Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thấy gì từ cách xúc tiến tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang?

Sông Hương
- 16:42, 08/06/2021

(DNTO) - Vải thiều Bắc Giang hiện đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia và trở thành nông sản đầu tiên của Việt Nam chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, đây là minh chứng cho những thành công bước đầu của tỉnh này trong việc xúc tiến tiêu thụ nông sản.

Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu từ thị trường đối tác, vải thiều Việt Nam hiện đã có mặt tại Mỹ, EU, Nhật Bản... Ảnh: T.L.

Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu từ thị trường đối tác, vải thiều Việt Nam hiện đã có mặt tại Mỹ, EU, Nhật Bản... Ảnh: T.L.

Kiên trì tuân thủ “đề bài” từ đối tác

Đến thời điểm hiện tại, vải thiều Bắc Giang hiện được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia. Trong tuần tới, lô vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang đầu tiên cũng lên đường chinh phục EU.

Đặc biệt, việc vải thiều Bắc Giang - nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, đã mở đường cho việc thúc đẩy chỉ dẫn địa lý của các nông sản khác, đồng thời là giấy thông hành để vải thiều Bắc Giang tiến vào các thị trường khác.

Cũng trong sáng 8/6, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại 30 điểm cầu, trong đó có 22 điểm cầu trong nước và 8 điểm cầu quốc tế tại các nước Nhật Bản, Australia, Singapore, Trung Quốc.

Trong hội nghị này, ông Phan Thế Tuấn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chia sẻ cách thức đưa vải thiều địa phương vào thị trường quốc tế, đó là việc Bắc Giang kiên trì thực hiện nhiều biện pháp “lạ” – theo cách gọi của lãnh đạo tỉnh này.

Cụ thể, ngay sau khi kết thúc vụ vải thiều năm 2020, UBND tỉnh Bắc Giang xác định sẽ không mở rộng diện tích trồng vải mà tập trung phát triển theo chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng. Tỉnh này xác định cần phải tiếp tục nhân rộng mô hình hợp tác xã, nhóm hộ liên kết sản xuất để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị.

Để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, chính quyền và người dân Bắc Giang kiên trì thực hiện sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; khuyến cáo sử dụng phân bón hữu cơ, có nguồn gốc sinh học. Đặc biệt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật các thị trường đã cấm như Mỹ, Úc, Nhật Bản và triển khai nhân rộng việc áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Bước vào đầu tháng 5/2021, khi Bắc Giang trở thành điểm nóng bùng dịch Covid-19, để bảo vệ vùng sản xuất vải thiều tập trung (Lục Ngạn, Tân Yên), tỉnh đã nhanh chóng xây dựng các vùng trồng vải thiều an toàn trước dịch bệnh Covid-19; lập các chốt kiểm tra y tế trên các tuyến đường trục chính vào các vùng sản xuất vải; đảm bảo quy trình chăm sóc vải an toàn... Hiện, chất lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang tốt nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra, các công nghệ bảo quản vải hiện đại được áp dụng như công nghệ màng bao gói khí quyển biến đổi MAP, công nghệ CAS của Nhật Bản, công nghệ Jural của Israel… đảm bảo vải được xông hơi, khử trùng theo đúng tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng, độ tươi ngon khi xuất khẩu.

Hiện đối với thị trường Trung Quốc, vải thiều Bắc Giang tiếp tục duy trì 149 mã số vùng trồng, sản lượng ước đạt 95.000 tấn. Năm 2021, phía Trung Quốc đã chấp thuận thêm 11 cơ sở đóng gói mới, nâng tổng số cơ sở đóng gói toàn tỉnh lên 300.

Đối với thị trường Nhật Bản, tiếp tục chỉ đạo 30 mã số vùng trồng với diện tích 219 ha, 260 hộ nông dân tham gia, sản lượng khoảng 1.800 tấn; duy trì 1 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói, đáp ứng nhu cầu phục vụ xuất khẩu (Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Toàn Cầu).

Đối với thị trường Mỹ, Úc, EU... năm 2021, tiếp tục trồng vải diện tích là 218 ha tại 6 xã (Giáp Sơn, Tân Mộc, Tân Sơn, Hồng Giang, Kiên 4 Lao, Tân Quang) huyện Lục Ngạn, năng suất 84 tạ/ha.

Đứng trên “vai” các sàn thương mại điện tử

Với những lợi thế về logistics, marketing, bán hàng trực tuyến... các sàn thương mại điện tử đang trở thành kênh tiêu thụ hiệu quả của vải thiều Bắc Giang nói riêng và nông sản Việt nói chung. Ảnh: T.L.

Với những lợi thế về logistics, marketing, bán hàng trực tuyến... các sàn thương mại điện tử đang trở thành kênh tiêu thụ hiệu quả của vải thiều Bắc Giang nói riêng và nông sản Việt nói chung. Ảnh: T.L.

2021 cũng là năm đầu tiên vải thiều Bắc Giang được đồng loạt 6 sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada, Postmart hỗ trợ phân phối, thông qua Chương trình Gian hàng Việt trực tuyến do Bộ Công thương (Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số) chủ trì thực hiện.

Cùng với đó, Gian hàng vải thiều của doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang cũng được khai trương trên Sàn thương mại điện tử Alibaba, tạo được một kênh xuất khẩu mới qua hình thức B2B sang thị trường Trung Quốc.

Việc đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử được xem là bước tiến mới trong việc tiêu thụ nông sản vốn đang gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, từng bước hình thành thêm kênh tiêu thụ quan trọng cho nông sản Việt Nam.

Cùng với đó, ngay từ đầu vụ, UBND tỉnh đã giao cho Sở Công thương làm việc trực tuyến để trao đổi, thông tin với các cơ quan tham tán thương mại tại nước ngoài, đặc biệt là cơ quan tham tán tại Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), tại Nhật Bản, Úc, Singapore... về đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

Đặc biệt, Bắc Giang chủ động cung cấp thông tin để Tổng Lãnh sự quán tại Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ vải thiều trên mạng trực tuyến yunnan.cn.

Cũng theo UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 5/6, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ của tỉnh đạt khoảng 45.871 tấn. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt trên 31.415 tấn, chiếm trên 68,5%; xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản đạt 14.456 tấn, chiếm gần 31,5%. 

Những biện pháp trong sản xuất vải thiều mà Bắc Giang đang áp dụng thực tế không quá “lạ” bởi đó là yêu cầu cơ bản đối với hàng nông sản xuất khẩu của các thị trường quốc tế. Nhưng phải thừa nhận rằng, các biện pháp này còn rất “mới” đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, và bước đầu, Bắc Giang đã làm rất tốt.

Chính Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng đánh giá cao cách làm của Bắc Giang trong việc xúc tiến tiêu thụ vải thiều và mong muốn, không chỉ vải thiều mà các nông sản khác cũng có cách làm tương tự để nâng cao giá trị, hiệu quả sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Nam- Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam cho biết, quả vải thiều Việt Nam đã trải qua hơn 5 năm đàm phán, nỗ lực đáp ứng các quy định khắt khe mới để vào được Nhật Bản và được định vị là loại quả có giá trị cao. Tuy nhiên, vào được đã khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn.

Vì vậy, để duy trì thương hiệu quả vải Việt Nam tại Nhật, điều quan trọng là duy trì chất lượng quả vải sạch, đồng thời cần đảm bảo giá thu mua, giá bán và giá xuất khẩu ổn định (đảm bảo sự ổn định của thị trường và cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà nhập khẩu).

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
1 tuần
Xem thêm