Thứ ba, 21/03/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

T.H
- 10:43, 03/01/2023

(DNTO) - Năm 2023, thực hiện Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2023 với phương châm: "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả".

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP.

Ngày 3/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2022, tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, khó khăn hơn so với dự báo.

Đại dịch Covid-19 và hậu quả còn diễn biến phức tạp; xung đột Nga - Ukraine kéo dài; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ; suy giảm tăng trưởng, nguy cơ suy thoái kinh tế; rủi ro tài chính, tiền tệ, bất động sản, mất an ninh năng lượng, lương thực… đang hiện hữu tại đa số các quốc gia trên thế giới.

Ở trong nước, hậu quả của dịch bệnh cần thời gian để khắc phục; tác động của nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài tạo sức ép lớn đối với điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là về lạm phát, tỉ giá, lãi suất; giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh, chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao; nhiều thị trường lớn, truyền thống của ta suy giảm (như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…).

Bên cạnh đó, khi khó khăn, những bất cập, yếu điểm bên trong của nền kinh tế lại bộc lộ rõ nét hơn như tín dụng ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Mặt khác, các loại dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại.

Thủ tướng cho biết: Năm 2022 nền kinh tế chịu tác động tiêu cực kép cả từ bên ngoài và bên trong đến cùng một thời điểm. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế-xã hội đất nước phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; đạt được mục tiêu tổng quát; đạt và vượt 13 chỉ tiêu, xấp xỉ đạt 1 chỉ tiêu và chưa đạt 1 chỉ tiêu trong số 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu do Trung ương, Quốc hội giao; có nhiều điểm sáng đáng mừng về quy mô GDP, thu nhập bình quân đầu người, kim ngạch xuất, nhập khẩu; xuất khẩu nông sản; thu NSNN; vốn FDI thực hiện; số doanh nghiệp thành lập mới…

Thủ tướng nêu rõ, năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Những khó khăn, thách thức, yếu tố bất lợi kép từ bên ngoài và bên trong cùng những vấn đề mới phát sinh khó lường, chưa dự báo được tiếp tục tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng của đất nước ta.

 Thực hiện Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 với phương châm: "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả". Tinh thần đã nói là làm; đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả, sản phẩm lượng hoá được cụ thể, rõ ràng, cân đong, đo, đếm được. Tranh thủ thời cơ, vận hội, "biến nguy thành cơ"; vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao; vừa giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập, tồn đọng kéo dài; vừa kịp thời ứng phó những vấn đề mới phát sinh, đồng thời tạo nền tảng mang tính căn cơ, lâu dài cho phát triển bền vững.

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Sau gần 4 năm giữ ổn định, giá điện dự báo sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2023. Tuy nhiên, giá bán lẻ điện tăng bao nhiêu để cân bằng lợi ích giữa các bên dường như vẫn đang là bài toán khó. Quan điểm của Chính phủ là cần ngồi lại, đàm phán trên tinh thần không ai bị thiệt thòi.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
"Phát triển hôm nay nhưng phải nghĩ đến tương lai con cháu sau này; phát triển mang lại thu nhập cho người dân nhưng phải bảo đảm sức khoẻ cho người dân", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói với cộng đồng doanh nghiệp xung quanh vấn đề phát triển bền vững.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo các doanh nghiệp, những rườm rà trong việc cấp phép lao động nước ngoài đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, việc chậm trễ khi cấp phép cho các cơ sở bán lẻ của các cơ quan thuộc Bộ Công thương đã gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Hàn Quốc rút khiếu nại WTO khi Nhật Bản bãi bỏ việc ngăn cấm xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thiết bị công nghệ cao.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng chính sách visa, sự thiếu liền mạch, rời rạc của mô hình chuỗi giá trị du lịch…, đang là những điểm nghẽn kìm hãm sự phục hồi và phát triển của du lịch Việt Nam.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngân hàng thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023 có thể đạt 6,3%, thấp hơn mục tiêu của Quốc hội đưa ra là 6,5%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai động lực tăng trưởng chính của Việt Nam xuất khẩu và tiêu dùng trong nước có thể gặp nhiều thách thức. Vì vậy, theo chuyên gia cần tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn ở cả phía cung và phía cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hết tháng 2/2023, toàn hệ thống kho bạc nhà nước đã kiểm soát, thanh toán 213.879,9 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong kết quả nghiên cứu mới PwC vừa công bố cho thấy, những lao động nữ được trao quyền nhiều nhất đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông, đặc biệt là công nghệ, nơi phụ nữ thậm chí được trao quyền nhiều hơn một chút so với nam giới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Vương quốc Anh cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam trong việc ngăn chặn và đấu tranh với nạn di cư bất hợp pháp và tình trạng nô lệ hiện đại, đặc biệt trong việc tăng cường chia sẻ thông tin, truy tố những kẻ phạm tội và bảo vệ những người dễ bị tổn thương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 7/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi gặp mặt các đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Trung ương và trao giải thưởng Kovalevskaia nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều chỉ số của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm sụt giảm đã bộc lộ những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 2/3, tại Kỳ họp bất thường lần thứ tư, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Hoạt động sản xuất tại châu Á đã cho thấy dấu hiệu hồi phục, cùng với cuộc mở cửa trở lại của Trung Quốc. Nhưng làn gió mới này không đủ để vực dậy các cường quốc xuất khẩu như Đài Loan và Nhật Bản.
2 tuần