Thứ bảy, 19/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Olympic đã trở thành bài toán kinh tế không khả dĩ - Bài 1: Ham muốn tốn kém

Xuân Hạo
- 09:30, 27/07/2024

(DNTO) - Quyền tổ chức Thế vận hội Olympic thường là một vai trò được tranh giành, vì hứa hẹn cơ hội quảng bá và lợi nhuận béo bở. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, Olympic ngày càng trở thành bài toán kinh tế hóc búa.

 

ap24204625361703

“Kinh đô Ánh sáng” Paris sẽ trở thành tâm điểm chú ý trong những tuần tới với vai trò “sân khấu” trình diễn cho những thành tựu thể thao tuyệt vời nhất thế giới. Tuy nhiên, việc tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic đã trở thành một nỗ lực vô cùng khó khăn, và là bài toán tài chính hóc búa.

Trở thành “chủ tiệc” của các sự kiện thể thao mùa hè và mùa đông bốn năm một lần đòi hỏi cái giá rất đắt, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Hình ảnh Thế vận hội thể thao đã bị hoen ố bởi hàng loạt vấn đề nối đuôi, trong đó bao gồm bội chi ngân sách, nợ dài hạn, lãng phí xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn nạn đô thị hóa quá mức, xung đột chính trị và tổn hại môi trường.

Ủy ban Olympic Quốc tế (International Olympic Committee - IOC) hy vọng sẽ làm lu mờ tiếng xấu đó bằng Thế vận hội Paris, bằng các phương thức tiết kiệm chi phí và “xanh” hơn so với những năm trước.

Victor Matheson, giáo sư kinh tế của Đại học Holy Cross, người đã nghiên cứu chi phí tài chính của Thế vận hội, cho biết: “Đây sẽ là Thế vận hội đầu tiên kể từ Sydney, nơi tổng chi phí lên tới dưới 10 tỷ USD… Đó là vì IOC đã không còn nhiều thành phố để lựa chọn làm nơi tổ chức. Các thành phố đã hiểu rõ hơn việc tổ chức Thế vận hội luôn trở thành một thất bại tài chính cực kỳ tốn kém và có rất ít khả năng thu lại vốn về lâu về dài.”

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế và nhà nghiên cứu lo ngại một Thế vận hội thực sự bền vững phải làm tốt hơn cách tổ chức như tại Paris.

Ham muốn tốn kém

Bốn mươi năm trước, Thế vận hội Olympic đã ở ngã rẽ quan trọng.

Trong cuốn sách  “Circus Maximus” nói về gánh nặng kinh tế của Thế vận hội Olympic và World Cup, tác giả Andrew Zimbalist cho biết sau khi Thế vận hội Mexico City 1968 và Thế vận hội Munich 1972 trở thành thảm họa bạo lực chết người và Thế vận hội Montreal 1976 gánh chịu chi phí cao quá mức, hầu như không có thành phố nào dám đăng cai cho Thế vận hội 1984.

Los Angeles, thành phố duy nhất đăng ký tổ chức 1984 (sau khi Tehran rút lui), đã khôn ngoan ứng dụng cơ sở hạ tầng và sân vận động sẵn có, giành được lợi nhuận từ quyền truyền thông và tài trợ của các tập đoàn. Thành công vang dội của họ biến sự kiện này thành một hoạt động tiếp thị khổng lồ. Tuyệt vời hơn nữa, sau khi Olympic 1984 kết thúc, ban tổ chức Los Angeles báo cáo thặng dư 215 triệu đô la.

Zimbalist viết trong cuốn sách của mình: “Sau khi con đường lợi nhuận hấp dẫn được chỉ ra, hàng loạt thành phố và quốc gia xếp hàng tranh giành vai trò đăng cai tổ chức thế vận hội, căng thẳng không kém gì cuộc thi đấu thể thao.”

Ông cho biết, trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai Thế vận hội, một số thành phố đã chi hơn 100 triệu USD chỉ trong quá trình đấu thầu. Và một khi họ đã giành được chiến thắng, chi phí thường tăng vọt vượt xa những gì được ước tính và dự trù ban đầu.

Vượt xa ngân sách

Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford công bố vào tháng 5/2024, bao gồm cả Paris, 5 trong số 6 Thế vận hội vừa qua (mùa hè và mùa đông) bị thâm hụt ngân sách vượt quá 100%.

Các nhà nghiên cứu viết: “Tất cả các thế vận hội, không có ngoại lệ, đều vượt quá chi phí dự tính… Không có loại siêu dự án nào xảy ra trường hợp này, thậm chí cả việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân hay lưu trữ chất thải hạt nhân.”

Thế vận hội mùa hè: Chi phí dự trù (Cam nhạt), Chi phí tổng cộng (Cam đậm). Chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến tổ chức sự kiện.

