Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lợi thế FTA được kí mới giữa Việt Nam và Anh

MINH BẢO
- 13:44, 10/12/2020

(DNTO) - Do đã rời khỏi Liên minh châu Âu (sau Brexit) nên việc đi đến thỏa thuận và ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ diễn ra sớm nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau Covid-19.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Quốc vụ khanh phụ trách Chính sách Thương mại Vương quốc Anh Greg Hands. Ảnh: chinhphu.vn

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Quốc vụ khanh phụ trách Chính sách Thương mại Vương quốc Anh Greg Hands. Ảnh: chinhphu.vn

 

Không cần đến một thập kỷ đàm phán

Bộ Công Thương cho biết, ngày mai (11/12), tại Hà Nội sẽ diễn ra lễ ký kết Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh (UKFTA). Lý do dẫn đến FTA này là vì Anh rời EU nên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực vào ngày 1/8 vừa qua sẽ không còn áp dụng đối với Vương quốc Anh sau ngày 31/12/2020.

Cả Anh và Việt Nam đều mong muốn hoàn tất thỏa thuận này càng sớm càng tốt để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau Covid-19. Hiện Anh có hàng trăm văn phòng đại diện thương mại thường trú và chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam. Năm 1998, Anh thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BBGV) nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam và các hoạt động từ thiện tại Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện tại, việc đi đến thỏa thuận và ký kết UKVFTA có ý nghĩa to lớn và thiết thực với 3 lý do cơ bản: Thứ nhất, đó là nhu cầu hoạt động cần thiết cho cả hai quốc gia. Brexit có nghĩa là FTA EU-Việt Nam đã có hiệu lực vào ngày 1/8 vừa qua, sẽ không còn áp dụng đối với Vương quốc Anh sau ngày 31/12/2020. Thứ hai, cả Vương quốc Anh và Việt Nam đều mong muốn hoàn tất thỏa thuận này càng sớm càng tốt để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau Covid-19. Thứ ba, các điều khoản của FTA Việt-Anh năm 2020 phần lớn sẽ giống với FTA Việt Nam - EU, nghĩa là hai nước không cần phải tiến hành một thập kỷ đàm phán.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh từ năm 1973, suốt 47 năm qua, hợp tác thương mại giữa Anh và Việt Nam không ngừng phát triển. Về thương mại, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh đạt 6,6 tỷ USD. Trong những năm gần đây, Anh cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu (sau Đức và Hà Lan). Tuy nhiên, sản phẩm “Made in Vietnam” được tiêu dùng tại Anh lớn hơn rất nhiều số liệu thống kê vì có một số lượng đáng kể hàng hóa Việt Nam được nhập qua các hải cảng lớn tại Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp và Czech trước khi vào Anh.

Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam so với Anh mang tính chất bổ sung thay vì cạnh tranh, cụ thể, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu mặt hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy sản… và nhập khẩu từ Anh các mặt hàng như dược phẩm, máy móc thiết bị. Điều này cho thấy trao đổi thương mại giữa hai quốc gia trong thời gian tới còn nhiều dư địa phát triển.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã bộc lộ những đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này cần đòi hỏi sự tái cơ cấu để đảm bảo giảm rủi ro do những điều kiện bất lợi như dịch bệnh mang lại.

Trong 10 tháng của năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Anh đạt 4,7 tỷ USD, giảm 15%. Việt Nam xuất khẩu sang Anh hơn 4,1 tỷ USD giảm 14,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu thị trường Anh giảm mạnh nhất là đối với các sản phẩm không thiết yếu như: Đồ gỗ, đồ may mặc, giày dép, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất, đồ dùng du lịch, phương tiện vận tải và phụ tùng. Dự báo xu hướng giảm này sẽ còn tiếp tục cho đến khi dịch bệnh kết thúc do tâm lý lo lắng của người tiêu dùng và số lượng người thất nghiệp gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến xuất khẩu của Việt Nam sang Anh giảm đáng kể trong 10 tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm có nhu cầu giảm nêu trên thì nhu cầu nông sản thực phẩm, sản phẩm điện tử (máy tính, thiết bị internet), đồ vệ sinh, đồ bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế (máy thở, máy lọc máu), dụng cụ xét nghiệm, đồ bảo hộ bệnh viện (găng tay nitrate, khẩu trang, quần áo cho nhân viên y tế và bệnh nhân) lại gia tăng.

