Thứ bảy, 30/09/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Niềm tin kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục đang nhạt nhòa

Xuân Hạo
- 07:00, 30/05/2023

(DNTO) - Doanh thu bất động sản yếu, sản lượng công nghiệp và sức tiêu thụ ảm đạm, niềm tin vào công cuộc hồi phục kinh tế của Trung Quốc sau Covid-19 đang trở nên nhạt nhòa.

 

Một hội chợ việc làm ở Bắc Kinh vào đầu năm nay. Ảnh: Wall Street Journal

Một hội chợ việc làm ở Bắc Kinh vào đầu năm nay. Ảnh: Wall Street Journal

Năm nay là thời điểm kiếm việc làm khó khăn nhất với Anna Li, thậm chí còn khó hơn so với khi đại dịch Covid-19 còn hoành hành. “Tôi đã đi xin việc được nửa năm rồi. Tôi thực sự kiệt quệ nhưng vẫn chưa nhận được lời mời nào”, cô nói.

Anna Li, 25 tuổi, là một sinh viên mới tốt nghiệp ở tỉnh Sơn Đông giàu có, cho biết nếu cô có nhận được việc làm nào, thì lương bổng cũng không đủ để sống.

Đà hồi phục mất sức

5 năm trước, nền kinh tế Trung Quốc đã trên đà tăng trưởng chóng mặt, cho phép các sinh viên vừa ra trường dễ dàng tìm được việc làm. Nhưng nay, viễn cảnh tương lai của họ ngày càng trở nên mù mịt, bởi nền kinh tế nước này vẫn chưa kịp hồi phục sau khi chính quyền Tập Cận Bình xóa bỏ chính sách Zero-Covid khắt khe.

Dữ liệu gần đây cho thấy trong tháng 4 và đầu tháng 5/2023, sản xuất công nghiệp, doanh số bất động sản và tăng trưởng tín dụng đều không đạt mức dự đoán của các nhà phân tích, làm mất niềm tin vào triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sức tăng chậm lại đã làm “bầm dập” thị trường, với giá hàng hóa như đồng và sắt sụt giảm, chứng khoán đi xuống và giá trị đồng Nhân dân tệ sụt xuống chỉ bằng 1/7 so với đồng đô la.

Chỉ số chi tiêu đã tăng ngay sau khi chính sách chống Covid-19 được rút đi vào hồi đầu năm, nhưng sau đó lại đi xuống do viễn cảnh nền kinh tế không mấy tươi sáng.

“Niềm tin là một điều rất quan trọng”, theo Hui Shan, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Goldman Sachs. “Đối với người tiêu dùng, khi tồn tại những lo lắng về tương lai, họ sẽ không muốn chi tiêu. Đầu tư tư nhân cũng rất yếu. Nếu ta nói chuyện với các doanh nhân, sẽ thấy nhiều người ái ngại không muốn tham gia đầu tư”.

Sau thời gian chống Covid-19 dai dẳng và một thời kỳ kiểm soát nghiêm ngặt các doanh nghiệp tư nhân, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã theo đuổi một giọng điệu “hòa giải” hơn với hy vọng cải thiện niềm tin cho đầu tư. 

Nhưng chỉ vài tháng sau đó, họ đã tung ra dự báo tăng trưởng kinh tế rất đáng thất vọng, với tăng trưởng trong năm 2022 chỉ đạt 3% - một con số thấp nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua. Trong năm 2023, đất nước này đã có khởi đầu thuận lợi hơn, với tổng sản phẩm quốc nội nới rộng 4,5% trong vòng 3 tháng đầu. 

Tuy vậy, viễn cảnh trong các tuần vừa qua đã nhanh chóng thay đổi, với thị trường bất động sản cho thấy nhiều dấu hiệu rạn nứt: Doanh số tháng 4 rơi xuống chỉ bằng 63% so với 2019, con số này ở hồi tháng 3 đã là 95% - theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Gavekal.

Lo ngại từ ngành bất động sản tràn lấn sang sản xuất công nghiệp, khiến phân mảng này đi xuống vào tháng 4, do nhu cầu tiêu thụ xi măng, thủy tinh và các sản phẩm khác đi xuống. Mức tiêu thụ cho sản phẩm tiêu dùng, vốn là một thang bậc chỉ định cho sự hồi phục kinh tế, nối đuôi đi xuống.

Một hội chợ việc làm ở thành phố Trùng Khánh phía Tây Nam Trung Quốc vào tháng trước. Ảnh: Wall Street Journal

Một hội chợ việc làm ở thành phố Trùng Khánh phía Tây Nam Trung Quốc vào tháng trước. Ảnh: Wall Street Journal

Vẫn còn có thể cứu vãn

Những “làn gió ngược” đó đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ lên cao, chạm ngưỡng kỷ lục 20,4% trong tháng 4.

Các chuyên gia chỉ ra “bức tranh” của thị trường việc làm tại Trung Quốc có triển vọng hơn một chút. Chỉ số thất nghiệp ở tất cả các độ tuổi giảm xuống còn 5,2% trong tháng 4, với số lượng tuyển dụng công nhân nhập cư cho các nhà máy, tăng 3,1% so với thời kỳ trước Covid-19.

Với thị trường việc làm đang dần cải thiện, vẫn còn có hy vọng cho thị trường tiêu dùng và bất động sản Trung Quốc.

