Thứ bảy, 30/09/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vì sao 'sửa chữa' nền kinh tế Trung Quốc lại gặp khó?

Xuân Hạo
- 17:11, 25/08/2023

(DNTO) - Chính quyền Trung Quốc đang tìm mọi cách để cứu chữa nền kinh tế nhưng lại bị cản trở bởi chính đường lối của mình.

Ảnh: Bloomberg

Ảnh: Bloomberg

Sau khi Trung Quốc mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới vào 1978, quốc gia này đã trỗi dậy với sức tăng trưởng cao chưa từng thấy trong lịch sử. Đổi mới nông nghiệp, công nghiệp hóa và mức thu nhập vượt lên cao đã đẩy 800 triệu dân thoát khỏi cảnh đói nghèo. Sản lượng sản xuất của Trung Quốc chỉ đạt 1/10 so với Mỹ trong 1980, nhưng nay con số đó đã là 3/4.

Thực trạng đáng báo động

Thế nhưng, dù quay trở lại mạnh mẽ sau khi từ bỏ chính sách Zero-Covid vào cuối 2022, nền kinh tế Trung Quốc liên tục vấp phải nhiều trở ngại, khi chỉ tăng trưởng 3,2% trong quý 2 vừa qua, một thực trạng vô cùng đáng thất vọng nếu so sánh với đối thủ Mỹ, vốn đang tăng trưởng ở mức 6%. 

Ngành bất động sản Trung Quốc trông như đã đâm sầm vào một bức tường đá, với giá nhà tăng cao và các nhà phát triển bất động sản không thể tìm người mua. Các con số từ chỉ số tiêu dùng, đầu tư doanh nghiệp và xuất khẩu đều thua thiệt so với mong đợi.

Trong khi cả thế giới đang đối đầu với lạm phát tăng cao, thì Trung Quốc lại phải đối mặt với vấn đề trái ngược: Giá cả tiêu dùng thóai lui từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua. Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo Trung Quốc đang đi vào “cái bẫy” giảm phát tương tự như những gì Nhật Bản đã nếm trải trong những năm 1990.

Nhưng so sánh tương đương với Nhật Bản không đủ để miêu tả “căn bệnh” của Trung Quốc. Một nền kinh tế đi xuống sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đối với người dân Trung Quốc, vốn không giàu có như người dân Nhật Bản. Mức sống của người dân Nhật Bản đã ngang ngửa 60% mức sống của người dân Mỹ trong thời kỳ 1990, nhưng mức sống của người dân Trung Quốc ngày nay chỉ bằng 20%.

Hầu hết các vấn đề của nước này đến từ đường lối chính sách kinh tế của chính quyền Trung Quốc.

Quá khứ hoàng kim

Một thập kỷ trước, các nhà kỹ trị (technocrat), những bậc thầy giàu kiến thức và kinh nghiệm, đã lèo lái chính quyền Trung Quốc, đem đến cuộc cải cách kinh tế “thần kỳ”. Khi khủng hoảng kinh tế 2007-2009 diễn ra, duy nhất Trung Quốc đã đưa ra những ứng biến kịp thời và hiệu quả. Một số lời bình còn cho rằng Trung Quốc đã cứu cả nền kinh tế thế giới bằng nỗ lực của riêng họ. Đến những năm 2010, cứ mỗi khi nền kinh tế có vẻ lung lay, các nhà chức trách vượt qua sóng gió bằng cách giảm nhẹ tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng hay kích thích ngành bất động sản.

Nhưng cứ mỗi lần Trung Quốc “vượt ải”, nợ công và tư lại tiếp tục chồng chất. Thêm vào đó, niềm tin vào ngành bất động sản chuyển dần sang nỗi lo sợ cho một cuộc “vỡ bong bóng” chực chờ.

Nay các nhà lập chính sách đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ không thể chồng thêm gánh nặng, cũng như không thể “thổi lửa” vào ngành bất động sản một lần nữa. Ngược lại, họ cũng không muốn sử dụng các biện pháp trợ cấp xã hội để kích thích kinh tế, bởi chính quyền Tập Cận Bình đã từ chối “chủ nghĩa phúc lợi”, và nhắm đến thâm hụt ngân sách chỉ 3% GDP.

Thế là các giải pháp từ chính quyền Trung Quốc đã rất kém hiệu quả. Thậm chí họ không dám cắt giảm lãi suất cho vay. Ngày 21/8 vừa qua, chính quyền nước này làm giới đầu tư thất vọng khi chỉ cắt 0,1% cho lãi suất vay mượn kỳ hạn 1 năm.

Đường lối sai lầm

Phản ứng yếu ớt này là nước đi mới nhất trong một loạt các sai lầm về hoạch định chính sách của chính quyền Trung Quốc. Trước đó, các chính sách đối ngoại của nước này đã đẩy họ vào thế đối đầu với Mỹ. Ở trong nước, họ không khuyến khích đúng mức cho thị trường nhà đất, vốn dựa dẫm vào các động thái của chính phủ.

Bắt đầu vào 2020, các nhà cầm quyền đã kìm hãm thị trường bằng cách “trừng trị” các công ty công nghệ tiêu dùng lớn được xem là “hỗn ngược” và độc quyền. Chính quyền Trung Quốc kìm hãm dịch Covid-19 bằng chính sách khắt khe nhưng thất bại trong tiêm chủng để đối phó với biến thể Omicron.

