Thứ năm, 19/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Một tín chỉ carbon lúa ở Việt Nam đang được định giá 20 USD

Huyền Trang
- 16:40, 16/08/2024

(DNTO) - Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Quỹ tài chính carbon chuyển đổi đang định giá tín chỉ carbon với mức giá 20 USD/tín chỉ. Nếu nông dân tuân thủ đầy đủ các quy trình, họ có thể giảm được 30% lượng phát thải, tương đương với việc giảm 2 tín chỉ carbon, mang lại lợi ích kinh tế là 960.000 đồng.

 

Để thu được tín chỉ giảm phát thải từ trồng lúa thì phải có quy trình kiểm định rõ ràng và đội ngũ nhân lực đo đạc có chuyên môn. Ảnh: T.L.

Để thu được tín chỉ giảm phát thải từ trồng lúa thì phải có quy trình kiểm định rõ ràng và đội ngũ nhân lực đo đạc có chuyên môn. Ảnh: T.L.

Nếu không thu được tín chỉ giảm phát thải thì sẽ lỗ

Tại Tọa đàm “Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon” hôm 16/8, TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, cho biết tính đến tháng 7 năm nay, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng Sông Cửu long đã có 7 mô hình thí điểm được triển khai, mỗi mô hình có diện tích trung bình 50 ha tại các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh và Đồng Tháp. 

Nhưng, vị này cho biết rằng việc tham gia Đề án 1 triệu ha chỉ với mục đích bán tín chỉ carbon là quan điểm sai lầm. Vì sản xuất 8 tấn lúa cũng phát thải tương ứng 8 tấn carbon. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Quỹ tài chính carbon chuyển đổi đang định giá tín chỉ carbon với mức giá 20 USD/tín chỉ. Nếu nông dân tuân thủ đầy đủ các quy trình, họ có thể giảm được 30% lượng phát thải, tương đương với việc giảm 2 tín chỉ carbon, mang lại lợi ích kinh tế là 960.000 đồng.

Vì vậy, theo TS Hải, lợi ích kinh tế lớn nhất của đề án không chỉ nằm ở việc bán tín chỉ carbon mà còn giảm các chi phí đầu vào nhờ quy trình sản xuất hiệu quả. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu lúa giảm phát thải và tổ chức lại sản xuất trên quy mô lớn cũng mang lại giá trị thặng dư đáng kể.

“Điều quan trọng cần lưu ý là không nên tham gia vào thị trường carbon trong lĩnh vực lúa gạo bằng mọi giá. Thay vào đó, cần tập trung thực hiện đúng đắn và bền vững các quy trình sản xuất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cả người nông dân và nền kinh tế nông nghiệp”, TS Hải nhấn mạnh.

Vị chuyên gia chỉ ra một hiện trạng là nhiều doanh nghiệp tham gia vào đề án nhưng chưa thực hiện đúng thực chất. Một số doanh nghiệp sử dụng sai thiết bị hoặc thậm chí “nói quá” về khả năng giảm phát thải của sản phẩm phân hữu cơ hoặc phân vi sinh mà họ cung cấp. Đây là những quan điểm không chính xác. Để tín chỉ carbon được xác nhận, cần phải áp dụng một quy trình cụ thể, bao gồm đầy đủ các bước trong toàn bộ chuỗi sản xuất. 

Ông Hải cho biết các cơ quan liên quan đang rất nỗ lực để hoàn thiện hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định. Đặc biệt, cần có đội ngũ nhân lực có trình độ và kĩ năng cần thiết để thực hiện việc đo đạc, thẩm định. Vì nếu không thu được tín chỉ giảm phát thải thì chỉ 'lỗ' chứ không 'lời'.

"Đối với lĩnh vực lúa gạo, nhân lực cần có kỹ năng lập hồ sơ, ghi chép nhật ký sản xuất, theo dõi dấu chân carbon. Bên cạnh đó, họ cần biết cách thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật, đo mực nước, giám sát nhà kho chứa và lò sấy lúa…", ông Hải nói. 

Chưa thể bán tín chỉ carbon với giá hàng trăm USD

Việt Nam mới tham gia thị trường carbon tự nguyện, thiếu cam kết nên chưa thể tham gia thị trường giao dịch bắt buộc để bán tín chỉ carbon với giá cao. Ảnh: T.L

Việt Nam mới tham gia thị trường carbon tự nguyện, thiếu cam kết nên chưa thể tham gia thị trường giao dịch bắt buộc để bán tín chỉ carbon với giá cao. Ảnh: T.L

Ông Đặng Thanh Long, Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển bền vững Intertek Việt Nam (công ty kiểm định hàng hóa trên liên quan đến hơn 10.000 doanh nghiệp tham gia Hệ thống Thương mại Khí thải Liên minh Châu Âu - EU ETS), cho biết giá 1 tín chỉ carbon trên thị trường giao dịch quốc tế đang rất cao và có xu hướng tăng. Ví dụ 1 tín chỉ carbon trong 1 tấn thép hiện giao dịch khoảng 80-100 euro. Nhưng tới năm 2030, mức này có thể lên tới 300 euro, gấp 3 lần.

Trong số 6 loại hình sản xuất bị ảnh hưởng bởi cơ chế Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, ông Long ước tính sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhưng sẽ có những doanh nghiệp dôi dư carbon. Do đó, ông đề nghị dồn lực ưu tiên cho 3 lĩnh vực gồm xi măng, sắt thép và điện.

Chia sẻ thêm về định giá carbon, TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng ban Kinh tế tài chính và Tài nguyên môi trường cho biết, để bán được tín chỉ carbon theo hình thức tự nguyện, mỗi quốc gia phải tạo ra lượng carbon dôi dư vượt mức NDC - cam kết tự nguyện của mỗi quốc gia. Nhưng quan trọng nhất là phải định giá được carbon. 

