Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thế giới phản ứng ra sao với ‘bức tường’ thuế quan của Donald Trump

Xuân Hạo
- 13:07, 03/04/2025

(DNTO) - Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.

Cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, nơi ông công bố hàng loạt thuế quan đối ứng. Ảnh: Independent UK

Cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, nơi ông công bố hàng loạt thuế quan đối ứng. Ảnh: Independent UK

"Thuế quan ăn miếng trả miếng" của Tổng thống Mỹ

Tối thứ Tư (02/4), Tổng thống Donald Trump công bố một loạt thuế quan được xem là lớn nhất và toàn diện nhất. Những phản ứng đầu tiên của thị trường cũng như các lãnh đạo thế giới được cho là khá ngán ngẩm.

Trump tuyên bố rằng ông sẽ áp dụng mức thuế ít nhất 10% đối với tất cả nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ, với mức thuế thậm chí còn cao hơn đối với khoảng 60 quốc gia để chống lại tình trạng mất cân bằng thương mại lớn với Hoa Kỳ. 

Loạt thuế quan mới, được Trump gọi là "thuế quan ăn miếng trả miếng", dao động từ 10 - 49%, và thậm chí còn cao hơn đối với khoảng 60 quốc gia để chống tình trạng mất cân bằng thương mại với Hoa Kỳ. Một số đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, chẳng hạn như Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và cả Việt Nam hiện đang phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn 50% đối với nhiều mặt hàng.

Loạt thuế quan này là một phần của nỗ lực thay đổi vai trò của nước Mỹ trên thế giới, vốn đang là một thị trường chủ yếu tiêu thụ hàng hoá nhập vào từ các quốc gia khác. Tổng thống Donald Trump hứa rằng “Việc làm và nhà máy sẽ quay trở lại đất nước chúng ta”. Ông coi đó không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề an ninh quốc gia đe dọa “chính lối sống của chúng ta (nước Mỹ)”.

Ngay sau tin về loạt thuế quan kể trên, thị trường tài chính rúng động, với giá cổ phiếu tương lai của Hoa Kỳ giảm tới 3% vào đầu ngày thứ Năm, 4/3. Tiếp theo đó, thị trường chứng khoán Tokyo đã có mức thuyên giảm lớn nhất ở châu Á. Giá dầu giảm hơn 2 đô la một thùng và giá bitcoin giảm 4,4%.

Một người mua bán chứng khoán phản ứng với tin thuế quan. Ảnh: GB News

Một người mua bán chứng khoán phản ứng với tin thuế quan. Ảnh: GB News

Không ai muốn chiến tranh thương mại

Nối tiếp sự kiện, chính phủ Anh cho biết Hoa Kỳ vẫn là "đồng minh thân cận nhất" của Vương quốc Anh.

Bộ trưởng Thương mại Jonathan Reynolds cho biết Vương quốc Anh hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại để "giảm thiểu tác động" của mức thuế 10% đối với hàng hóa của Anh do Trump công bố.

"Không ai muốn chiến tranh thương mại và chúng tôi vẫn muốn đạt được thỏa thuận", Reynolds nói. "Nhưng không có gì là không thể và chính phủ sẽ làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia của Vương quốc Anh".

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni mô tả mức thuế quan mới 20% đối với Liên minh Châu Âu là "sai" và cho rằng chúng không có lợi cho cả hai bên.

Ông Meloni cho biết trong một bài đăng trên Facebook: "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để hướng tới một thỏa thuận với Hoa Kỳ, với mục đích tránh một cuộc chiến thương mại chắc chắn sẽ làm suy yếu phương Tây theo hướng có lợi cho các thế lực toàn cầu khác".

Chính phủ Brazil cho biết họ đang cân nhắc đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới. Và sau đó, trong một động thái thể hiện sự đoàn kết hiếm hoi, Quốc hội Brazil đã nhất trí thông qua dự luật “đáp trả” để cho phép chính phủ nước này trả đũa bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức thương mại nào áp thuế đối với hàng hóa của Brazil.

Giảm thiểu thiệt hại

Các nước châu Á nằm trong số những nước xuất khẩu lớn nhất sang Hoa Kỳ đã cam kết sẽ hành động nhanh chóng để hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô và các doanh nghiệp khác có khả năng bị ảnh hưởng.

Thủ tướng Han Duck-soo của Hàn Quốc đã yêu cầu các quan chức làm việc với các nhóm doanh nghiệp để phân tích tác động tiềm tàng của mức thuế quan mới 25% nhằm "giảm thiểu thiệt hại".

Bộ thương mại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ "kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình", mà không nói rõ họ có thể làm gì. Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng với các đợt áp thuế của Donald Trump bằng cách áp thuế cao hơn đối với nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ, đồng thời hạn chế xuất khẩu các khoáng sản chiến lược được sử dụng cho các ngành công nghiệp công nghệ cao như xe điện.

“Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngay lập tức hủy bỏ các biện pháp thuế quan đơn phương và giải quyết thỏa đáng bất đồng với các đối tác thương mại thông qua đối thoại bình đẳng”, thông cáo của chính quyền Trung Quốc cho biết.

Không có cơ sở logic

Một số quốc gia phản đối lập luận của Nhà Trắng.

Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết mức thuế mà Hoa Kỳ áp đặt lên nước ông là hoàn toàn vô lý, nhưng Úc sẽ không trả đũa.

