Thứ bảy, 30/09/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tai ương kinh tế của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến Mỹ như thế nào? - Bài 2: 'Cách nhiệt' cho Mỹ

Xuân Hạo
- 14:20, 01/09/2023

(DNTO) - Khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải trải qua "sóng gió", liệu nền kinh tế Mỹ cũng sẽ lao đao theo?

Bài 1: Mối quan hệ hai chiều

106536695-1589442230600gettyimages-1210097011

Mối quan hệ giao thương giữa Mỹ và Trung Quốc có nhiều mối nối phức tạp. Một số công ty Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự lụn bại của nền kinh tế Trung Quốc.

Ảnh hưởng hữu hình

Ví dụ điển hình là Tesla, vốn đang tìm đường vào thị trường Trung Quốc, nhưng doanh số của họ lao dốc trong các tháng gần đây, do có sự cạnh tranh của các hãng xe điện trong nước với sản phẩm giá rẻ hơn. Tương tự, 20% doanh thu của Apple đến từ Trung Quốc, có thể sẽ bị ảnh hưởng khi người tiêu dùng nước này lựa chọn các sản phẩm giá rẻ hơn bởi tài chính eo hẹp.

Các ngân hàng Mỹ làm việc trên thị trường quốc tế cũng đã lên tiếng cảnh báo mức tăng trưởng chậm lại. CEO Jane Fraser của Citigroup, trong bản báo cáo doanh thu quý 2, đã nhắc đến Trung Quốc như “thất vọng lớn nhất”.

Khách du lịch Trung Quốc cũng là một nguồn tiền cho các thành phố Mỹ, và họ sẽ giảm chi tiêu cho việc này trong thời gian tới. Glenn Fogel, CEO của hãng đặt chuyến du lịch Booking Holdings và PriceLine, nói doanh thu từ Trung Quốc đã cạn dần.

“Tôi không nghĩ doanh thu từ Trung Quốc sẽ hồi phục trong thời gian dài, thậm chí là rất dài” - ông Fogel nói.

“Cách nhiệt” cho Mỹ

Những ảnh hưởng đó, rất có thể sẽ không đáng kể như lo ngại. Dù “bức tranh kinh tế” của Trung Quốc trở nên đen tối hơn, nhờ việc hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ và Trung Quốc rất tách biệt, các nhà đầu tư và thị trường Mỹ sẽ được “cách nhiệt” khỏi các biến động. Dĩ nhiên là ngoại trừ các nhà đầu tư đã quá tập trung vào Evergrande hay Country Garden.

Một chuyên gia kinh tế Mỹ-Trung, Tiến sĩ Setser cho biết: “Không có trường hợp nào để vấn đề tài chính từ Trung Quốc có thể lây lan sang Mỹ”. Ông lưu ý rằng mặc dù Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể trì hoãn việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ nhưng mọi tác động lên thị trường chung đều có thể được hạn chế. 

Ngược lại, thậm chí sẽ còn có nhiều lợi thế cho các công ty Mỹ và thế giới khi các nhà đầu tư Trung Quốc, thiếu thốn các cơ hội đầu tư trong nước, sẽ tìm cách đưa tiền vào các quốc gia khác. Đặc biệt là khi những quốc gia đó giảm nhẹ những chính sách trở ngại để đầu tư từ Trung Quốc dễ đi vào hơn.

Địa chính trị khó đoán 

Ngoại trừ các ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế Trung Quốc, vẫn cần thiết để xem xét các động thái địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

Từ lâu chính quyền Washington đã ái ngại khối giao thương với Trung Quốc là trung tâm, bởi nó đi theo những bộ luật riêng như bảo vệ bản quyền yếu ớt. Nhưng nay với nền kinh tế Trung Quốc đuối sức, các quốc gia vốn thường xuyên vay mượn từ nước này cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn có thể tìm đến những nguồn vốn khác.

“Khi nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua sóng gió, chính quyền Biden cố gắng gây ảnh hưởng tại châu Á, khiến cân bằng quyền lực có phần thay đổi” - Tiến sĩ Prasad thuộc đại học Cornell cho biết.

