Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thương mại điện tử: Quản lý chặt hay 'mở' cho phát triển?

Thu Trang
- 08:40, 19/07/2021

(DNTO) - Đòi hỏi quản lý tránh thất thu lại vừa phải tạo thuận lợi thúc đẩy thương mại điện tử đang là bài toán không dễ giải.

Nhiều chủ shop online cho biết thương mại điện tử giúp họ tăng trưởng doanh thu, kiếm thêm thu nhập trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: Shopee.

Nhiều chủ shop online cho biết thương mại điện tử giúp họ tăng trưởng doanh thu, kiếm thêm thu nhập trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: Shopee.

Bên cạnh tiềm năng lớn, thương mại điện tử (TMĐT) cũng đã và đang cho thấy nhiều bất cập như quảng cáo và mua-bán công khai hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng; hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí là hàng “cấm”; tranh chấp thương mại ảo gia tăng... Nhiều quan điểm cho rằng, cần quan tâm, siết chặt giao thương ảo, không chỉ để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng mà còn tránh thất thu thuế, nhất là kinh doanh trên các kênh thịnh hành Facebook, Youtube… Thế nhưng, đòi hỏi vừa phải quản lý – hạn chế bất cập, tránh thất thu, lại vừa phải tạo thuận lợi thúc đẩy ngành kinh tế được coi là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số - là bài toán không dễ giải.

Gần 2 năm trở lại đây, dịch Covid-19 hoành hành kéo giảm tốc độ tăng trưởng nhiều ngành, nghề, lĩnh vực, trên quy mô toàn cầu, TMĐT vẫn tăng trưởng tốt nhờ những lợi ích thiết thực - đặc thù. TMĐT Việt Nam không những thuận xu hướng, mà còn tăng trưởng vượt bậc, nhờ Việt Nam kiểm soát dịch bệnh tốt hơn nhiều nước khác. Cụ thể, bởi lo ngại nhiễm và lây truyền dịch bệnh, đa phần người dân hạn chế ra ngoài, hạn chế mua-bán trực tiếp, nên toàn ngành kinh doanh trực tuyến cực thịnh khi đạt 11,8 tỷ USD trong bối cảnh toàn cầu suy thoái, hầu hết các ngành nghề khác biến động mạnh và tiêu cực.

Ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội TMĐT Việt Nam nhận định: “Trong 10 sàn giao dịch TMĐT lớn nhất Đông Nam Á hiện nay, Việt Nam hiện hữu ít nhất 5 sàn, như vậy có thể nói là TMĐT Việt Nam đang có lợi thế rất lớn trong khu vực, cùng tiềm năng phát triển vô cùng hứa hẹn”.

Tuy nhiên, cần khẳng định lại thực tế là càng nở rộ - thịnh hành, TMĐT càng bộc lộ những bất cập, tiêu cực… Việc siết chặt quản lý là yêu cầu thực tiễn. Quan trọng, “siết” thế nào, “siết” tới đâu trong bối cảnh hoạt động này vẫn được coi là mới mẻ-sơ khai-cần phổ cập? Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tê số, Bộ Công thương dẫn chứng cho thấy, đây là bài toán khó với cơ quan chức năng Việt Nam.

“Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, muốn phát triển TMĐT thì bán hàng trên Facebook cũng là một phương tiện tốt và nếu nó lành mạnh thì cần thúc đẩy. Chúng ta cũng cần nhìn nhận, việc thu thuế có rất nhiều quan điểm, một số nước cam kết luôn là 5 - 10 năm không thu thuế đối với TMĐT vì họ cho rằng, đấy là nơi sẽ đem lại lợi cho toàn xã hội và việc thu thuế của TMĐT không cần thiết bởi lợi nhuận đem lại trong xã hội sẽ bù đắp vào số thuế sẽ thu”, ông Hải cho biết.

Đến thời điểm hiện tại, khi đa số người dân có những hiểu biết căn bản về giao thương trực tuyến, cùng những bất cập mới nảy sinh, cơ quan này đang thay đổi chủ trương, lên kế hoạch dần siết chặt hoạt động này. Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cũng nêu rõ, không phủ nhận thời kỳ các hộ gia đình, các hộ cá thể có thể mở gian hàng-bán hàng trên mạng xã hội và tăng trưởng được – đấy là lộ trình phát triển tất yếu.

“Nhưng đến giai đoạn cần phát triển hơn nữa, cần mở rộng khách hàng, DN cần đến những hệ thống phân phối trực tuyến lớn, đó là các sàn TMĐT để có thể làm 1 cách chuyên nghiệp, bài bản”, bà Huyền lưu ý.

“Bài bản và chuyên nghiệp hơn” có nghĩa là thay vì để hoạt động mua bán livestream tràn lan trên các nền tảng thịnh hành Facebook, Tiktok, Youtube…cơ quan chức năng đã-đang và sẽ hướng người bán-người mua chuyển sang mua-bán trên các sàn TMĐT. Đây là những DN cung cấp nền tảng hỗ trợ giao dịch online – có đăng ký thuế rõ ràng, hoạt động được định hướng bởi những văn bản pháp luật như Nghị định 52 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định 98 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện, gần đây nhất là Quyết định 645 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025”, cùng hệ thống pháp luật chung khác. Trong dư luận, nhiều quan điểm đồng thuận chủ trương “siết chặt” hoạt động này.