“Động lực phục hồi thị trường tiêu dùng vẫn còn nguyên vẹn: thị trường lao động bị thắt chặt sẽ đẩy thu nhập lên cao và dẫn đến mức tiêu dùng của các hộ gia đình tăng theo trong những quý tới”, nhận xét từ hãng phân tích Gavekal

Câu hỏi lớn nhất cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ là: “Liệu sự chậm lại này chỉ là các cản trở sớm đi qua, hay đòi hỏi sự can thiệp từ chính quyền” - theo Robin Xing, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Morgan Stanley.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắn nhủ các quan chức nên theo dõi dữ liệu sản xuất từ các nhà máy trong hai tháng sắp tới, trước khi đưa ra quyết định. Các nỗ lực kích thích kinh tế có thể được đem đến dưới dạng trợ cấp cho giá mua xe, giảm nhẹ hạn chế mua bất động sản và thêm vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Các chuyên gia dự đoán mục tiêu tăng trưởng 5% trong 2023 của Bắc Kinh vẫn có thể đạt được. Chuyên gia Xing của Morgan Stanley cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không muốn mức tăng trưởng xuống dưới con số đó, bởi nó có thể đem đến nhiều vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề lớn cho các cư dân trẻ tuổi của Trung Quốc. Dù chính sách kinh tế của chính phủ trong năm nay có như thế nào, thì họ cũng sẽ theo đuổi thay đổi trọng tâm vào kỹ thuật và phần cứng điện tử, thay vào mục tiêu tài chính và nền tảng trực tuyến trước kia. Điều này làm biến đổi nhu cầu của thị trường việc làm, khiến nhiều sinh viên mới ra trường hụt hẫng. 

Christina Liu, một sinh viên tuổi 20 đến từ tỉnh Hồ Nam đã quyết định theo đuổi bằng tiến sĩ sau khi cô không thể tìm được việc làm chỉ với bằng thạc sĩ. Cô đang học ở Hồng Kông nhưng cho biết nhiều bạn bè của cô ở Trung Hoa đại lục đang phải vật lộn để tìm việc làm hoặc thay đổi ngành nghề.

“Một số muốn từ bỏ việc làm hiện tại nhưng lại không dám khi chưa có công việc khác”, Liu nói.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đi qua 2/3 chặng đường của năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, những tín hiệu đáng mừng nhìn từ hoạt động đăng ký kinh doanh cũng như đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước cho thấy dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế đang dần rõ nét hơn.
12 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính phủ đang nỗ lực và quyết liệt hơn trong đầu tư công để hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 (kế hoạch Quốc hội là 711.684 tỷ đồng).
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong nước, giải ngân vốn đầu tư công và những yếu kém mang tính cơ cấu của nền kinh tế là nguy cơ chính dẫn tới suy giảm tăng trưởng. Bên ngoài, kinh tế toàn cầu tăng chậm lại đáng kể và Trung Quốc phục hồi kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, sản xuất và việc làm của Việt Nam.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
8/12 dự án thua lỗ, chậm tiến độ của ngành Công thương đã có phương án xử lý. Còn 4 dự án đã trình Thủ tướng Chính phủ 3 phương án xử lý, chờ báo cáo Bộ Chính trị.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Xứng danh “Kỳ quan miền nhiệt đới”, thành phố bán đảo MerryLand Quy Nhơn là nơi hội tụ của nhiều sự kiện thể thao, văn hóa nghệ thuật, giải trí tầm cỡ, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và người dân địa phương. MerryLand Quy Nhơn cũng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến của những lễ hội quy mô quốc tế trong tương lai gần.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá cả dao động đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp, nhưng nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Đặc biệt là khi vẫn tồn tại một "vết nhơ" trong ngành bán vé sự kiện.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo các chuyên gia, khi chuyển sang điện xanh, việc tăng giá điện sẽ không tránh khỏi. Người dân, doanh nghiệp phải sớm có phương án sử dụng hợp lý và sẵn sàng chấp nhận. Cơ quan quản lý phải phải xem xét lộ trình để tránh gây xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) cho rằng, không phải doanh nghiệp Việt muốn chậm lớn, có rất nhiều doanh nghiệp chân chính muốn lớn và trưởng thành một cách bài bản nhưng bị vướng cơ chế, thiếu các chính sách mang tính chiến lược, bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Lượng hóa các động lực tăng trưởng mới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dù khơi thông các nguồn lực, giải ngân hết 95% vốn đầu tư công, dự báo kinh tế năm nay cao nhất đạt 6%, tức không đạt mục tiêu 6,5%.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Đi lên từ con số 0, chỉ sau một đêm Quang Hà đã vụt sáng thành sao khi được ghi nhận với bản hit Ngỡ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng “nghịch lý”: Doanh nghiệp Việt giỏi chống chịu, "sống dai" nhưng chậm lớn; nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn; tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát thấp; lạm phát thấp nhưng lãi suất cao...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia nhận định, CASA cải thiện phản ánh từ việc chính sách tiền tệ nới lỏng đang phát huy tác dụng. Tài khoản thanh toán "rủng rỉnh" hơn so với trước đây và tính thanh khoản của nền kinh tế dần hồi phục. Tỷ lệ CASA có thể đã tạo đáy, liệu sẽ "lội ngược dòng" trở lại thời hoàng kim thời gian tới?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, nhiều nhà đầu tư lo ngại việc Bộ Công thương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán khung giá điện khó đảm bảo tính khách quan.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng yêu cầu tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao... có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ...
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 12/9, tại Thanh Hóa, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Hội khoá VI, triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028.
2 tuần