Chủ nhật, 23/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhu cầu năng lượng đáng lo ngại của AI

Xuân Hạo
- 19:11, 14/07/2024

(DNTO) - Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu phục vụ AI đang gây sức ép lên cơ sở hạ tầng năng lượng, gây lo ngại cho công cuộc giảm khí thải và chuyển đổi năng lượng sạch.

 

Một trung tâm dữ liệu ở San Jose, California. Ảnh: NYT

Một trung tâm dữ liệu ở San Jose, California. Ảnh: NYT

Mặc dù còn quá sớm để đưa ra kết luận, nhưng hiện tại ai cũng có thể nhận thấy công nghệ AI đang có tác động sâu sắc đến nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới, dẫn đến gia tăng lượng khí thải và vẫn chưa có một giải pháp nào ổn thỏa.

Nguyên do cụ thể của vấn đề này là các trung tâm xử lý dữ liệu AI có nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn. Những trung tâm này vận hành hàng loạt thiết bị gọi là đơn vị xử lý đồ họa hay GPU, được sử dụng để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn và các thao tác như trả lời các truy vấn của ChatGPT. Việc này đòi hỏi nhiều năng lượng hơn các thiết bị máy tính thông dụng và tỏa ra nhiều nhiệt hơn.

Với việc ngày càng có nhiều trung tâm dữ liệu được đưa vào vận hành, dự đoán cho thấy lượng năng lượng cần thiết để cung cấp cho làn sóng AI đang tăng không phanh.

Một nghiên cứu cho thấy AI có thể chiếm 0,5% lượng điện sử dụng trên toàn thế giới vào năm 2027, hoặc gần bằng lượng điện mà Argentina sử dụng trong một năm. Các nhà phân tích tại Wells Fargo cho rằng nhu cầu điện của Mỹ có thể tăng 20% vào năm 2030, một phần do AI. Goldman Sachs dự đoán rằng các trung tâm dữ liệu sẽ chiếm 8% mức sử dụng năng lượng của Hoa Kỳ vào năm 2030, tăng từ mức chỉ 3% hiện nay.

Ben Inskeep, giám đốc chương trình của Citizens Action Coalition, một nhóm giám sát người tiêu dùng có trụ sở tại Indiana đang theo dõi tác động năng lượng của các trung tâm dữ liệu, cho biết: “Đó thực sự là một mức tăng trưởng có tầm vóc vô cùng lớn”.

Microsoft, Google, Amazon và Meta gần đây đều đã công bố kế hoạch xây dựng các trung tâm dữ liệu mới ở Indiana, những diễn biến mà Inskeep cho biết sẽ gây sức ép cho mạng lưới cung cấp điện.

Ông nói: “Chúng tôi không có đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu dự kiến của các trung tâm dữ liệu trong vòng 5 đến 10 năm tới. Chúng tôi sẽ cần xây dựng bổ sung tài nguyên nhiều hơn nữa.”

Những gã khổng lồ công nghệ đang cố gắng kiểm soát việc sử dụng năng lượng của họ. Trong thập kỷ nay, bốn công ty này đã đi đầu trong các nỗ lực hướng tới một tương lai bền vững, thân thiện với môi trường hơn. 

Nhưng chỉ trong vài tháng qua, nhu cầu năng lượng từ AI đã khiến sự việc trở nên phức tạp hơn.  Lượng khí thải của Google năm ngoái cao hơn 48% so với năm 2019, phần lớn là do các trung tâm dữ liệu. Lượng khí thải của Microsoft cũng tăng vọt vì những lý do tương tự, cụ thể tăng 29% vào năm ngoái so với năm 2020. Và lượng khí thải của Meta đã tăng 66% từ năm 2021 đến năm 2023.

CEO Nvidia giới thiệu các loại GPU phục vụ AI tại Computex 2024. Ảnh: Nvidia

CEO Nvidia giới thiệu các loại GPU phục vụ AI tại Computex 2024. Ảnh: Nvidia

Có hai cách để các công ty công nghệ đáp ứng nhu cầu của AI: Khai thác mạng lưới điện hiện có hoặc xây dựng các nhà máy điện mới. Mỗi phương thức đều có những thách thức khác nhau.

Ở Tây Virginia, các nhà máy điện đốt than vốn đã được xếp lịch “nghỉ hưu” đang được duy trì hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của các trung tâm dữ liệu gần Virginia.

Và trên khắp nước Mỹ, các công ty điện lực đang xây dựng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên mới để hỗ trợ các trung tâm dữ liệu. Goldman Sachs dự đoán rằng “mức tiêu thụ điện năng gia tăng của trung tâm dữ liệu ở Mỹ sẽ thúc đẩy nhu cầu khí đốt tự nhiên lên khoảng 3,3 tỷ feet khối mỗi ngày vào năm 2030, điều này sẽ đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng mới.”

Đồng thời, các hãng khổng lồ ngành công nghệ đang nỗ lực chuẩn bị thêm nhiều giải pháp năng lượng khác để thúc đẩy sự phát triển của AI.

Microsoft đang thực hiện kế hoạch trị giá 10 tỷ USD để phát triển năng lượng tái tạo. Amazon cho biết họ đã sử dụng 100% năng lượng sạch vào năm ngoái, mặc dù các chuyên gia đặt câu hỏi liệu hạch toán của công ty này có quá lỏng lẻo hay không.

Tất cả các giải pháp năng lượng thải carbon thấp đều tốt. Nhưng khi chính các công ty công nghệ này lại là nguyên do làm tăng nhu cầu tiêu thụ thì nó lại phá bỏ lợi ích mà các nỗ lực năng lượng sạch mang lại.

Theo báo cáo, Microsoft và OpenAI đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu trị giá 100 tỷ USD. Báo cáo ban đầu cho thấy nó có thể cần 5 gigawatt điện, hoặc gần tương đương với 5 lò phản ứng hạt nhân.

Đồng thời, nhiều loại chip xử lý phục vụ AI đang ngày càng ngốn nhiều năng lượng hơn. Nvidia, công ty dẫn đầu về chip AI, gần đây đã tiết lộ các sản phẩm mới có thể tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.

Sự bùng nổ AI đang tạo ra lợi nhuận lớn cho một số công ty, và nó có thể mang lại những đột phá trong công nghệ năng lượng sạch. Tuy nhiên, hiện tại các trung tâm dữ liệu đang gây hại nhiều hơn là có lợi cho môi trường.

Inskeep cho biết: “Đây chắc chắn là điều rất đáng lo ngại khi ta đang trong quá trình chuyển đổi mạng lưới điện hiện tại sang năng lượng tái tạo… Việc thêm một lượng tải mới như thế sẽ đe dọa nghiêm trọng cho nỗ lực nâng cấp ngành năng lượng”.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá heo hơi đầu vào tăng cao từng ngày vượt xa so với mức giá được phê duyệt đang gây áp lực cho không ít doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
1 tuần
Xem thêm