Thứ tư, 12/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thế hệ robot dưới nước thám sát đáy biển sâu

Hải Ngư
- 12:00, 07/12/2021

(DNTO) - Trong nhiều thế kỷ con người đã khám phá núi non rừng rậm và sa mạc. Thế nhưng, dù bao phủ hơn 70% bề mặt địa cầu, đại dương vẫn bí ẩn đến nỗi mới chỉ có hơn 20% đáy biển đã được lập bản đồ. Thế là cuộc phát triển công nghệ robot thám sát dưới nước bắt đầu khởi động!

Trên thực tế, nhiều tinh tú ở rất xa còn đại dương lại thật gần, nhưng oái oăm là con người hiểu biết nhiều về bề mặt sao Hỏa hơn là về đáy biển. Điển hình là đến nay mới chỉ có hơn 20% thềm đáy thế giới nước mặn đã được lập bản đồ. Do đó việc phát triển công nghệ cung cấp năng lượng cho các robot khám phá đại dương là nhiệm vụ cấp thiết.

Những robot điện này đang làm nhiệm vụ lập bản đồ dưới đáy đại dương. Ảnh CNN

Những robot điện này đang làm nhiệm vụ lập bản đồ dưới đáy đại dương. Ảnh CNN

Nếu có được bức tranh đầy đủ về tầng sâu sóng nước này, con người sẽ có thể điều hướng giao thông đường biển an toàn hơn cho tàu thuyền, tạo ra các mô hình khí hậu một cách chính xác, dễ dàng đặt cáp viễn thông, xây dựng ổn định các trang trại gió ngoài khơi và bảo vệ tốt được các loài sinh vật biển. Tất cả những lợi ích ấy đều giúp phát triển một lĩnh vực được gọi là "nền kinh tế xanh", dự kiến đem lại 3 nghìn tỷ USD giá trị vào năm 2030.

Giờ đây, nhờ khoa học tiến bộ, các phương tiện robot dưới nước được trang bị cảm biến đang giúp thu thập dạng dữ liệu đáy biển nhanh và rẻ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhiều máy móc trong số này lại dựa vào pin vốn có tuổi thọ hạn chế, rồi chúng còn cần phải quay trở lại thuyền hoặc bờ để sạc lại, khiến tồn tại khó khăn khi giúp các nhà dư thủy địa lập bản đồ các vùng biển nằm xa hẳn bờ.

Để vượt qua thách thức của bài toán ấy, một công ty khởi nghiệp 5 năm tuổi có tên Seatrec đã được nhà hải dương học Yi Chao thành lập. Đang khi làm việc tại NASA, ông đã phát triển loại công nghệ cung cấp năng lượng cho các robot đại dương, bằng cách khai thác sự chênh lệch nhiệt độ xảy ra tự nhiên của nước biển.

Robot thu thập dữ liệu nổi do Seatrec sáng chế được cài đặt một mô-đun nguồn. Thiết bị sẽ lặn xuống độ sâu một km để kiểm tra hóa tính nước và hình dạng của đáy biển rồi sử dụng sóng siêu âm để tạo bản đồ khu vực xung quanh. Sau đó trạm nổi lên mặt nước để gửi qua vệ tinh về tổng trạm những gì nó đã phát hiện.

Dàn phao nổi của Seatrec sử dụng sự khác biệt về nhiệt độ nước biển để tự cung cấp năng lượng. Ảnh CNN

Dàn phao nổi của Seatrec sử dụng sự khác biệt về nhiệt độ nước biển để tự cung cấp năng lượng. Ảnh CNN

Còn về năng lượng để thiết bị vận hành? Khi phao di chuyển giữa các phần lạnh và ấm của đáy đại dương, vật chất bên trong mô-đun sẽ tùy nhiệt độ mà nóng chảy hoặc đông đặc lại gây ra áp suất, từ đó tạo ra nhiệt năng và cung cấp năng lượng cho máy phát điện của robot.

Theo ông Chao, công nghệ này vừa rẻ vừa xanh lại vừa kéo dài tuổi thọ gần như vô thời hạn. Một mô hình cơ bản thường có giá khoảng 20.000 USD cộng thêm 25.000 USD chi phí nữa cho hệ thống năng lượng của Seatrec được gắn thêm vào. Nghe số tiền có vẻ khá lớn, nhưng việc tiếp cận được với năng lượng tái tạo miễn phí và khả năng ở trong nước lâu hơn của thiết bị robot sẽ khiến việc thu thập dữ liệu rẻ hơn tới 5 lần tính theo mức sử dụng đường dài.

Hiện nay công ty khởi nghiệp Seatrec sản xuất chưa nhiều, chỉ chừng 100 bộ thiết bị mỗi năm, chủ yếu dành phục vụ cho các nhà nghiên cứu hàng hải. Tuy nhiên công nghệ này dễ dàng mở rộng, chẳng hạn mô-đun năng lượng của hãng cũng có thể được trang bị thêm vào các thiết bị bản đồ hiện có để triển khai phạm vi hoạt động của chúng.

Theo đánh giá của Jamie McMichael-Phillips, giám đốc dự án Nippon Foundation-GEBCO Seabed 2030, các kỹ thuật mới mở rộng được phạm vi tiếp cận của các thiết bị thu thập dữ liệu là rất quan trọng trong công tác lập bản đồ các vùng xa xôi của biển sâu. Bởi một trong những thách thức lớn mà lĩnh vực này phải đối mặt bao lâu nay là khó khăn về vật lý học.

