vừa được tổ chức vào đầu tháng Sáu vừa qua, tiến sĩ Vaughan đã lưu ý cho cộng đồng một nghịch lý: Đại dương bao phủ 70% bề mặt hành tinh Xanh, nhưng hiện môi trường sống của biển cả bao gồm các rạn san hô đang bị mất đi. Tác hại này đến từ biến đổi khí hậu toàn cầu do nhiệt độ tăng cao gây ra hiện tượng dư thừa carbon dioxide, làm cho các đại dương có tính axit hơn khiến san hô bị tẩy trắng chết dần mòn ở mức báo động.
Tổn thất ấy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khoảng 500 triệu người sống dựa vào các rạn san hô để kiếm thức ăn và sinh kế. Chỉ riêng các rạn san hô ở Florida đã trị giá 5 tỷ đô la mỗi năm. Những rạn san hô khác như Great Barrier ở Caribê và Úc cũng có giá trị tương đương.
Tiến sĩ Vaughan tin tưởng công nghệ của Coral Vita mang lại nhiều hy vọng. Bởi, bên cạnh kỹ thuật phân mảnh vi mô, quy trình tái tạo da san hô – tựa da dầu được đặt gần nhưng không liền kề sẽ cùng nhau phát triển để bao phủ hoàn toàn khu vực đã định - có thể được sử dụng để phục hồi các loại san hô như Elkhorn và Sterehorn, là những chủng loại đầu tiên từ năm 2006 đã được bổ sung vào danh sách các loài san hô có nguy cơ tuyệt chủng.
Năm ngoái, san hô được Vaughan trồng trên cánh đồng từ năm 2015 đã sinh sản tự nhiên trên rạn san hô và trưởng thành rất nhanh về mặt sinh dục hơn so với yêu cầu phải mất 25 năm tuổi ở san hô mọc tự nhiên.
Tất cả những thành quả này đã được vị tiến sĩ đúc kết trong cuốn sách mới xuất bản của mình mang tên “Active Coral Restoration: Techniques for a Changing Planet.” (Chủ động phục hồi san hô: Công nghệ thay đổi hành tinh Xanh). Tài liệu nêu bật các kỹ thuật phục hồi san hô đồng thời cũng bao gồm các nghiên cứu điển hình về những chương trình đã thành công trên khắp thế giới.