Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nền kinh tế Nhật Bản 'trượt' vào suy thoái

Xuân Hạo
- 10:09, 16/02/2024

(DNTO) - Sụt giảm trong chi tiêu tiêu dùng và kinh doanh đã kìm hãm Nhật Bản, khiến nền kinh tế nước này liên tiếp đi xuống trong hai quý vừa qua.

Nền kinh tế Nhật Bản đi vào tình trạng suy thoái. Ảnh: NYT

Nền kinh tế Nhật Bản đi vào tình trạng suy thoái. Ảnh: NYT

Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm trong quý cuối năm 2023, trái với dự đoán tăng trưởng nhẹ được đưa ra trước kia và chính thức đẩy quốc gia này vào thời kỳ suy thoái kinh tế.

Tình trạng yếu ớt của nền kinh tế Nhật Bản trong quý 4, 2023 đã là kết quả của sự sụt giảm trong mức chi tiêu của cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Người dân Nhật Bản hiện đang phải chống trả mức lạm phát cao kỷ lục trong vòng 4 thập kỷ qua, cộng với đồng Yên nhạt nhòa và giá thực phẩm tăng cao.

Tuy vậy, một dự đoán vẫn trở thành sự thật: Nền kinh tế Nhật Bản, giờ đây nhỏ hơn nền kinh tế Đức, đã tuột hạng thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới.

Tính bình quân hàng năm, tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản đã giảm 0,4% trong quý 4, thời kỳ từ tháng 10 đến tháng 12, sau khi chịu mức giảm 3,3% trong ba tháng trước. Con số này khác với mức tăng 1% mà các nhà kinh tế đã dự báo.

Các con số làm lu mờ triển vọng tương lai của nền kinh tế Nhật Bản. Mặc cho tình trạng lợi nhuận của các tập đoàn đang ở mức cao kỷ lục, thị trường chứng khoán dâng cao và tỷ lệ thất nghiệp giữ mức thấp. Nhưng mức chi tiêu của cả người tiêu dùng và mức đầu tư của các doanh nghiệp, hai con số vốn là chỉ định then chốt của nền kinh tế, lại đang chậm dần.

Shinichiro Kobayashi, nhà kinh tế tại Mitsubishi UFJ Research and Consulting, cho biết nền kinh tế đang bị “phân cực” vì giá cả tăng cao. Ông cho biết, khi lợi nhuận doanh nghiệp tăng vọt, nó cũng sẽ kéo theo giá hàng hóa, nhưng mức lương bổng không chạy theo kịp, khiến người tiêu dùng không muốn chi tiêu.

Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu lao động tại Nhật Bản có thể được tăng lương trong năm nay hay không?

Mức tăng trưởng âm liên tiếp trong hai quý vừa qua cũng có nghĩa là nền kinh tế Nhật Bản đang trong thời kỳ suy thoái, nhưng các con số vẫn còn ở trong giai đoạn đầu. Một sự điều chỉnh sau đó vẫn có thể xóa bỏ tiếng xấu.

Mức chi tiêu của người tiêu dùng Nhật Bản đang chậm dần. Ảnh: NYT

Mức chi tiêu của người tiêu dùng Nhật Bản đang chậm dần. Ảnh: NYT

Nhưng các dữ liệu kinh tế này sẽ làm phức tạp hóa quyết định sắp tới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản để thực hiện lần tăng lãi suất cho vay đầu tiên của nước này kể từ 2007.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã là một ngoại lệ hiếm có trên thế giới, giữ vững chính sách tiền tệ để giữ lãi suất cho vay thấp nhằm thúc đẩy chi tiêu - một tàn dư của cuộc chiến chống giảm phát dài lâu của nước này. Nhiều nhà kinh tế đã dự đoán chính quyền Nhật Bản sẽ phải thay đổi sớm nhất trong vòng tháng 4 sắp tới nếu nền kinh tế của họ vững vàng hơn.

Marcel Thieliant, người đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Capital Economics, viết trong một báo cáo nghiên cứu rằng ông “nghi ngờ” những con số đáng thất vọng trong quý 4 sẽ đủ để ngăn cản Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chấm dứt sử dụng lãi suất âm vào tháng 4 sắp tới, mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn “chậm chạp”.

Một vấn đề dai dẳng cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn là sự èo uột của đồng Yên. Sức mua yếu dần của đồng tiền này có nghĩa là chi phí cho sản phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ đi lên. Vấn đề này sẽ gia tăng sức ép lạm phát lên người tiêu dùng, nhưng ngược lại sẽ giúp tăng lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Saisuke Sakai, nhà kinh tế cấp cao tại Mizuho Research & Technologies, cho biết có vẻ như nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục thuyên giảm trong ba tháng đầu năm 2024 do sự gián đoạn từ trận động đất lớn hồi tháng 1 làm rung chuyển miền Tây Nhật Bản - một khu vực tập trung nhiều sản xuất.

Hiện tại, Đức đã soán ngôi Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Thế nhưng ngay cả nền kinh tế Đức cũng đang chao đảo. Quyết định của Đức ngưng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga kể từ khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ đã khiến chi phí năng lượng tăng cao.

Trong những năm kế tiếp, Nhật Bản thậm chí có thể mất luôn ngôi vị thứ 4 bởi dân số nước này đang dần co hẹp, không đuổi kịp Ấn Độ, quốc gia có dân số đông đúc nhất thế giới.

Tất cả những thông tin này sẽ góp phần làm giảm sự tự tin của người tiêu dùng trong nước Nhật. Và có lo ngại suy thoái từ Nhật Bản sẽ lan rộng ra các nền kinh tế trong khu vực có quan hệ mật thiết.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
3 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
3 tuần
Xem thêm