Thứ ba, 08/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Năng lượng mặt trời và năng lượng gió là chìa khóa giảm thiểu khí thải carbon

Phương Nguyễn
- 14:31, 17/02/2022

(DNTO) - Sự gia tăng của khí CO2 trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Thụy Sĩ đang nghiên cứu về các nguồn năng lượng thay thế năng lượng hạt nhân.

Năng lượng mặt trời và năng lượng gió được Thụy Sĩ lựa chọn là chìa khóa để giảm thiểu tối đa mức khí thải carbon.

solar-and-wind-power-a

Thụy Sĩ là quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu điện từ các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, là những nhà máy có mức độ thải ra lượng khí gây ảnh hưởng mạnh đến hiệu ứng nhà kính.

Vì vậy, một nhóm nhà nghiên cứu từ Đại học Geneva (UNIGE), Phòng thí nghiệm Liên bang Thụy Sĩ về thử nghiệm và nghiên cứu vật liệu (Empa), đang nghiên cứu các kịch bản khác nhau để giảm lượng khí thải carbon của Thụy Sĩ gắn với lượng tiêu thụ điện.

Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu điện khí hóa trong tương lai. Nhóm nghiên cứu khuyến nghị bên cạnh việc nhập khẩu điện, nên thực hiện kết hợp các công cụ phát điện trong nước giữa năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Sử dụng tất cả những nguồn cung cấp điện thân thiện mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân. Kịch bản này sẽ cho phép Thụy Sĩ giảm mức đóng góp vào lượng khí thải nhà kính toàn cầu ước tính khoảng 45%. Những kết quả này có thể được tìm thấy trong Energy Policy (chính sách năng lượng) của Thụy Sĩ.

Sự gia tăng của khí nhà kính trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một phần đáng kể các loại khí này là do các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch được sử dụng để sản xuất điện. Người ta ước tính rằng các nhà máy điện này tạo ra một phần tư tổng lượng phát thải khí nhà kính ở châu Âu. Ở Thụy Sĩ, nơi chủ yếu sản xuất điện từ các nhà máy điện hạt nhân và thủy điện, sản lượng này chiếm đến 2% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới.

Đặc biệt, nguồn lợi từ việc bán và xuất khẩu các phần năng lượng được tạo ra sang các nước láng giềng rất hấp dẫn về mặt kinh tế. Thụy Sĩ do đó cũng dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của mình, con số nhập khẩu điện của nước này chiếm đến 11% tổng lượng điện tiêu thụ. 

dinh-huong-1

"Chúng tôi đã phát triển bảy kịch bản khác nhau bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng thủy điện với các mức độ khác nhau. Tất cả những điều này có và không sử dụng năng lượng hạt nhân khi Thụy Sĩ dự kiến sẽ rút dần khỏi phương thức sản xuất này vào năm 2050".

Elliot Romano - Nhà khoa học cấp cao của Thụy Sĩ

Các nhà nghiên cứu cũng đã tính đến các khả năng tìm nguồn cung cấp từ nước ngoài. Đây vốn dĩ là yếu tố cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động hằng ngày và sưởi ấm của người dân.

Nguồn điện tự cung sẽ giúp hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài

Sau khi xem xét các phương án khác nhau, nhóm nghiên cứu xác định rằng kịch bản tối ưu sẽ là sự kết hợp giữa năng lượng mặt trời và sức gió. Martin Rüdisüli, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Hệ thống Năng lượng Đô thị của Empa và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: Sự kết hợp này là cách hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải CO2 của đất nước cũng là giải pháp thay thế tốt nhất thay thế cho năng lượng hạt nhân.

Mô hình dựa trên sản lượng điện gió lớn 12 TWh và sản xuất điện mặt trời là 25 TWh. Để hình dung rõ hơn, trích dẫn số liệu ở Thụy Sĩ, điện mặt trời tạo ra 2,72 TWh và năng lượng gió 0,13 TWh vào năm 2021.

