Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiều người lao động Việt đang được trả lương bằng tài sản ảo

Huyền Trang
- 17:06, 24/04/2024

(DNTO) - Lượng lớn lao động freelancer Việt Nam đang sở hữu tài sản ảo khi làm việc với các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra bài toán cần nhanh chóng có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như chống thất thu thuế cho nhà nước.

Tài sản ảo đang trở thành công cụ giao dịch phổ biến của nhiều người Việt. Ảnh: T.L.

Tài sản ảo đang trở thành công cụ giao dịch phổ biến của nhiều người Việt. Ảnh: T.L.

85% lao động freelancer Việt Nam sở hữu tài sản ảo

Trong phiên thảo luận Góp ý xây dựng khung pháp lý cho tài sản ảo, nhà cung cấp tài sản ảo, sáng 24/4, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) cho biết, theo khảo sát của Hội đồng Đại Tây Dương trên 60 quốc gia, có 32/60 quốc gia coi tài sản ảo (VA), nhà cung cấp tài sản ảo (VASP), dịch vụ tài sản ảo là hợp pháp; 19 quốc gia cấm một phần và 8 quốc gia cấm toàn bộ. Tổ chức này phân chia khung pháp lý cho VA, VASP gồm 4 yếu tố cơ bản: thuế, chống tài trợ rửa tiền (chống tài trợ khủng bố), bảo vệ người tiêu dùng và cấp phép.

“75% các quốc gia trên toàn cầu lúng túng trong việc xây dựng chính sách về tài sản ảo và dịch vụ tài sản ảo. Nhưng thực tế chỉ có 8 quốc gia cấm toàn bộ”, ông Trung nói.

Theo số liệu thống kê mới đây của Crypto Crunch App, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về giao dịch tiền số (sau Ấn Độ và Mỹ), với gần 26 triệu người sở hữu tiền ảo.

Đặc biệt, ông Trung cho biết, nhiều người Việt làm cho các tổ chức quốc tế đang được trả lương bằng tài sản ảo. Vị này dẫn số liệu của Triple-A (Singapore) về thị trường lao động freelancer Việt Nam (lao động tự do), cho thấy 85% lực lượng này sở hữu tài sản ảo, 35% chấp nhận thanh toán bằng tài sản ảo. 57% lực lượng lao động sử dụng tài sản ảo đang nằm trên thị trường tài chính Việt Nam. Theo thống kê của Đại học Fulbright, nền kinh tế ngầm của Việt Nam năm 2018 chiếm 25-30% GDP.

Điều này đặt ra bài toán gấp rút có hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo. Ông Đỗ Việt Cường, Chánh Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế, cho biết các quốc gia nhỏ, các quốc gia trong danh sách “xám” của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) có nhận định chưa đầy đủ, kịp thời về tài sản ảo. Cho nên những nước này chưa bắt kịp để xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, tiệm cận với quốc tế. Ngược lại, những quốc gia phát triển, có trình độ quản lý nhà nước tốt đã chủ động nghiên cứu đầy đủ để kịp thời điều chỉnh một mối quan hệ xã hội mới, mối quan hệ tài sản mới mà không thể ngăn cản được.

Luật pháp Việt Nam không đề cập đến tài sản ảo nên không coi là cấm, nhưng vì luật pháp không đề cập nên cũng không được bảo vệ. Theo ông Cường, đây là thiếu sót với những người sở hữu tài sản ảo, với các tổ chức, doanh nghiệp. 

“Điều mà đại diện VBA vừa đề cập là rất nhiều người lao động Việt Nam làm việc cho nước ngoài và được trả bằng tài sản ảo là đúng, vì người ta không trả bằng tiền Việt, họ sử dụng công nghệ của họ để đáp ứng mục đích của họ. Người lao động Việt Nam cũng phải tìm cách nào đó để chuyển hóa tài sản ảo thành giá trị mình mong muốn phục vụ cho đời sống hàng ngày. Việc thanh toán đó không thông qua kênh thanh toán truyền thống, kênh thanh toán do ngân hàng nhà nước quản lý mà nó phải thông qua các cách thanh toán khác nhau. 