“TMĐT là kinh tế số cả thế giới họ làm, TMĐT rất tuyệt vời, cần cổ vũ nhưng cần tách biệt rõ khỏi việc cho kinh doanh và làm bậy. Việc sàn TMĐT ai cũng ủng hộ phát triển, càng như vậy càng phải tăng cường chống hàng gian, hàng giả”, ông Nguyễn Mạnh Hùng -  Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books nêu quan điểm.

Cần mở rộng khách hàng, doanh nghiệp cần đến những hệ thống phân phối trực tuyến lớn, đó là các sàn TMĐT để có thể làm 1 cách chuyên nghiệp, bài bản. Ảnh: T.L

Cần mở rộng khách hàng, doanh nghiệp cần đến những hệ thống phân phối trực tuyến lớn, đó là các sàn TMĐT để có thể làm 1 cách chuyên nghiệp, bài bản. Ảnh: T.L

Ở chiều ngược lại, những người trực tiếp hoạt động hoặc cho thuê nền tảng hoạt động mua-bán online chưa hoàn toàn đồng thuận các chủ trương từ cơ quan quản lý vì nhiều lý do. Việc quản lý phải thuận lợi thỏa đáng cho DN, vì xét đến cùng nếu không có những DN tiên phong, dám nghĩ, dám làm thì Việt Nam sẽ không có TMĐT.

Rõ ràng, ngoài vấn đề “niềm tin của người tiêu dùng”, hệ thống thanh toán điện tử chưa thuận lợi, hoạt động giao nhận hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu, nhân lực hiểu rõ và tham gia vận hành TMĐT còn thiếu, cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa đồng bộ… thì ngành đang thiếu một hệ thống pháp luật “soi chiếu” tình hình thực tiễn, tiên liệu khả năng phát triển ngành; cần có những văn bản hướng dẫn, thực thi cụ thể, thúc đẩy hoạt động này phát triển đúng tiềm năng, trước khi khẳng định được vị thế “tiên phong của nền kinh tế số” như tinh thần Nghị quyết 52, Nghị quyết 645.

Rõ ràng, khó khăn, thuận lợi song hành khi vừa muốn quản lý chặt, vừa muốn thúc đẩy thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng hiện đại và cơ quan chức năng từng thừa nhận “nguồn nhân lực và năng lực quản lý luôn có độ trễ so với sự phát triển của công nghệ và nhân lực công nghệ”.

Thêm một yếu tố nữa, ít được nhắc đến nhưng tác động không lường, đó là, nếu nội địa bị siết chặt, DN công nghệ, DN thương mại điện tử ngoại ồ ạt tràn vào,là mối lo cho thị trường trong nước. Khi đó, việc thất thu thuế thực sự đáng lo hơn./.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Mặc dù chịu tác động không nhỏ từ thuế suất mới của Hoa Kỳ, đây cũng là thời điểm để Việt Nam đẩy mạnh tái cấu trúc, tăng cường đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giá bán được điều chỉnh hợp lý, chi phí vận hành rẻ, sạc pin miễn phí kéo dài, bên cạnh chất lượng tốt đã được hàng trăm ngàn người dùng công nhận là những lý do giúp doanh số xe điện VinFast thời gian qua đang tăng trưởng mạnh theo cấp số nhân.
4 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chỉ còn 1 tuần nữa (11/4), sẽ chính thức diễn ra Giải vô địch đồng đội CLB Golf 1982 lần II/2025 (1982 Golf Club Team Challenge Championship 2025), trên sân golf Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
5 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Danh sách tỷ phú thế giới năm 2025 của Forbes đã phản ánh rõ những biến động kinh tế toàn cầu và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của Việt Nam.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá, với quỹ đạo phát triển hiện nay nhờ tư tưởng cải cách của Chính phủ và tinh thần khởi nghiệp của người dân, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Câu Lạc Bộ KOLs và KOCs Việt Nam (VKKC) trực thuộc Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA) vừa công bố quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Đan Thanh, Tổng giám đốc MVOT GROUP, vào vị trí Trưởng ban Chủ nhiệm. Sự kiện đánh dấu bước quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy hệ sinh thái KOLs/KOCs trong lĩnh vực quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sau gần một tháng ra mắt, dịch vụ taxi cao cấp Xanh SM Premium không chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng mà còn chứng minh một xu hướng mới: khách hàng không còn quá ưu ái các dịch vụ giá rẻ mà sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự kiến đến tháng 4/2025, menu mới của Yi He Tang Việt Nam sẽ được tinh chỉnh và bổ sung hàng loạt sản phẩm “Việt hóa” nguyên liệu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chủ trương đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, các chính sách chung và giải pháp, nguồn lực đầu tư của TP.HCM tạo nền tảng, không gian để phát huy tiềm lực thành phần kinh tế này. TP.HCM đứng trước sứ mệnh trở thành trung tâm của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị Số 1 TP.HCM (HURC1) "bắt tay" ký kết hợp tác chiến lược giai đoạn 2025- 2028 vào hôm nay, ngày 27/3, tại TP.HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân đang ngày một lớn mạnh và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển. Nhiều doanh nghiệp tư nhân bày tỏ sẵn sàng tham gia các dự án lớn, các siêu dự án của đất nước. 
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo, thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 26/3, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction), đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Quân đội, ghi nhận thành tích của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Cầu Mương Rói tại xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi sẽ góp phần hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của bà con, đảm bảo an toàn giao thông và tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
1 tuần
Xem thêm