Thứ ba, 21/03/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Điểm nhấn vĩ mô 2022: Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thạch Hương
- 15:21, 31/12/2022

(DNTO) - Ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, đánh giá Việt Nam sẽ là nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Á - Thái Bình Dương với mức tăng trưởng 7,2% trong năm nay và 6,7% trong năm sau.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%.

Tăng trưởng GDP Việt Nam (Q1/20-Q4/22). Nguồn: TCTK, VNDIRECT RESEARCH

Tăng trưởng GDP Việt Nam (Q1/20-Q4/22). Nguồn: TCTK, VNDIRECT RESEARCH

Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38%.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Ngành dịch vụ dẫn đầu đà phục hồi với mức tăng trưởng ấn tượng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2022 ước đạt 1.514,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với quý trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 2021 giảm 6,7%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 chỉ đạt 82,5% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.

Tăng trưởng của từng phân ngành (% svck). Nguồn: TCTK, VNDIRECT RESEARCH

Tăng trưởng của từng phân ngành (% svck). Nguồn: TCTK, VNDIRECT RESEARCH

Vận tải hành khách quý IV/2022 ước đạt 874,8 triệu lượt khách vận chuyển, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 41 tỷ lượt khách.km, gấp 3 lần. Tính chung năm 2022, vận tải hành khách ước đạt 3.664,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 52,8% so với năm trước (năm 2021 giảm 32,7%) và luân chuyển đạt 171,8 tỷ lượt khách.km, tăng 78,3% (năm 2021 giảm 40,9%). 

Vận tải hàng hóa quý IV/2022 ước đạt 537,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 121,5 tỷ tấn.km, tăng 23,8%. Tính chung năm 2022, vận tải hàng hóa ước đạt 2.009,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 23,7% so với năm trước (năm 2021 giảm 8,4%) và luân chuyển 441,3 tỷ tấn.km, tăng 29,4% (năm 2021 tăng 0,5%).

­­­­Doanh thu hoạt động viễn thông quý IV/2022 ước đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 2,1%). Tính chung năm 2022, d­­oanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 333,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,6%).

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 đạt 707,1 nghìn lượt người, tăng 18,5% so với tháng trước và gấp 41,2 lần so với năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 3.661,2 nghìn lượt người, gấp 23,3 lần so với năm trước nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Việt Nam xuất siêu 9,6 tỷ USD trong 10T22. Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT RESEARCH

Việt Nam xuất siêu 9,6 tỷ USD trong 10T22. Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT RESEARCH

Tính đến thời điểm này xuất khẩu vẫn đang là động lực tăng trưởng. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý IV/2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 204,2% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 20% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước và giảm 10,9% so với quý trước.

Tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 145,2% so với năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm trước. Nhập siêu dịch vụ năm 2022 là 12,6 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 9 tỷ USD).

Về nhập khẩu hàng hóa. Tổng cục Thống kê cho biết kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với tháng trước và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 85,07 tỷ USD, giảm 5,8% so với quý III/2022 và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước,

Các mặt hàng dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong 10T22 (% so với cùng kỳ). Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT RESEARCH

Các mặt hàng dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong 10T22 (% so với cùng kỳ). Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT RESEARCH

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,55% so với tháng 12/2021. CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

Chỉ số giá vàng tháng 12/2022 tăng 0,45% so với tháng trước; tăng 4,16% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân năm 2022 tăng 5,74% so với năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2022 giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân năm 2022 tăng 2,09% so với năm trước...

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng WB - ông Andrea Coppola, kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được thúc đẩy bởi 4 yếu tố chính. Đầu tiên là động lực xuất khẩu, vốn đã rất mạnh trong quá khứ, đã cho thấy khả năng phục hồi ngay cả trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Động lực tăng trưởng thứ hai là nhu cầu trong nước. Tiêu dùng trong nước và doanh số bán lẻ là động lực tăng trưởng chính trong năm nay và vẫn sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.

Thứ ba là vai trò quan trọng đầu tư. 11 tháng năm nay, giải ngân vốn FDI đã tăng hơn 15% so với cùng kỳ.