3 nguồn tài chính chủ yếu cho tín chỉ carbon hiện nay gồm: tài trợ, thị trường carbon tự nguyện và thị trường carbon tuân thủ. Việt Nam chủ yếu tham gia thị trường carbon tự nguyện. Dạng này dễ tham gia nhất, nhưng sẽ có thời gian định mức đánh giá. Nếu quá hạn thì hệ thống sẽ tự động đưa tín chỉ carbon về 0.

Còn về thị trường bắt buộc, Việt Nam chưa thể tham gia, dù đây là thị trường giao dịch chính của nhiều quốc gia. 

“Năm ngoái, Vệt Nam bán hơn 10 triệu tín chỉ, với giá 5 USD/tín chỉ. Nhiều người cho là thấp, khi so với thị trường giao dịch hạn ngạch. Nhưng Việt Nam chưa thể tham gia thị trường này khi thiếu các ký kết song phương”, ông Nghĩa nhấn mạnh. 

TS Lê Hoàng Thế, Công ty TNHH hệ sinh thái The Vos (đang triển khai nhiều dự án trồng rừng tại Cà Mau, Đồng Nai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng…), nhấn mạnh thị trường tín chỉ carbon mang tính quốc tế. Vì vậy, cần hình thành sàn carbon cho thị trường quốc tế, mục tiêu trong thời gian tới, sàn carbon của Việt Nam sẽ cùng hoạt động với các sàn quốc tế khác.

“Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ thí điểm hình thành một sàn giao dịch tín chỉ carbon. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là đào tạo một lực lượng môi giới chuyên nghiệp để tham gia mua bán carbon. Các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường tín chỉ carbon cần chuẩn bị nguồn nhân lực có hiểu biết, tri thức để kiểm kê, kê khai và những vấn đề liên quan đến carbon”, ông Thế khuyến nghị.

Tin khác

Xu thế
Tập đoàn Amazon đã yêu cầu các nhân viên trở lại đi làm toàn thời gian tại công ty 5 ngày trong tuần, theo CEO của công ty - ông Andy Jassy.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch quỹ Dragon Capital, hai năm qua là giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán, tuy nhiên thách thức đang giảm dần, nhiều yếu tố tích cực bắt đầu lộ diện.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc nhà điều hành vừa giảm lãi suất OMO xuống 4%/năm, cho thấy định hướng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới thông qua kênh thị trường mở, cũng như có điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kỳ vọng Fed và nhiều ngân hàng trung ương giảm lãi suất sẽ giúp giảm áp lực lên tỷ giá và đà rút ròng của khối ngoại. Nhiều cổ phiếu được đánh giá cao như nhóm ngành xuất khẩu hàng hoá, bất động sản...
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tuần giao dịch mới, giới phân tích cho rằng VN-Index đang ở trong giai đoạn tích lũy cho sóng tăng cuối năm, và nhà đầu tư nên tận dụng giai đoạn này để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu quanh vùng hỗ trợ 1.250 điểm của VN-Index, ưu tiên những nhóm ngành có câu chuyện tăng trưởng tích cực cuối năm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Khó khăn từ vốn và chi phí chưa chưa qua, "cú bồi" từ siêu bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp khắp cả nước. Bên cạnh cơ cấu nợ, giảm lãi suất, ưu đãi các khoản vay mới, các chuyên gia đề xuất cần các giải pháp hỗ trợ toàn diện hơn để dồn tổng lực cho doanh nghiệp phục hồi.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá các loại xăng dầu tiếp tục giảm trên dưới 1.000 đồng mỗi lít trong chiều nay 12/9.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Những kế hoạch tăng vốn đầy tham vọng đã và sắp được hoàn tất sẽ làm thay đổi chóng mặt thứ hạng vốn điều lệ của các ngân hàng. Nhóm Big 4 có vốn nhà nước đã mất các vị trí dẫn đầu trong làn sóng tăng vốn ồ ạt của ngân hàng tư nhân. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong khi thị trường rơi vào trạng thái giằng co, thanh khoản đi xuống, nhóm cổ phiếu chăn nuôi hút dòng tiền và dành được sự quan tâm của nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá cổ phiếu VNZ đã mất hơn 13% trong phiên, chỉ còn 392.500 đồng/cp, mức giá thấp của cổ phiếu này kể từ thời điểm lên sàn đến nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 9/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng sau bão Yagi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau giai đoạn nổi sóng, giá USD tại các ngân hàng hiện "bốc hơi" 870 đồng, tương ứng giảm 3,3%, khi thủng mốc 25.000 đồng/USD. Có ngân hàng hạ tới 260 đồng ở chiều mua, về mức thấp nhất gần 6 tháng. Đây là điểm sáng trên thị trường tiền tệ góp phần giảm bớt các áp lực đầu cơ lên tỷ giá. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng 8/9, ngay sau khi cơn bão Yagi đi qua Hà Nội, từ siêu thị cho đến chợ và các cơ sở kinh doanh ẩm thực tấp nập mở cửa trở lại phục vụ nhu cầu người dân.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh duy trì lãi suất thấp, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không tăng đáng kể, cho thấy người tiêu dùng và doanh nghiệp không tăng chi tiêu. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến giảm phát hoặc đình lạm, cả hai đều có thể phản ánh hoạt động kém hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một kênh đầu tư dài hạn an toàn, giúp tối ưu dòng tiền nhàn rỗi với tỷ suất sinh lời cao hơn so với gửi tiết kiệm truyền thống.
1 tuần
Xem thêm