Giữa đen và trắng luôn có khoảng xám ngầm, hoán đổi việc này. Nếu chúng ta không nghiên cứu cẩn thận, không nhanh chóng có chế tài quản lý thì một bộ phận không được bảo vệ và một bộ phận khác sẽ tìm cách lợi dụng để đánh cắp, ăn cướp và không biết chừng còn lợi dụng để phục vụ một số lợi ích ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”, ông Cường nói.

Nhà đầu tư tài sản ảo cần được bảo vệ

Các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên cân nhắc thật kĩ nếu cấm tài sản ảo. Ảnh: T.L.

Các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên cân nhắc thật kĩ nếu cấm tài sản ảo. Ảnh: T.L.

Luật sư Trần Quốc Bảo, Luật sư Điều hành Hãng luật Pantheon, cho biết trong 10 quốc gia thuộc nhóm G20, khu vực chiếm 50% GDP toàn cầu đã công nhận tài sản ảo là tài sản hợp pháp.

Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho tài sản ảo nên rất nhiều đơn vị cung cấp tài sản ảo đã ra nước ngoài để hoạt động. Lấy ví dụ ở Thái Lan, vị này cho biết họ khuyến khích và không đánh thuế tiền lãi với token đầu tư. “Token đầu tư nếu xem xét giống như FDI thì nó lớn hơn rất nhiều khoản đầu tư FDI mà chúng ta đang có hiện nay”, vị này nói.

Tại Quyết định số 194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý để cấm hoặc quản lý tài sản ảo trước thời điểm tháng 5/2025.

Ông Phan Đức Trung cho biết kế hoạch hành động quốc gia ban hành theo Quyết định 194 đang tập trung vào 2 ưu tiên là chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố và tiêu chuẩn nhà dịch vụ cùng cấp tài sản ảo. Trong khi đó, 2 tiêu chuẩn còn lại để tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh là thuế tài sản mã hóa và bảo vệ người dùng hiện chưa được quan tâm thích đáng. 

Dưới góc độ là một đơn vị cung cấp tài sản ảo có giấy phép vận hành ở nước ngoài, ông Lê Hoài Nam, Nhà sáng lập Hold Station, cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện đang được thúc đẩy bởi thế hệ 8x, 9x, họ lớn lên cùng game và các thứ ảo. Ví dụ khi chơi game và thực hiện giao dịch vật phẩm trong game thì cũng là một hình thức sử dụng tài sản ảo. 

Từ thế hệ đó cho tới nay, tính ứng dụng của tài sản ảo trong tài chính, kinh tế ngày càng phát triển hơn và thúc đẩy mọi người giao dịch, mua bán và thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp. Vị này mong muốn có khung pháp lý để thực sự bảo vệ nhà đầu tư và người sử dụng tài sản ảo.

“Tài sản ảo rất tiện, rất mới nên ở đâu có tài sản ảo, ở đó có trộm cướp. Từ đó sinh ra nhiều vấn đề liên quan người này lừa đảo người kia. Hiện nay, mọi người đầu tư không phải thông qua việc học tập, tham vấn từ các chuyên gia tư vấn mà mọi người đọc trên Facebook, xem trên TikTok, trên các kênh truyền thông nên rất dễ bị thao túng, đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm dựa trên truyền thông.

Chúng tôi rất mong muốn được hoạt động ở Việt Nam giống như một doanh nghiệp truyền thống, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, có lợi nhuận, có đóng thuế, đóng bảo hiểm và phục vụ cho nền kinh tế nước nhà vào bảo vệ cho những nhà đầu tư”, vị này nói.