"Cuối cùng, có một thực tế là đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam trong năm ngoái. Do đó, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ được ghi nhận trong năm nay cũng là kết quả của hiệu ứng xuất phát điểm thấp...", đại diện WB cho hay.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thị trường tiếp tục một phiên rớt sâu khi VN-Index mất hơn 22 điểm quay lại với mốc 1.023 điểm, trước nhiều tác động từ các yếu tố vĩ mô bên ngoài. Những biến động mạnh của thị trường chứng khoán đang đặt nhà đầu tư trước nhiều thử thách mới.
9 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích nhận định, tuần mới (20-24/3), thị trường trong nước sẽ khó bứt phá trong ngắn hạn, và chỉ số VN-Index nhiều khả năng vẫn giao dịch trong biên độ hẹp từ mức 1.030-1.070 điểm trong tuần mới.
18 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo Agriseco, nhóm ngành chứng khoán sẽ gặp áp lực giảm giá đến từ các thông tin kém tích cực của kết quả kinh doanh quý 1 năm nay. Việc giải ngân và bán với nhóm này nên được thực hiên trước khi kết thúc tháng 3, các chuyên gia khuyến nghị.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành xong Thông tư về bảo lãnh điện tử và đang phối hợp với các bộ ngành xử lý vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử cho hoạt động ngân hàng để thuận lợi cho việc cho vay trên môi trường điện tử mà các ngân hàng đang rất quan tâm", ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN, cho hay.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tín dụng bán lẻ đang là "miếng bánh" béo bở được tất cả nhà băng nhắm tới để cải thiện biên lãi ròng (NIM) và phân tán rủi ro. Để giành vị trí "ngôi vương", nhiều nhà băng không ngại mạnh tay chi cho công nghệ, khiến mặt trận bán lẻ ngày càng khốc liệt hơn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chi phí đầu vào của các nhà băng đang tăng lên nhưng đầu ra tín dụng lại yếu. Dù vậy, định giá cổ phiếu ngân hàng đang khá hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong dài hạn.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo ông Đinh Quang Hinh, Chuyên gia phân tích của VNDirect, kinh tế Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ (+/-0,2 điểm %) trong quý 1/2023, thấp hơn so với mức tăng trưởng 5,9% trong quý 4/2022.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù có những tác động tích cực từ Nghị định 08/2023/NĐ-CP, song đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng để lấy lại niềm tin cho thị trường vốn, cần có thêm những biện pháp căn cơ, trong đó, sửa Luật Chứng khoán, tăng chế tài xử phạt là "nút mở" quan trọng nhất.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Viện nghiên cứu Du lịch nước ngoài của Trung Quốc (COTRI), sau 3 năm đóng cửa do ảnh hưởng của Covid-19, nhu cầu đi du lịch của người dân Trung Quốc đang thay đổi khá nhiều.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo ông Nguyễn Minh Hoàng từ Chứng khoán Nhất Việt, giá cổ phiếu của nhóm bất động sản đã bị chiết khấu quá sâu. Trong môi trường lãi suất hạ nhiệt hiện nay, nhóm này khả năng sẽ bớt khó khăn hơn, tuy nhiên cần nhìn trong khung dài hạn.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đâu là giải pháp tín dụng mới giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hiệu quả là vấn đề được quan tâm và là nội dung chính của Hội thảo “Đổi mới tiếp cận tài chính toàn diện cho chuỗi cung ứng” do Công ty Validus Việt Nam và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp tổ chức ngày 16/3, tại TP.HCM.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc 11 ngân hàng thương mại bị "sờ gáy" về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, đây là động thái rất quan trọng, bởi không có gì đảm bảo việc các ngân hàng không "đổ vỡ" khi hiện nay, trái phiếu ngân hàng nắm giữ đang rất rủi ro.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán bật tăng mạnh mẽ hơn 22 điểm, trong đó dẫn đầu là nhóm chứng khoán với mức tăng trung bình hơn 7%, thành quả tích cực khi thị trường dồn dập đón nhận nhiều tin vui.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo TS. Nguyễn Xuân Hải, trong bối cảnh lạm phát các nước chưa được kiểm soát, khả năng ngân hàng trung ương các nước tiếp tục đà tăng lãi suất thì động thái hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước có thể lại là nguyên nhân gây thêm áp lực cho chỉ số giá tiêu dùng trong nước.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các nhận định của chuyên gia khu vực, khủng hoảng SVB (Sillicon Valey Bank - ngân hàng thương mại lớn thứ 16 của Mỹ rơi vào khủng hoảng thanh khoản ngày 10/3), hiện nay ít có tác động đến rủi ro hệ thống của các thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam.
5 ngày