Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Quy định mới chống phá rừng của EU - Bài 2: Cơ hội, thách thức cho Việt Nam và Campuchia

Lưu Xuân Hạo
- 17:57, 05/11/2023

(DNTO) - Trong bối cảnh chuẩn bị cho EUDR, Campuchia và Việt Nam đang đối mặt với những thách thức và cơ hội riêng biệt. Trong khi Campuchia đang phải vật lộn với việc thực thi các quy định thương mại phức tạp, Việt Nam lại đối mặt với vấn đề truy nguồn gốc sản phẩm.

Bài 1: Các nước sản xuất cao su Đông Nam Á đau đầu

Hoạt động mua bán mủ cao su từ một trang trại ở tỉnh Tbong Khmum, Campuchia. Phần lớn cao su thô sẽ được xuất khẩu đến Việt Nam. Ảnh: Nikkei Asia

Hoạt động mua bán mủ cao su từ một trang trại ở tỉnh Tbong Khmum, Campuchia. Phần lớn cao su thô sẽ được xuất khẩu đến Việt Nam. Ảnh: Nikkei Asia

Tuy nhiên, cả hai quốc gia đều đang phải chịu áp lực tài chính do chi phí sản xuất tăng lên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, mà còn đến khách hàng mua sản phẩm cao su. Dù vậy, cả hai quốc gia đều đang tìm cách thích ứng và phát triển để đáp ứng yêu cầu mới.

Trong công cuộc chuẩn bị cho EUDR của Đông Nam Á, có lẽ Campuchia là ví dụ điển hình nhất về tính chất phức tạp của việc thực thi các quy định thương mại như vậy, một điều trớ trêu khi quốc gia này xuất khẩu rất ít cao su sang Châu Âu.

Hầu hết cao su tự nhiên của Campuchia được đưa sang Việt Nam, phần lớn ở dạng thô, hay còn được biết đến với tên gọi “coagulum” (mủ cao su). Hoạt động thương mại không chính ngạch này phần lớn được thực hiện bởi các môi giới trung gian, thường trả tiền mặt ngay tại nơi khai thác với mức giá cao hơn so với các nhà máy chế biến địa phương ở Campuchia đưa ra.

Tầm cỡ của hoạt động giao thương này tạo ra một sự khác biệt đáng kể trong số liệu. Campuchia báo cáo đã xuất khẩu số cao su trị giá 289 triệu USD sang Việt Nam vào 2021, nhưng Việt Nam lại ghi nhận nhập khẩu cao su từ Campuchia với tổng trị giá 1,5 tỷ USD - theo dữ liệu của UN Comtrade.

Theo Diepart, tình trạng giao thương này khiến các nhà chế biến địa phương của Campuchia thiếu cao su thô tươi để chế biến thành các mặt hàng có giá trị cao hơn, gây thiệt hại kinh tế “đáng kể” về giá trị gia tăng và tạo việc làm.

Còn ở phía Việt Nam, một nước xuất khẩu cao su lớn đến EU, đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Theo nghiên cứu của Forest Trends, khi đã đến Việt Nam, cao su từ Campuchia hay Lào sẽ được trộn lẫn với cao su trong nước, khiến việc truy nguồn gốc gần như không thể.

Vấn đề đau đầu nhất cho các nhà sản xuất cao su trong vùng Đông Nam Á, dù lớn dù nhỏ, là chi phí để theo đuổi điều luật EUDR.

Ông Tô Xuân Phúc, một chuyên gia phân tích chính sách của Forest Trends, Hoa Kỳ, cho biết các thương gia Việt Nam sẽ phải giảm thiểu nhập khẩu từ Campuchia.

Thẩm định theo yêu cầu của EUDR bao gồm đánh giá rủi ro với 14 tiêu chí, bao gồm mức độ tràn lan của nạn phá rừng trong nước, tác động đến cộng đồng bản địa, sự tồn tại của vấn đề tham nhũng và mức độ hành pháp.

Ông Phúc nói: “Theo lý thuyết thì chính phủ Campuchia có thể cung cấp thông tin cho các thương gia, nhưng thực tế thì họ sẽ chắc chắn sẽ không làm như thế”. Diepart đưa ra quan điểm tương tự, nói rằng bằng viễn thám, nhóm của ông đã xác định được 1,1 triệu ha cao su trong khu vực nghiên cứu rộng 5,5 triệu ha, trong đó chính phủ Campuchia ước tính tổng diện tích cao su là khoảng 445.000 ha.

Chuyên gia Tô Xuân Phúc cho rằng các nhà làm luật EU đã không tính đến các thương nhân mua bán xuyên biên giới bằng tiền mặt như ở Campuchia và Lào.

Một lời chỉ trích khác cho EUDR là đã quá muộn để khắc phục những thiệt hại về môi trường do khai thác cao su gây ra, vốn đã từng tạo ra sự sụt giảm giá một thập kỷ trước.

Tại Campuchia, Diepart cho biết, cao su là nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng cho đến khoảng giữa năm 2012-2013. Hiện nay, nguyên nhân chính lại là hạt điều. Các đồn điền cao su đã phá rừng trước tháng 12/2020 sẽ không bị cấm theo EUDR miễn là hoạt động kinh doanh của họ tuân thủ luật pháp địa phương.

Tuy nhiên, vấn đề đau đầu nhất cho các nhà sản xuất cao su trong vùng Đông Nam Á, dù lớn dù nhỏ, là chi phí để theo đuổi điều luật EUDR.

Men Sopheak, người đứng đầu hiệp hội phát triển cao su Campuchia, cho biết các nhà sản xuất đang phải chịu áp lực tài chính rất lớn do chi phí sản xuất tăng nhưng giá cao su lại trì trệ do tình trạng dư thừa hàng hóa. Nhưng ông cũng mong rằng các yêu cầu khắt khe sẽ dẫn đến tăng trưởng sản xuất tại địa phương. Campuchia có hai nhà máy sản xuất lốp ô tô và đang có kế hoạch xây dựng thêm ba nhà máy nữa.

Giá thành sản phẩm nối đuôi chi phí đi lên cũng là một vấn đề cho khách hàng mua sản phẩm cao su. Chủ tịch Tập đoàn Cao su Thái Lan Vorathep Wongsasuthikul cho biết việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ đẩy chi phí sản xuất lên 10%.

Veerasith Sinchareonkul, Giám đốc điều hành Sri Trang Agro-Industry, cho biết ngành cao su sẽ phải làm việc với chính quyền để thích ứng.

Veerasith cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng xu hướng này sẽ không chỉ xảy ra ở châu Âu, nhưng sẽ là một xu hướng bền vững mới được áp dụng trên toàn thế giới và đó là lý do tại sao chúng tôi cần tự phát triển để đáp ứng”.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
20 giờ
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 tuần
Xem thêm