Về đầu tư, đến hết tháng 8/2020, Anh có 400 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, đứng thứ 16 trong số các nước và vùng lãnh thổ đang có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy mô đầu tư của nhà đầu tư Anh vào Việt Nam chưa phản ánh đúng tiềm năng của Anh khi đây là một trong 5 nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới (khoảng 300 tỷ USD), đồng thời cũng là nước thu hút đầu tư từ bên ngoài lớn nhất thế giới.

Cơ hội tăng trưởng kinh tế cho hai nước

Việc kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA sẽ tạo cơ hội hợp tác, hỗ trợ cho hai nước phục hồi tăng trưởng kinh tế sau đại dịch. Quan hệ thương mại Việt Nam - Anh phát triển theo chiều hướng có lợi cho nhiều sản phẩm Việt Nam thể hiện qua mức xuất siêu khoảng gần 5 tỷ USD/năm.

Cơ cấu hàng hóa Việt Nam và Vương quốc Anh có độ bổ sung lớn. Các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh tại thị trường Anh gồm nông sản nhiệt đới, thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ da, đồ gỗ, đồ gốm, thuỷ tinh, đồ nhựa và sản phẩm cao su, sản phẩm từ giấy, sản phẩm từ gỗ và bột giấy, sản phẩm sắt thép, hóa chất...

Dư địa tăng trưởng thị trường tại thị trường Anh cho sản phẩm Việt Nam còn rất lớn vì các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam chiếm gần 1% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm gần 700 tỷ USD trong năm 2019 của Anh.

Thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn, là cửa ngõ để các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường ASEAN với trên 630 triệu dân, GDP của khu vực 2.560 tỷ USD. Kinh tế vĩ mô Việt Nam trong thời gian quy duy trì phát triển ổn định, GDP tăng trưởng 6-8%/năm, tăng trưởng xuất nhập khẩu 12%/năm, môi trường đầu tư tương đối tốt, đứng thứ 9 về mức độ hấp dẫn đầu tư.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia có nhiều tiến bộ, xếp thứ 77/140 quốc gia. Phát triển và tăng cường quan hệ đối tác nhiều mặt với Vương quốc Anh là định hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

FTA Việt Nam - Anh sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ mạnh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar.

Ngoài ra, UKVFTA còn mang lại cơ hội hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp Anh; thu hút khách du lịch Anh sau khi dịch Covid-19 kết thúc; khích lệ các quan hệ hợp tác song phương khác với Anh trong các lĩnh vực hỗ trợ phát triển, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Đồng thời, tạo thông điệp tích cực trong quan hệ chung Việt Nam - Anh, nhất là khi hai bên mới ra Tuyên bố chung về tầm nhìn hợp tác song phương nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Theo Bộ Công Thương, các lĩnh vực mà Anh có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác trong thời gian tới là năng lượng tái tạo, sản xuất tiêu dùng bền vững, giảm phát thải hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, với ưu thế của Anh trong lĩnh vực phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, công nghệ thân thiện môi trường, logistics, tài chính và kinh tế số, hai bên rất có điều kiện để tăng cường hợp tác trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Về phát triển bền vững, hai bên cùng hợp tác trong công cuộc bảo vệ môi trường, giảm thiểu xả thải carbon, sản xuất sạch hơn, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

Lĩnh vực logistics của Việt Nam cũng hứa hẹn đón được thời cơ từ FTA  giữa Việt Nam - Anh

Lĩnh vực logistics của Việt Nam cũng hứa hẹn đón được thời cơ từ FTA  giữa Việt Nam - Anh

Hiện tại, trong khuôn khổ các Quỹ tài chính xanh của Vương quốc Anh và Việt Nam đã xây dựng các dự án sản xuất thực hiện chuyển đổi năng lượng có hàm lượng phát thải carbon thấp. Hợp tác thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ và thiết bị, đầu tư phát triển dự án nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ và giảm giá thành phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam được hai bên đề xuất nghiên cứu triển khai.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
4 giờ
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
3 tuần
Xem thêm