Chủ nhật, 30/06/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nông sản, trái cây xuất khẩu đang gặp phải cạnh tranh khốc liệt từ Nam Mỹ, châu Á

Huyền Trang
- 16:38, 02/06/2024

(DNTO) - Sản xuất manh mún, quy mô nhỏ khiến nông sản Việt Nam chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng cho các chuỗi siêu thị lớn. Chưa kể, công nghệ bảo quản, chế biến còn hạn chế cũng khiến các mặt hàng này gặp cạnh tranh gay gắt  với sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác.

thanh long

Có thị trường nhưng không đủ năng lực phục vụ

Đóng góp vào 32,81 tỷ USD giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm có 700 triệu USD là nhóm ngành rau quả, tăng 7,4% so với cùng kì năm trước.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, hiện nhiều sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công nhiều thị trường, trong đó có các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản nhờ và việc tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu, quy định về an toàn thực phẩm.

Nhiều sản phẩm đã hiện diện tại các chuỗi siêu thị, các hệ thống bán lẻ của nhiều nhà cung ứng lớn với chất lượng và giá cả cạnh tranh, được người tiêu dùng quốc tế quan tâm và lựa chọn. Điều này giúp Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.

Bước sang quý 2 cũng là lúc nhiều loại nông sản, trái cây Việt Nam vào mùa thu hoạch ồ ạt như vải, nhãn, mận ở miền Bắc; bơ, nho, dưa hấu, thanh long, sầu riêng ở miền Nam… Điều này đặt ra áp lực lớn cho tiêu thụ, cả trong nước và xuất khẩu, trong bối cảnh chất lượng nông sản của ta còn chưa thực sự đồng đều, công nghệ bảo quản và chế biến còn hạn chế.

Ví dụ trong xuất khẩu trái thanh long, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long chính của Việt Nam nhưng họ cũng đang mở rộng vùng trồng loại trái cây này ở Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam… mùa thu hoạch (từ tháng 5 – 11), không chênh lệch nhiều so với thanh long Bình Thuận (từ tháng 3 -9). Do đó, thanh long Bình Thuận cạnh tranh với thanh long và các loại trái cây Trung Quốc, dẫn đến việc tiêu thụ thường bị chậm, giá cả có xu hướng giảm. 

Để không phụ thuộc vào một thị trường, thanh long Việt Nam cũng đã tìm đường vào châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á… Tuy nhiên, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng chậm nên việc tạo dựng thị trường còn nhiều khó khăn. Việc mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, Ấn Độ… và các quốc gia có FTA với Việt Nam đã được triển khai nhưng cũng chưa thuận lợi do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tại thị trường Hoa Kỳ, ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, cho biết mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng nông sản Việt Nam hiện phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm cùng loại đến từ Nam Mỹ, châu Á. 

Bởi khoảng cách từ Việt Nam đến Hoa Kỳ xa làm kéo dài thời gian và phát sinh chi phí vận chuyển. Trong khi đó, công nghệ bảo quản của ta còn hạn chế, sản phẩm tươi sau thu hoạch, trải qua quá trình chiếu xạ bị thay đổi nhiệt độ nên bị giảm sút chất lượng và độ tươi ngon khi nhập cảng. Ngoài ra, quy mô sản xuất trong nước còn manh mún, nhỏ lẻ, khó đáp ứng sản lượng mà nhà nhập khẩu yêu cầu. Các sản phẩm nông sản Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào khâu đóng gói, bao bì và quảng bá tại thị trường Hoa Kỳ.

Tương tự, tại thị trường EU, Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại Bỉ và EU Trần Văn Công cho biết, trừ mặt hàng dừa, nông sản Việt Nam phần lớn mới chỉ tiếp cận được với các chuỗi cửa hàng châu Á, chưa thể thâm nhập vào các kênh phân phối lớn, chính thống ở đây như Carrefour, Metro…

Vị này cho biết, nguyên nhân cơ bản là quy mô sản xuất các loại nông sản Việt Nam chưa thực sự bền vững để cung cấp đủ số lượng, chất lượng một cách đồng đều tại các chuỗi siêu thị lớn của EU.

Bài học từ vải thiều Bắc Giang

Vải thiều Bắc Giang là bài học thành công cho các loại trái cây khác của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Vải thiều Bắc Giang là bài học thành công cho các loại trái cây khác của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Trong các loại trái cây xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay, có lẽ, vải thiều Bắc Giang là sản phẩm đang tiêu thụ tốt nhất. Tính tới thời điểm hiện tại, theo thống kê của tỉnh này, đã có hơn 20 nghìn tấn vải thiều được tiêu thụ, trong đó 14 nghìn tấn cho thị trường nội địa, 6 nghìn tấn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản... Riêng thị trường Hoa Kỳ và châu Âu nhập khẩu gần 50 tấn vải thiều.

Thành quả này không phải ngẫu nhiên đến từ việc vải thiều là loại trái cây nhiệt đới được ưa chuộng ở thị trường quốc tế và Việt Nam may mắn là số ít quốc gia có thể trồng được. Nó đến từ việc có định hướng trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu một cách bài bản, chỉ đạo xuyên suốt từ cơ quan trung ương, xuống tỉnh và xuống các cơ sở, để “trên nóng”, “dưới cũng nóng”.

Cụ thể, nhiều năm nay, Bắc Giang đã tập trung chuẩn bị tốt cho việc rà soát các mã vùng và cơ sở đóng gói. Tỉnh hiện đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu với diện tích gần 17.200 ha và 40 cơ sở đóng gói, áp dụng các phương pháp bảo quản hiện đại như bảo quản lạnh sâu, xử lý ethylene, màng bảo quản sau thu hoạch để kéo dài thời gian cho sản phẩm. Địa phương này cũng thực hiện giám sát chất lượng nghiêm ngặt bằng việc lấy mẫu ngẫu nhiên để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chất bảo quản khác.