So với giải pháp điện hạt nhân, hỗn hợp sản xuất được đề xuất giảm yêu cầu nhập khẩu từ 16 TWh xuống 13,7 TWh.

Mặt khác, kịch bản này - cũng tính đến nhu cầu điện trong tương lai liên quan đến nhu cầu di chuyển điện và nhiệt của các tòa nhà - sẽ làm tăng lượng khí thải carbon tiêu thụ từ 89g CO2 trên mỗi kWh (năm 2018) lên 131g CO2 trên mỗi kWh trong tương lai. 

Tuy nhiên, việc điện khí hóa toàn bộ những nhu cầu này cuối cùng sẽ làm giảm 45% đóng góp của Thụy Sĩ vào lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các cơ sở lưu trữ hiện tại sẽ chỉ có thể quản lý một phần lượng điện dư thừa vào mùa hè, do công suất lớn của các nhà máy quang điện đang hoạt động vào thời điểm đó.

Dữ liệu chính xác chưa từng có

Elliot Romano giải thích: "Cho đến nay, nghiên cứu về dấu chân sản xuất điện dựa trên giá trị tiêu thụ trung bình, đặc biệt là giá trị hàng năm. Điểm mạnh của nghiên cứu của chúng tôi nằm ở việc sử dụng các giá trị theo giờ và do đó chính xác hơn nhiều". 

Những lợi ích trực tiếp nhưng cũng như gián tiếp của hoạt động sản xuất này cũng được tích hợp. "Chúng tôi đã tính đến những lợi ích mà phương pháp này tạo ra, ví dụ, do sản xuất bê tông được sử dụng trong xây dựng nhà máy điện. Do đó, phương pháp này cho phép chúng tôi thực hiện phân tích toàn diện về vòng đời của sản xuất điện", Elliot cho hay.

Từ những kết quả mà nhóm nghiên cứu đã làm việc để tạo ra cùng dữ liệu có tính chính xác cao, cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho chiến lược năng lượng năm 2050 của Thụy Sĩ. Nó cũng mở ra con đường cho các nghiên cứu khoa học mới, đóng góp vào sự tiến bộ trong ngành công nghệ năng lượng thân thiện trên toàn thế giới. 

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Tại Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025, các nhà báo, chuyên gia báo chí - truyền thông đã cùng nhau "giải mã" công thức để chinh phục nhóm độc giả tiềm năng Gen Z, đồng thời chia sẻ những cách thức sáng tạo mà các tòa soạn đang áp dụng.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
ValueMind là phần mềm thẩm định giá do Fusion Dream phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm số hóa toàn diện quy trình thẩm định giá, nâng cao tốc độ, độ chính xác, tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp
1 tuần
Công nghệ Số hóa
ThS Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng Viện Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII), nhấn mạnh chuyển đổi số không còn là một lựa chọn, mà là điều kiện sống còn cho các tòa soạn báo chí trong kỷ nguyên công nghệ.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Sự kiện WWDC vừa diễn ra tối 09/06, Apple đã đặt trọng tâm vào một cuộc đại tu thiết kế lớn với giao diện "Liquid Glass" và các nâng cấp phần mềm cho iPad. Tuy nhiên, những cập nhật về trí tuệ nhân tạo (AI) lại khá khiêm tốn, không đáp ứng được kỳ vọng của giới đầu tư và khiến nền tảng "Apple Intelligence" tỏ ra lép vế trước các đối thủ cạnh tranh.
4 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phiên giao dịch ngày 3/6/2025 (giờ Mỹ) đã khắc sâu vào lịch sử tài chính toàn cầu, khi cổ phiếu của nhà sản xuất chip Nvidia tăng 2,8%, đẩy vốn hóa thị trường của công ty lên mức ấn tượng 3.450 tỷ USD. Ngược lại, gã khổng lồ phần mềm Microsoft chỉ nhích nhẹ 0,2%, dừng ở 3.440 tỷ USD.
1 tháng
Xu thế
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 24/5/2025 phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2035 và định hướng tới năm 2045.
1 tháng
An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
1 tháng
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
2 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
3 tháng
Xem thêm