Tại sao chính quyền Trung Quốc liên tiếp mắc lỗi như thế? Một lý do là vì cải thiện ngắn hạn không còn là trọng tâm của Trung Quốc. Chính quyền Tập Cận Bình tin rằng, Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến kinh tế và thậm chí là một cuộc chiến quân sự với Mỹ. Để làm được điều đó, chính quyền Trung Quốc chủ trương theo đuổi sự vĩ đại của đất nước, an ninh quân sự và tính bền bỉ. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích ngắn hạn để tìm kiếm tăng trưởng “chất lượng cao”.

Nhưng dù có theo những tiêu chí đó, những quyết định kinh tế vừa qua cũng đã thất bại. Sự sụp đổ của chính sách Zero-Covid làm lu mờ hình ảnh Trung Quốc. Các cuộc “tấn công” vào các hãng công nghệ đã làm các chủ doanh nghiệp e sợ. Nếu Trung Quốc rơi vào tình cảnh giảm phát lâu dài, số nợ khổng lồ của họ sẽ còn tiếp tục đè nặng hơn lên nền kinh tế. 

Những thất bại chồng chất này trùng khớp với thời điểm cải cách tổ chức chính phủ của Trung Quốc, khiến họ tập trung hơn và thay thế thế hệ kỹ trị bằng những thành viên trung thành với đường lối của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Chính vì tính chất đường lối chính trị được hệ thống chính quyền thấm nhuần, nên sẽ vô cùng khó để Trung Quốc có thể xóa bỏ được các vấn đề hiện tại. Thậm chí tình hình sẽ còn trở nên tồi tệ hơn.

Trong khi các nhà cầm quyền Trung Quốc chậm chạp đối phó với các vấn đề kinh tế, thì dân số quốc gia này đang già đi nhanh chóng, áp lực cạnh tranh từ Mỹ ngày càng tăng. Ví dụ của Trung Quốc cho thấy thể chế quyền lực kiểm soát kinh tế tập trung làm tốt cho việc mô phỏng nhưng thất bại trong sáng tạo.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đây là 1 trong số 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối năm được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, ngày 30/9.
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Trên cơ sở kết quả 9 tháng, dự báo bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng quý 4 và cả năm 2023.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Đi qua 2/3 chặng đường của năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, những tín hiệu đáng mừng nhìn từ hoạt động đăng ký kinh doanh cũng như đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước cho thấy dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế đang dần rõ nét hơn.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính phủ đang nỗ lực và quyết liệt hơn trong đầu tư công để hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 (kế hoạch Quốc hội là 711.684 tỷ đồng).
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong nước, giải ngân vốn đầu tư công và những yếu kém mang tính cơ cấu của nền kinh tế là nguy cơ chính dẫn tới suy giảm tăng trưởng. Bên ngoài, kinh tế toàn cầu tăng chậm lại đáng kể và Trung Quốc phục hồi kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, sản xuất và việc làm của Việt Nam.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
8/12 dự án thua lỗ, chậm tiến độ của ngành Công thương đã có phương án xử lý. Còn 4 dự án đã trình Thủ tướng Chính phủ 3 phương án xử lý, chờ báo cáo Bộ Chính trị.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Xứng danh “Kỳ quan miền nhiệt đới”, thành phố bán đảo MerryLand Quy Nhơn là nơi hội tụ của nhiều sự kiện thể thao, văn hóa nghệ thuật, giải trí tầm cỡ, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và người dân địa phương. MerryLand Quy Nhơn cũng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến của những lễ hội quy mô quốc tế trong tương lai gần.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá cả dao động đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp, nhưng nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Đặc biệt là khi vẫn tồn tại một "vết nhơ" trong ngành bán vé sự kiện.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo các chuyên gia, khi chuyển sang điện xanh, việc tăng giá điện sẽ không tránh khỏi. Người dân, doanh nghiệp phải sớm có phương án sử dụng hợp lý và sẵn sàng chấp nhận. Cơ quan quản lý phải phải xem xét lộ trình để tránh gây xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) cho rằng, không phải doanh nghiệp Việt muốn chậm lớn, có rất nhiều doanh nghiệp chân chính muốn lớn và trưởng thành một cách bài bản nhưng bị vướng cơ chế, thiếu các chính sách mang tính chiến lược, bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Lượng hóa các động lực tăng trưởng mới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dù khơi thông các nguồn lực, giải ngân hết 95% vốn đầu tư công, dự báo kinh tế năm nay cao nhất đạt 6%, tức không đạt mục tiêu 6,5%.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Đi lên từ con số 0, chỉ sau một đêm Quang Hà đã vụt sáng thành sao khi được ghi nhận với bản hit Ngỡ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng “nghịch lý”: Doanh nghiệp Việt giỏi chống chịu, "sống dai" nhưng chậm lớn; nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn; tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát thấp; lạm phát thấp nhưng lãi suất cao...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia nhận định, CASA cải thiện phản ánh từ việc chính sách tiền tệ nới lỏng đang phát huy tác dụng. Tài khoản thanh toán "rủng rỉnh" hơn so với trước đây và tính thanh khoản của nền kinh tế dần hồi phục. Tỷ lệ CASA có thể đã tạo đáy, liệu sẽ "lội ngược dòng" trở lại thời hoàng kim thời gian tới?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, nhiều nhà đầu tư lo ngại việc Bộ Công thương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán khung giá điện khó đảm bảo tính khách quan.
1 tuần