“Trung bình một ngày sẽ lấy khoảng 10 mẫu, ví dụ như ngày 28/5 vừa qua, 10 mẫu có 250 hoạt chất đều dưới mức quy định. Điều này đảm bảo rằng vải thiều Bắc Giang không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Mỹ, Nhật Bản, Úc, mà còn giữ được độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng. Doanh nghiệp rất yên tâm xuất khẩu”, ông Lê Bá Thành, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, cho biết.

Bài học kinh nghiệm từ việc trồng và xuất khẩu vải thiều của Bắc Giang cần được nhân rộng ra các địa phương, với các trái cây, rau củ khác, để không còn tình trạng có sẵn thị trường, khách hàng nhưng chúng ta không đủ năng lực phục vụ. 

Hiện nay, tỷ lệ hư hỏng của các sản phẩm rau quả sau thu hoạch lên tới 35-40%. Để giảm bớt tỉ lệ này, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần tang đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị, phương tiện thu hoạch, vận chuyển, kho chứa lạnh phù hợp với từng sản phẩm. Có thể nghiên cứu công nghệ bảo quản như bảo quản tế bào sống, bảo quản bằng các loại chế phẩm sinh học màng bọc chất bảo quản… để đưa trái cây vào trạng thái “ngủ đông”, kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài  ra, có thể nghiên cứu phát triển các sản phẩm chế biến sâu như trái cây khô, bột trái cây, sản phẩm đóng hộp, với thời gian bảo quản lâu hơn và có thể tiêu thụ quanh năm, không phụ thuộc vào thời vụ.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Doanh nghiệp phân phối ô tô ghi nhận sự tăng trưởng "giật lùi" 6 tháng đầu năm 2024 khi doanh số sụt giảm, kỳ vọng sẽ bẻ lái trở lại trong nửa cuối năm nhờ chính sách hỗ trợ thuế phí, hỗ trợ người mua, và các giải pháp kích cầu mạnh mẽ sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 8.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản xấu nhất, chỉ số VN-Index có thể điều chỉnh lùi về mốc 1.200 điểm trong bối cảnh khối ngoại tiếp tục đà bán ròng và áp lực tỷ giá vẫn còn gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt tăng giá trong kỳ điều hành hôm nay 27/6.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường tiền tệ đang chứng kiến diễn biến đáng chú ý khi lượng tín phiếu trúng thầu tăng vọt lên 25.000 tỷ đồng – mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2023, đồng thời lãi suất trúng thầu cũng được nâng lên 4,3%/năm. 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Với 74,5 triệu cổ phiếu SHB được giao dịch theo phương thức thoả thuận, trùng với số lượng đăng ký mua của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh từ ngày 26-28/6. Như vậy, khả năng cao ông Vinh đã hoàn tất việc mua và trở thành cá nhân có tỷ lệ nắm giữ cao nhất tại SHB.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã phục hồi với mức tăng trưởng 7,7% so với quý trước, nhờ lượng phát hành trái phiếu chính phủ tăng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nối lại việc phát hành tín phiếu ngân hàng trung ương vào tháng 3.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, hết năm nay nên kết thúc chính sách tài khóa mở rộng để điều chỉnh theo hướng chính sách tài khóa thắt chặt hơn, nhằm tập trung nâng cao sức mạnh tài chính công, thúc đẩy phát triển kinh tế. 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Khá nhiều cổ phiếu trà đá bất ngờ bật tăng, giao dịch tới hàng triệu đơn vị mỗi phiên trong bối cảnh lực bán mạnh, lực cầu thấp, nhà đầu tư thận trọng sau thông tin vụ án thao túng thị trường.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích cho rằng, trong tuần giao dịch mới, chiến lược phù hợp của các nhà đầu tư là nắm giữ tỷ trọng nhất định, chờ chỉnh sâu hơn hoặc đợi thị trường rõ kịch bản rồi hành động. Các nhóm ngành phục hồi theo chu kỳ kinh tế vẫn sẽ được ưu tiên.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù tính đến cuối tháng 5/2024, nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng âm, thậm chí có ngân hàng âm tới hơn 10%, song không vì vội vàng tăng trưởng tín dụng mà không kiểm soát chất lượng. Điều quan trọng là các ngân hàng phải "bắt bệnh" được nguyên nhân tín dụng ách tắc để tìm đúng giải pháp tháo gỡ.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tín dụng dần hồi phục khiến nhiều nhà băng phải tăng lãi suất huy động nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn. Song, xu hướng lãi suất tăng từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều, chưa đủ tạo ra cuộc đua lãi suất trên thị trường để "giữ chân" dòng tiền đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tăng gần 7% với hơn 33 triệu đơn vị được khớp lệnh, mã TCH trở thành cổ phiếu sáng giá trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 20/6.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất và xuất khẩu là lực kéo tích cực cho nền kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm. Tuy nhiên, xu thế chưa thực sự bền vững và còn nhiều rủi ro bất định phía trước. Do đó, VEPR nhận định triển vọng tăng trưởng GDP năm 2024 dưới tiệm cận mục tiêu Quốc hội đặt ra.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kì điều hành hôm nay 20/6, tuy nhiên, đà tăng giá dầu cao hơn nhiều so với giá xăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Xu hướng tăng liên tục được duy trì giúp FPT liên tục lập đỉnh mới và được xem là cổ phiếu "bất bại" trên thị trường chứng khoán, dù vậy chuyên gia vẫn chỉ ra nhiều rủi ro về mặt định giá với cổ phiếu này.
1 tuần
Xem thêm