Thứ sáu, 11/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giải bài toán năng lượng cho quá trình phục hồi kinh tế

Nguyễn Quỳnh
- 09:30, 27/11/2021

(DNTO) - Việc bảo đảm nguồn cung năng lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới đang là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi kế hoạch chủ động ứng phó kịp thời.

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng được dự báo sẽ tăng cao sau khi nền kinh tế dần hồi phục sau dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang được đẩy mạnh bù đắp những thiếu hụt do tác động của dịch Covid-19 gây ra. Việc bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới đang là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 là rất lớn, tạo áp lực trong nhiệm vụ đảm bảo điện. Tập đoàn đã xây dựng và sẵn sàng cho hai kịch bản. Đó là kịch bản cơ sở, tăng trưởng điện 8,2% tương đương sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỷ kWh và kịch bản cao tăng trưởng 12,4%, tương đương sản lượng điện đạt 286,1 tỷ kWh.

Theo ông Lâm, năm 2022 hệ thống điện quốc gia cơ bản có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện. Quá trình tích nước tại các hồ thủy điện có thể lên mức cao nhất vào cuối năm 2021, nhất là các hồ miền Bắc và điều tiết giữ ở mức cao đến cuối mùa khô để đảm bảo cấp điện năm 2022. « Tuy nhiên, cục bộ tại miền Bắc có thể tiềm ẩn rủi ro thiếu hụt công suất trong các ngày nắng nóng cực đoan, với nền nhiệt độ trên 36 độ C kéo dài ở các tháng 5, 6, 7. Qua tính toán, khu vực miền Bắc sẽ thiếu khoảng từ 1.500 – 2.400 MW trong một số giờ cao điểm, thời tiết cực đoan”, ông Lâm cho biết.

Nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 là rất lớn, tạo áp lực trong nhiệm vụ đảm bảo điện. (Ảnh minh họa: EVN)

Nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 là rất lớn, tạo áp lực trong nhiệm vụ đảm bảo điện. (Ảnh minh họa: EVN)

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho hay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 2 năm qua, tốc độ tăng trưởng năng lượng ở mức thấp, khoảng hơn 3%, thấp hơn nhiều so với các năm kinh tế phát triển bình thường. « Năm 2022, tùy theo diễn biến phục hồi, nhu cầu tiêu thụ điện có thể sẽ tăng mạnh. Điều đó đòi hỏi cần có sự chuẩn bị, có kế hoạch cung ứng điện đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sau đại dịch », ông Vũ nhận định.

Cho rằng năng lượng tái tạo thời gian tới cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn cung năng lượng, ông Hà Đăng Sơn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh bày tỏ, quan trọng là làm sao đưa vào vận hành có hiệu quả nguồn năng lượng này một cách tốt nhất. EVN sẽ phải đi đầu, lên kế hoạch sớm trong câu chuyện này cũng như chủ động cả về công nghệ lẫn phương án ứng phó.

Giới chuyên gia cho rằng, cùng với những giải pháp về đảm bảo nguồn điện, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng, giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế. Đồng thời, giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Số liệu từ EVN cho thấy, hệ số đàn hồi điện năm 2019 của Việt Nam đạt 1,29 nhưng vẫn ở mức cao hơn so với các nước phát triển. Việt Nam có hơn 2.900 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, nhưng tiêu thụ điện chiếm tới 33% tổng lượng điện tiêu thụ toàn quốc. Nếu các cơ sở này tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm thì mỗi năm, cả nước tiết kiệm được 1,4 tỷ kWh, tương đương 2.700 tỷ đồng.

Cùng với đó, khách hàng sinh hoạt hộ gia đình tiêu thụ hơn 30% tổng điện năng tiêu thụ toàn quốc. Nếu 27 triệu hộ gia đình có thể tiết kiệm 1% điện năng tiêu thụ thì mỗi năm, cả nước có thể tiết kiệm 630 triệu kWh, tương đương hơn 1.170 tỷ đồng.

Theo ông Võ Quang Lâm, để đảm bảo điện cho tăng trưởng phụ tải được dự báo, EVN đã phối hợp với các nhà máy thủy điện nhỏ để ký kết điều chỉnh khung giờ cao điểm các nhà máy này vào các giờ phù hợp với nhu cầu phụ tải. Điều này góp phần rất lớn trong việc giảm thiếu điện trong các giờ cao điểm của miền Bắc. Ngoài ra, tập đoàn cùng các đơn vị sẽ tăng cường nghiên cứu đầu tư các hệ thống lưu trữ điện, tăng nhập khẩu điện từ Lào…

«Để thúc đẩy các chương trình quản lý phía nhu cầu, điều chỉnh phụ tải điện, dịch vụ tiết kiệm điện thì Chính phủ cần ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khích tài chính, hỗ trợ giá, vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế... cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Ngoài ra, có các quy định về xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức không thực hành tốt trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...”, Phó Tổng giám đốc EVN đánh giá.

Việt Nam có hơn 2.900 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, nhưng tiêu thụ điện chiếm tới 33% tổng lượng điện tiêu thụ toàn quốc. (Ảnh minh họa: EVN)

Việt Nam có hơn 2.900 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, nhưng tiêu thụ điện chiếm tới 33% tổng lượng điện tiêu thụ toàn quốc. (Ảnh minh họa: EVN)

Đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững thì cho rằng, việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là vấn đề đã được nhà nước quan tâm, ban hành nhiều quyết định chỉ đạo. Tuy nhiên, thời gian tới cần phải lồng ghép mục tiêu tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế.

"Cần lồng ghép mục tiêu tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong kế hoạch chiến lược đổi mới công nghệ, kỹ thuật quốc gia. Đồng thời, không nhập khẩu những công nghệ, thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, tiêu thụ điện cao vào Việt Nam...", ông Trịnh Quốc Vũ chỉ rõ./.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khởi nguồn từ những bất đồng sâu sắc về thương mại, mối quan hệ song phương này đã leo thang thành một cuộc giằng co quyền lực toàn diện, định hình lại trật tự thế giới.
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn mang tính đột phá, bởi như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử.
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Rạng sáng 10/4, giờ Việt Nam, một cơn địa chấn đã rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố một loạt các biện pháp thuế quan mới.
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Phản ứng từ các quốc gia trên toàn thế giới rất đa dạng, bao gồm việc áp đặt thuế quan trả đũa, tiến hành các cuộc đàm phán thương mại mới, nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại và thực hiện những chính sách trong nước để hỗ trợ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập một cơ chế theo dõi tình trạng chuyển hướng thương mại có thể xảy ra do thuế quan, nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ thương mại song phương.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua một ngày đầy biến động khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thực thi mức thuế đối ứng với hàng loạt quốc gia.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc cắt giảm, nếu diễn ra máy móc hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm, rất dễ khiến nhân tài bị "gạt" ra ngoài trong khi những người an toàn, ít cống hiến nhưng biết “giữ ghế” lại tiếp tục tồn tại.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng giám đốc điều hành Jamie Dimon của một trong những công ty dẫn đầu Phố Wall, JPMorgan Chase, cho biết thuế quan có thể gây ra hậu quả tiêu cực lâu dài. Trong khi người ủng hộ Trump và quản lý quỹ Bill Ackman cho biết chúng có thể dẫn đến "mùa đông hạt nhân kinh tế".
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 3 với các Bộ, ngành về cập nhật tình hình và giải pháp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những ngày này không khí luyện tập tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam bộ (Tam Phước - Biên Hòa, Đồng Nai) diễn ra khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Nhiếp ảnh gia Minh Hòa đã kịp ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại buổi diễn tập.
2 ngày
Xem thêm