Tuy vậy, vẫn có một cuộc tranh luận giữa các chuyên gia về việc liệu vấn nạn của Trung Quốc có thật sự là lâu dài hay không.

Heiwai Tang, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh HKU ở Hồng Kông, cho rằng sẽ không khôn ngoan nếu coi Trung Quốc như Nhật Bản, và đang trên bờ vực trì trệ kéo dài.

Tiến sĩ Tang nói: “Tôi vẫn lạc quan rằng chính phủ Trung Quốc rất linh hoạt và có khả năng ứng phó với các hiểm họa tiềm ẩn. Họ chỉ cần thời gian để thống nhất đường lối”.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đây là 1 trong số 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối năm được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, ngày 30/9.
52 phút
Thời sự - Chính trị
Trên cơ sở kết quả 9 tháng, dự báo bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng quý 4 và cả năm 2023.
4 giờ
Thời sự - Chính trị
Đi qua 2/3 chặng đường của năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, những tín hiệu đáng mừng nhìn từ hoạt động đăng ký kinh doanh cũng như đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước cho thấy dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế đang dần rõ nét hơn.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính phủ đang nỗ lực và quyết liệt hơn trong đầu tư công để hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 (kế hoạch Quốc hội là 711.684 tỷ đồng).
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong nước, giải ngân vốn đầu tư công và những yếu kém mang tính cơ cấu của nền kinh tế là nguy cơ chính dẫn tới suy giảm tăng trưởng. Bên ngoài, kinh tế toàn cầu tăng chậm lại đáng kể và Trung Quốc phục hồi kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, sản xuất và việc làm của Việt Nam.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
8/12 dự án thua lỗ, chậm tiến độ của ngành Công thương đã có phương án xử lý. Còn 4 dự án đã trình Thủ tướng Chính phủ 3 phương án xử lý, chờ báo cáo Bộ Chính trị.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Xứng danh “Kỳ quan miền nhiệt đới”, thành phố bán đảo MerryLand Quy Nhơn là nơi hội tụ của nhiều sự kiện thể thao, văn hóa nghệ thuật, giải trí tầm cỡ, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và người dân địa phương. MerryLand Quy Nhơn cũng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến của những lễ hội quy mô quốc tế trong tương lai gần.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá cả dao động đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp, nhưng nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Đặc biệt là khi vẫn tồn tại một "vết nhơ" trong ngành bán vé sự kiện.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo các chuyên gia, khi chuyển sang điện xanh, việc tăng giá điện sẽ không tránh khỏi. Người dân, doanh nghiệp phải sớm có phương án sử dụng hợp lý và sẵn sàng chấp nhận. Cơ quan quản lý phải phải xem xét lộ trình để tránh gây xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) cho rằng, không phải doanh nghiệp Việt muốn chậm lớn, có rất nhiều doanh nghiệp chân chính muốn lớn và trưởng thành một cách bài bản nhưng bị vướng cơ chế, thiếu các chính sách mang tính chiến lược, bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Lượng hóa các động lực tăng trưởng mới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dù khơi thông các nguồn lực, giải ngân hết 95% vốn đầu tư công, dự báo kinh tế năm nay cao nhất đạt 6%, tức không đạt mục tiêu 6,5%.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Đi lên từ con số 0, chỉ sau một đêm Quang Hà đã vụt sáng thành sao khi được ghi nhận với bản hit Ngỡ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng “nghịch lý”: Doanh nghiệp Việt giỏi chống chịu, "sống dai" nhưng chậm lớn; nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn; tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát thấp; lạm phát thấp nhưng lãi suất cao...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia nhận định, CASA cải thiện phản ánh từ việc chính sách tiền tệ nới lỏng đang phát huy tác dụng. Tài khoản thanh toán "rủng rỉnh" hơn so với trước đây và tính thanh khoản của nền kinh tế dần hồi phục. Tỷ lệ CASA có thể đã tạo đáy, liệu sẽ "lội ngược dòng" trở lại thời hoàng kim thời gian tới?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, nhiều nhà đầu tư lo ngại việc Bộ Công thương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán khung giá điện khó đảm bảo tính khách quan.
1 tuần