Tin khác

Xu thế
Microsoft hiện đang giới thiệu mẫu PC thu nhỏ mới chuyên dụng mới cho dịch vụ đám mây Windows 365, được thiết kế với mục đích kết nối các nhân viên công ty với các thiết bị và tập tin trên đám mây.
1 ngày
Xu thế
Theo chuyên gia, khi 5G bùng nổ thì các thiết bị công nghệ ứng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật cũng bùng nổ, con chip vì thế sẽ có mặt trong rất nhiều sản phẩm thông dụng của đời sống.
3 tuần
Xu thế
Đây là mặt trái đáng lo ngại của công nghệ mới khi việc gia tăng ứng dụng công nghệ lại ảnh hưởng lớn hơn tới môi trường.
1 tháng
Xu thế
Việt Nam hiện đã có 48.533 doanh nghiệp đã sử dụng hợp đồng điện tử có chứng thực. Số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử tiếp tục tăng lên sẽ giúp giảm chi phí hành chính, đồng thời giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
1 tháng
Xu thế
Elon Musk đã giới thiệu mẫu xe taxi tự hành đầu tiên của Tesla, với tên gọi Cybercab. Trong cùng sự kiện, Tesla cũng ra mắt mẫu xe van Robovan và người máy Optimus, với tham vọng vươn ra xa hơn ngoài lĩnh vực xe điện.
1 tháng
Xu thế
Tiếp xúc với các ion Plasmacluster, có tới 84% tài xế tham gia trải nghiệm giảm phanh gấp và đánh lái gấp; 21% trong số họ giảm tình trạng buồn ngủ và 22% cảm thấy có thể duy trì mức độ tập trung cao hơn bình thường, đây là kết quả khảo sát từ Sharp về sự tác động của công nghệ Plasmacluster với hiệu suất lái xe của tài xế.
1 tháng
Xu thế
Thị trường sản xuất chip đang chuyển mối quan tâm từ sản xuất chip siêu nhỏ sang làm thế nào để đóng gói các mảnh bán dẫn trong một “bao bì” duy nhất để tăng hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển đóng gói tiên tiến.
1 tháng
Xu thế
Gojek, trước đó là Beamin phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường Việt Nam sau nhiều năm hoạt động ở đây, chấp nhận nhường lại miếng bánh thị phần cho các đối thủ nội địa tuy sinh sau nhưng lại nhanh lớn.
1 tháng
Xu thế
Tập đoàn Amazon đã yêu cầu các nhân viên trở lại đi làm toàn thời gian tại công ty 5 ngày trong tuần, theo CEO của công ty - ông Andy Jassy.
2 tháng
Xu thế
Philippines được xem là quốc gia đứng đầu thế giới trong ngành outsource. Nhưng với sự tiến bộ của công nghệ AI, ngành outsource đang đối đầu với nhiều thử thách và cơ hội mới, nhăm nhe thay đổi bộ mặt lực lượng lao động tại quốc gia Đông Nam Á này.
2 tháng
Xu thế
Thay vì đầu tư hàng triệu USD cho bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ, các tập đoàn có thể tốn ít nguồn lực hơn nếu kết hợp với các nhóm nghiên cứu, startup đang có sẵn các công cụ này. Đây cũng là cách Google, Meta… đang làm để đi nhanh hơn trong thời đại AI.
2 tháng
Xu thế
Chuyên gia cho biết, dù là ứng dụng nổi đình nổi đám nhưng rất ít doanh nghiệp Việt sử dụng thành công ChatGPT, bởi họ lúng túng trong cách sử dụng, ngại công nghệ mới, hoang mang giữa "rừng" thông tin.
2 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
3 tháng
Xu thế
Ông Jeff Dean, Giám đốc Khoa học của Google, cho biết mô hình ngôn ngữ lớn hiện nay đã có thể chuyển dữ liệu lớn từ văn bản hàng trăm trang, video dài để tạo ra văn bản giúp ích cho người khiếm thính, người không biết chữ có thể xem được nội dung… Điều mà 10 năm trước không ai nghĩ máy tính làm được.
3 tháng
Xu thế
Susan Wojcicki qua đời ở tuổi 56, bà từng được mệnh danh là “Nữ hoàng marketing", từng góp sức nâng đỡ Google thành một hãng công nghệ Internet khổng lồ, và là một trong những nhân vật nữ nổi bật nhất ở Thung lũng Silicon.
3 tháng
Xem thêm