Lộc Trời - Doanh nghiệp tiêu biểu số hóa thành công, cải thiện hiệu quả logistics
(DNTO) - Với thế mạnh là một nước nông nghiệp cùng sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới. Sự ra đời của Lộc Trời đã đóng góp tới 50% sản lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của nước nhà trên thị trường gạo quốc tế.
Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam tháng 1/2022 đạt hơn 505.700 tấn. Với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 246 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và giảm 2,8% về giá trị so với tháng trước.
Mặc dù giảm về giá trị so với tháng 12/2021, tuy nhiên kết quả xuất khẩu gạo tháng đầu năm 2022 đã tăng đến 46,3% về lượng và tăng 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu gạo trong năm 2022 được dự báo tiếp tục duy trì thứ hạng tốt do ngành lúa gạo Việt Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng (tỷ trọng gạo thơm tăng lên, năng suất lúa được cải thiện).
Đặc biệt, góp phần quan trọng vào sự chuyển biến tích cực trên chính là sự đóng góp của các doanh nghiệp lớn mang tính đột phá như Lộc Trời, Tân Long, Intimex, Trung An…, nhận được sự tín nhiều của nhiều đối tác chất lượng, mang lại nhiều đơn hàng giá trị cho ngành gạo xuất khẩu Việt Nam.
Lộc Trời tối ưu hóa hiệu quả hoạt động nhờ ứng dụng chuyển đổi số
CEO Lộc Trời - Nguyễn Duy Thuận cho rằng, có rất nhiều giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) mà doanh nghiệp nông nghiệp có thể ứng dụng. Tuy nhiên nếu số hóa theo nhu cầu phát sinh như Lộc Trời đã từng làm sẽ giống như chúng ta đang mặc chiếc áo với hàng ngàn mũi vá.
Một vài ứng dụng công nghệ Lộc Trời đã ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa các sai sót trong khâu sản xuất và phân phối, như: Ứng dụng (App) Bệnh viện cây lúa và Bệnh viện cây ăn trái để liên lạc với bà con nông dân, đặc biệt là khi có những tình huống bất ngờ cần giải quyết kịp thời; Chọn SAP để làm nền tảng trong điều hành, hoạt động trong tất cả các khâu từ trồng trọt, bảo quản, chế biến, lưu thông; Ứng dụng cả 2 quy trình có thể giúp giảm lượng phát thải trong quá trình sản xuất lúa: SRP 100 và low carbon rice (canh tác lúa carbon thấp)...
CEO Lộc Trời - Nguyễn Duy Thuận chia sẻ: "Nếu không ứng dụng công nghệ số vào hệ thống quản lý tổng thể trong sản xuất nông nghiệp, thì không thể nào cam kết chất lượng nông sản với người tiêu dùng, hay cam kết hình ảnh chất lượng của Việt Nam tới quốc tế".
Hành trình chuyển đổi số của tập đoàn Lộc Trời sử dụng giải pháp công nghệ
Chia sẻ về hành trình chuyển đổi số của Lộc Trời, vị CEO chia sẻ rằng, có rất nhiều dạng chuyển đổi số, số hóa, ứng dụng CNTT vào hoạt động canh tác, sản xuất và phân phối. Nhưng với kinh nghiệm hiện tại thì nếu doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số theo nhu cầu phát sinh, thì chúng ta sẽ mặc chiếc áo với hàng ngàn mũi vá.
Trước khi làm việc với SAP, Lộc Trời đã có gần 70 app riêng lẻ. Bản thân Lộc Trời là doanh nghiệp trồng lúa chứ không phải doanh nghiệp CNTT, nên việc xử lý các hệ thống này nằm ngoài khả năng, không có sự am hiểu cũng như những cách thức tiếp cận giải pháp một cách tối ưu nhất.
"Lộc Trời" biết SAP là một hệ thống đã được thực hiện trên toàn cầu, trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp như Lộc Trời, với những thách thức và điều kiện hoạt động giống nhau. Do vậy, đội ngũ Lộc Trời đã tiến hành rà soát, tìm hiểu tất cả các dạng mô hình và quyết định áp dụng nghiêm ngặt toàn bộ quy trình của SAP: không thay đổi, không địa phương hóa, không tự sáng tạo ra mô đun mới.
Hiện nay, về mặt quản lý công việc, Lộc Trời đang áp dụng 100% giải pháp SAP và duy trì hoạt động rất tốt.
Doanh nghiệp này mới đây vừa nhận được có đơn hàng khủng 2 triệu tấn lúa đầu năm. Cụ thể là khoản tài trợ 12.000 tỷ đồng cho toàn bộ chuỗi sản xuất cung ứng theo quy trình canh tác không sử dụng tiền mặt, tăng tính minh bạch.