“Tổng thống Trump đã gọi đây là thuế đối ứng. Nhưng đúng ra thuế đối ứng với Úc phải là 0%, không phải 10%”, Albanese cho biết. Hoa Kỳ và Úc có một hiệp định thương mại tự do và Hoa Kỳ có thặng dư thương mại 2 đô la so với 1 đô la với Úc. “Đây không phải là hành động của một đồng minh”.

Trump cho biết Hoa Kỳ đã mua 3 tỷ đô la thịt bò Úc vào năm ngoái, nhưng Úc sẽ không chấp nhận nhập khẩu thịt bò Hoa Kỳ. Albanese cho biết lệnh cấm thịt bò sống của Hoa Kỳ là vì lý do an toàn sinh học.

Đối với cộng đồng nhỏ bé ở đảo Norfolk, Nam Thái Bình Dương, mức thuế 29% áp dụng cho họ là một cú sốc lớn. Lãnh thổ tí hon của Úc này có dân số khoảng 2.000 người và nền kinh tế xoay quanh du lịch.

“Chúng tôi không xuất khẩu bất cứ thứ gì sang Hoa Kỳ”, Quản trị viên đảo Norfolk, George Plant, đại diện của chính phủ Úc tại đảo, nói với AP hôm thứ năm: “Chúng tôi không áp thuế đối với bất kỳ thứ gì. Tôi cũng không nghĩ ra bất kỳ rào cản phi thuế quan nào được áp dụng, vậy mới đau đầu”.

New Zealand cũng phản đối lập luận về thuế quan của Trump.

“Chúng tôi không áp dụng mức thuế quan 20%”, Bộ trưởng Thương mại Todd McClay cho biết, đồng thời nói thêm rằng New Zealand có “chế độ thuế quan rất thấp” và con số chính xác thấp hơn mức thuế cơ sở 10% mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các quốc gia.

“Chúng tôi sẽ không tìm cách trả đũa. Điều đó sẽ chỉ làm tăng giá cho người tiêu dùng New Zealand và sẽ gây ra lạm phát”, ông nói.

Được miễn trừ khỏi đợt thuế quan mới nhất là Mexico và Canada, đối với hàng hóa đã đủ điều kiện theo thỏa thuận thương mại tự do với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu đã được công bố trước đó dự kiến sẽ đi vào hiệu lực vào nửa đêm thứ Tư.

Ngày trước đó, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã cho biết bà sẽ đợi đến thứ Năm mới hành động khi hiểu rõ các quyết định của chính quyền Trump sẽ ảnh hưởng đến Mexico như thế nào.

"Vấn đề không phải là nếu bạn áp thuế lên tôi, tôi sẽ áp thuế lên bạn", bà nói vào sáng thứ Tư. "Mối quan tâm của chúng tôi là củng cố nền kinh tế Mexico".

Canada đã áp dụng thuế quan để đáp trả mức thuế 25% mà Trump áp dụng. Liên minh Châu Âu, để đáp trả mức thuế áp lên thép và nhôm, đã áp thuế đối với 26 tỷ euro (28 tỷ đô la) hàng hóa của Hoa Kỳ, bao gồm cả rượu bourbon, khiến Trump phải đe dọa áp thuế 200% đối với rượu của châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tại Brussels, Bỉ, cho biết họ vẫn sẵn sàng để thoả thuận. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tại Brussels, Bỉ, cho biết họ vẫn sẵn sàng để thoả thuận. Ảnh: Reuters

Không có lợi

Khi Trump đọc danh sách các quốc gia sẽ bị nhắm mục tiêu vào thứ Tư, ông liên tục nói rằng ông không đổ lỗi cho họ về các rào cản thương mại mà họ áp đặt để bảo vệ doanh nghiệp thuộc quốc gia của mình. "Nhưng chúng tôi cũng đang làm điều tương tự", ông nói.

“Trước cuộc chiến kinh tế không ngừng nghỉ, Hoa Kỳ không thể tiếp tục chính sách đầu hàng kinh tế đơn phương nữa”, Trump nói.

Phát biểu tại một diễn đàn kinh doanh ở Ấn Độ, Tổng thống Chile, Gabriel Boric, cảnh báo rằng những biện pháp như vậy, ngoài việc gây ra sự bất ổn, còn thách thức "các quy tắc đã được thỏa thuận chung" và "các nguyên tắc chi phối thương mại quốc tế".

Tổng thống Colombia, Gustavo Petro, người từng có mâu thuẫn với Trump trước đây, cho biết qua mạng xã hội X (Twitter) rằng mức thuế quan này đánh dấu một cột mốc toàn cầu: "Hôm nay, chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) với chính sách thương mại tự do trên toàn thế giới đã chết".

Các nhà phân tích cho rằng sẽ chẳng có lợi ích gì từ một cuộc chiến thương mại toàn diện, ở cả Hoa Kỳ lẫn các quốc gia khác.

Matteo Villa, nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế của Ý, cho biết: "Một lần nữa, Trump đã đưa châu Âu đến ngã ba đường".

“Nếu Trump thực sự áp thuế cao, châu Âu sẽ phải đáp trả, nhưng nghịch lý là EU sẽ được lợi  hơn nếu họ không làm gì cả”, ông nói thêm, lưu ý rằng khối EU phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ hơn là ngược lại.

“Mặt khác, Trump dường như là người chỉ hiểu ngôn ngữ của vũ lực, cho thấy nhu cầu cho một phản ứng mạnh mẽ và ngay lập tức,” Villa nói. “Có lẽ hy vọng, ở thủ phủ EU, Brussels, là phản ứng sẽ đủ mạnh để thúc đẩy Trump đàm phán và sẽ rút lui trong tương lai gần”.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
11 phút
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
1 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Xem thêm