Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Thông tin từ Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, ngày 9/5, cho biết, diện tích vải năm 2022 của tỉnh tiếp tục duy trì 28.300 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn.
Ngày 22/6, hơn 3 tấn vải thiều Bắc Giang đã được sàn Thương mại điện tử Vỏ Sò xuất khẩu và thông quan thuận lợi tại cảng sân bay Frankfurt (Đức), đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của nước sở tại và được giao tận tay bà con kiều bào tại Đức, Cộng hòa Séc.
Nhiều khách hàng Pháp lần đầu tiên được nếm trái vải Việt Nam đã khẳng định “ngon hơn hẳn” vải thiều Madagascar mà họ vốn quen thuộc. Dự kiến, một lượng lớn vải Việt Nam sẽ tiếp tục được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Pháp trong tuần tới.
Vải thiều Việt Nam chính thức được nhập khẩu chính ngạch bởi Hà Lan. Hiện các trang web bán hàng online, siêu thị của Hà Lan, Pháp cũng nhanh chóng nhận các đơn đặt mua vải thiều và tiếp tục nhập khẩu lượng lớn trong tuần tới.
Với giá 18 Euro/hộp 1 kg (khoảng 500.000 VND/kg), vải thiều Việt Nam vẫn "cháy hàng" chỉ sau 3 ngày lên kệ hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris (Pháp). Doanh nghiệp Pháp quyết định đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu so với dự kiến trước đó để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khéo léo đưa câu chuyện quả vải trong các buổi tiếp xúc với đối tác Nhật, sử dụng làm quà tặng lãnh đạo cấp cao, phổ biến rộng rãi thông tin quả vải đến nhà thu mua, người dân Nhật Bản…, là cách mà các cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam đã và đang làm để quảng bá loại quả đặc sản này.
Tính đến ngày 7 và 8/6, vải thiều Bắc Giang đã xuất khẩu hơn 19.000 tấn; vải thiều Hải Dương xuất khẩu khoảng hơn 20.000 tấn sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Úc…
Vải thiều Bắc Giang hiện đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia và trở thành nông sản đầu tiên của Việt Nam chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, đây là minh chứng cho những thành công bước đầu của tỉnh này trong việc xúc tiến tiêu thụ nông sản.
Trước lo ngại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của vải thiều cũng như nông sản Bắc Giang, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) cho biết đã chuẩn bị kỹ các phương án tìm đầu ra cho loại đặc sản này.
Việc tuân thủ quy trình VietGAP, GlobalGAP, quan tâm đầu tư bao bì sản phẩm… đã giúp vải thiều Hải Dương dễ dàng vượt 'ải' kiểm soát chất lượng để vào các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Trung Đông, Nhật Bản…
Niên vụ vụ vải năm 2021, Hải Dương dự kiến xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải sang thị trường Nhật Bản; khoảng 1.000 tấn sang thị trường Mỹ, Australia, Singapore và khoảng 800-1.000 tấn sang Thái Lan, Trung Đông. Riêng với thị trường Trung Quốc, lượng vải xuất khẩu sang thị trường này dự kiến 30.000-35.000 tấn.