Thế vận hội mùa hè: Chi phí dự trù (Cam nhạt), Chi phí tổng cộng (Cam đậm). Chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến tổ chức sự kiện.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng họ còn chưa tính đến chi phí gián tiếp như cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, sân bay, khách sạn và các cơ sở hạ tầng không liên quan trực tiếp đến hoạt động của thế vận hội.

Theo ước tính của Zimbalist (bao gồm chi phí vận hành và chi phí cơ sở hạ tầng trực tiếp và gián tiếp), riêng việc tổ chức sự kiện thế vận hội đang ngày càng trở nên tốn kém: Bắc Kinh chi hơn 40 tỷ USD cho Thế vận hội Mùa hè 2008, Sochi chi tới 50 tỷ USD cho Thế vận hội Mùa đông 2014 và chi phí của Rio gần bằng 20 tỷ USD cho Thế vận hội Mùa hè 2016.

“Một trong những vấn đề lớn, dù xem xét thặng dư hay thâm hụt, hay những vấn đề hoàn toàn mang tính tài chính, là nếu muốn biết bao nhiêu tiền được chi tiêu và bao nhiêu tiền thu vào, bạn chỉ cần bao gồm mọi thứ, chứ không chỉ chi phí cho 17 ngày tổ chức.”

Và khi doanh thu thấp hơn chi phí - trung bình khoảng 6 tỷ USD đến 8 tỷ USD kể từ năm 2005 - tổ chức Olympic trở thành bài toán “khó nuốt” hơn.

Thế vận hội mùa đông: Chi phí dự trù (Xanh nhạt), Chi phí tổng cộng (Xanh đậm). Chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến tổ chức sự kiện.

Thế vận hội mùa đông: Chi phí dự trù (Xanh nhạt), Chi phí tổng cộng (Xanh đậm). Chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến tổ chức sự kiện.

Ngoài ra, sổ sách kế toán Thế vận hội hay bị thao túng để trừ đi nhiều chi phí hoạt động không chính thức.

Vào cuối năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 gây chấn động nền kinh tế toàn cầu và khiến phải hoãn Thế vận hội 2020, Ban Kiểm toán Quốc gia Nhật Bản nhận thấy rằng ước tính 12,6 tỷ USD của ban tổ chức Olympic Tokyo tính thiếu 17 tỷ USD.

Zimbalist nói: “Đã rất khó để thuyết phục các thành phố tham gia tranh quyền tổ chức, rồi lại thêm vào mức chi phí 30 tỷ đô la, khó có ai dám đứng ra tổ chức Thế vận hội”.

Năm ngoái, ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh 2022 đã báo cáo thặng dư 52 triệu USD trên tổng chi tiêu 2,24 tỷ USD. Tuy nhiên, một cuộc điều tra của Business Insider cho thấy tổng chi phí có thể gấp hơn 10 lần con số được báo cáo.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hơn 156 triệu cổ phiếu SHB được trao tay trong một phiên trong khi chiều bán hoàn toàn trắng bảng đã tạo nên phiên giao dịch bất ngờ của cổ phiếu này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (15/4). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,1% về mức 2.161 điểm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự kiện bên ngoài tác động và làm thay đổi về giá cổ phiếu, nhưng câu hỏi nhà đầu tư cần phải đặt ra lúc này là liệu giá trị của doanh nghiệp có thay đổi hay không? Có hay không sự nhầm lẫn giữa giá trị và giá cả trên thị trường chứng khoán?
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hạn chế thâm hụt thương mại với các nước, giảm chi phí đáo hạn trái phiếu được cho là một trong những nguyên nhân khiến đồng đô la Mỹ khó mạnh lên, theo chuyên gia.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hành động quay ngắt đột ngột của Tổng thống Donald Trump, tạm hoãn 90 ngày cho thuế nhập khẩu đối với hàng chục quốc gia, đã khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tác thương mại của Hoa Kỳ rối loạn về định hướng chính sách của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chính sách thuế của ông Trump nhanh chóng quay đầu, chứng khoán tụt sâu rồi bất ngờ tăng chóng mặt đang cho thấy sự bất định ngày càng rõ nét.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tích cực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khi giảm và hoãn áp chính sách thuế đối ứng lên tới 90 ngày với Việt Nam và những quốc gia được cho "không trả đũa", đã giúp thị trường tích cực ngay từ đầu phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi đạt kỷ lục thanh khoản hơn 45 ngàn tỷ đồng, dòng tiền yếu dần, thể hiện sự cẩn trọng, đợi chờ của nhà đầu tư về những thay đổi từ chính sách thuế của ông Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 tuần
Xem thêm