Không giống như lập bản đồ bề mặt Trái đất, một tác vụ mà con người có thể sử dụng máy ảnh hoặc camera vệ tinh để khảo sát, còn trên biển, ánh sáng không thể xuyên qua tầng nước. Vì vậy, từ trước đến nay khoa học bị hạn chế khá nhiều trong việc sử dụng các hệ thống sonar dò đáy đại dương.

Được triển khai từ năm 2017, dự án Seabed 2030 đã nâng cao nhận thức của cộng đồng các chuyên gia về tầm quan trọng của đáy đại dương, đồng thời vạch ra cho giới nghiên cứu và các công ty trong ngành một mục tiêu rõ ràng để hướng tới. Đó là quyết tâm lập hoàn chỉnh bản đồ toàn bộ đáy biển vào cuối thập kỷ này.

Để phục vụ dự án vẽ bản đồ đáy biển, Bedrock Ocean Exploration sử dụng một tàu ngầm điện tự hành được trang bị sonar, camera và tia laser. Ảnh CNN

Để phục vụ dự án vẽ bản đồ đáy biển, Bedrock Ocean Exploration sử dụng một tàu ngầm điện tự hành được trang bị sonar, camera và tia laser. Ảnh CNN

Một số công ty, điển hình như XOCEAN, đang khảo sát đại dương từ bề mặt. Một công ty khởi nghiệp khác, Bedrock Ocean Exploration, cho biết, bằng cách sử dụng một tàu ngầm độc lập chạy năng lượng điện được trang bị sonar, camera và laser với dữ liệu được phân tích trên nền tảng đám mây riêng của Bedrock, họ có thể cung cấp các cuộc khảo sát khu vực đáy biển nhanh hơn gấp 10 lần so với các phương pháp truyền thống

Dẫu vậy, ngay cả khi ngày đang càng có nhiều công nghệ hỗ trợ giúp đẩy nhanh quá trình thăm dò đáy biển, việc hoàn thiện bản đồ khu vực thềm đại dương vẫn là một thách thức, xét về hậu cần và tài chính. Giám đốc Yi Chao ước tính, để khảo sát toàn bộ đại dương sẽ cần đến 3.000  phao robot của Seatrec hoạt động trong 10 năm. Hiện nay công ty đã huy động được 2 triệu USD từ quỹ tài trợ để mở rộng quy mô sản xuất hệ thống thu hoạch năng lượng của mình, một con số nhỏ nhoi trong nhu cầu cần khoảng từ 3 đến 5 tỷ USD để thám sát toàn bộ đại dương.

Xét về chi phí thì con số này ngang với số tiền dành cho một chuyến bay mang sứ mệnh khám phá sao Hỏa. Tuy nhiên, đầu tư vào chính hành tinh mình đang sống là việc xứng đáng và là việc phải làm ngay. Bởi muốn giữ gìn Trái đất là nơi con người sinh tồn được, nhân loại phải thông minh hiểu biết hơn rất nhiều về cả những gì đang diễn ra trong đại dương nữa.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
6 ngày
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
2 tuần
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
3 tuần
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
3 tuần
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
3 tuần
Start-up
Xu hướng suy giảm của năm ngoái đặt ra nhiều thách thức hơn đối với thị trường đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á. Mặc dù một số lĩnh vực vẫn duy trì sức hấp dẫn nhưng toàn bộ thị trường cần những điều chỉnh sâu sắc để vực dậy.
3 tuần
Start-up
Ngoài các khoản đầu tư vào Telio và Tiki, Công ty Cổ phần VNG đã thực hiện nhiều khoản đầu tư chiến lược vào các công ty liên kết khác. Tuy nhiên, nhiều trong số này đã không đạt được kết quả như mong đợi, dẫn đến những tổn thất đáng kể.
4 tuần
Công nghệ Số hóa
Tỷ phú Elon Musk cho biết, ông không quan tâm tới việc mua lại TikTok. “Tôi thường xây dựng công ty của mình từ con số 0”, Musk chia sẻ.
4 tuần
Công nghệ Số hóa
Các công tố viên của Pháp đã mở cuộc điều tra về ứng dụng X của tỷ phú Elon Musk do có những cáo buộc rằng, công ty này đã bóp méo thuật toán nhằm thao túng các cuộc tranh luận diễn ra trên nền tảng mạng xã hội này.
1 tháng
Start-up
Từng được mệnh danh là "Tinder" trong ngành bán lẻ, Telio đã chính thức ngừng hoạt động. Đây không chỉ là một thất bại cá nhân, mà còn phản ánh những thách thức mang tính hệ thống đối với các startup thương mại điện tử B2B tại Việt Nam và Đông Nam Á.
1 tháng
Xu thế
Sự xuất hiện của ChatGPT (2022) và DeepSeek (2024) tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) buộc công ty công nghệ thế giới phải nhanh chóng nhìn lại các chiến lược của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tại Việt Nam, ứng dụng Gen AI vào ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng nó cũng được kì vọng sẽ mang lại chuyển mình đáng kể của các ngân hàng.
1 tháng
Xem thêm