Kính thông minh hút khán giả khiếm thính đến nhà hát
(DNTO) - Công nghệ kính thông minh có phụ đề được cung cấp miễn phí cho người khiếm thính khi đến rạp đang góp phần thay đổi số lượng khán giả ở những nhà hát tại London.
Giới trung niên ngoại thành khi ghé đến Luân Đôn rất thích thăm thú thành phố. Thế nhưng trong số họ, những ông chú bà cô khiếm thính lại tuyệt nhiên không hẻo lánh đến các sân khấu ca nhạc và rạp chiếu phim, bởi họ chẳng nghe được gì. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều thiết bị nghe nâng cao, màn hình phụ đề mini hỗ trợ, nhưng họ vẫn né các địa điểm trên vì nhận thấy chúng bất tiện hoặc hoạt động không đủ tốt.
Gần đây, để lôi kéo dạng khán thính giả đặc biệt này, Nhà hát Quốc gia Hoàng gia Anh đang thử nghiệm công nghệ kính phụ đề thông minh tại các buổi biểu diễn đặc biệt để có thể cung cấp miễn phí kính cho khán giả đến xem các xuất diễn trong tương lai. Thiết bị do Epson hợp tác với Nhà hát Quốc gia Hoàng gia sản xuất, tuy nặng hơn kính đọc sách bình thường một chút, nhưng lại nhẹ hơn nhiều so với các tai nghe thực tế ảo cồng kềnh như Oculus Rift.
Tròng kính trông giống như một cặp kính thông thường, chỉ khác là chúng nằm gọn trong một chiếc vỏ lớn màu xám đặt ở hai bên đầu người đeo. Khi nhìn vào kính, chú thích chi tiết nội dung biểu diễn sẽ cuộn qua phần dưới cùng của ống kính thực tế tăng cường để khán giả khiếm thính đọc được dễ dàng.
Một bàn phím cầm tay cũng được kết nối với kính thông qua sợi cáp nhỏ cho phép người dùng tùy chỉnh màu sắc, kích thước và vị trí của các câu phụ đề. Thay đổi vị trí của văn bản chính là chìa khóa tạo sự thoải mái cho người dùng kính này. Thách thức lớn nhất chỉ là cần tìm ra cho được vị trí cân bằng giữa phụ đề ở tiền cảnh với màn trình diễn trên sân khấu ở hậu cảnh.
Quy trình hoạt động của kính thông minh như sau. Kịch bản buổi diễn được đưa vào phần mềm thoại. Chương trình sẽ theo dõi màn trình diễn và điều chỉnh phụ đề cho phù hợp theo khả năng tinh chỉnh bằng cách sử dụng các tín hiệu âm thanh, video và ánh sáng. Một số người dùng khiếm thính đeo kính có thể máy môi cùng lúc họ đọc chú thích.
Đây là một cải tiến lớn về chuyện hiển thị phụ đề, vì văn bản nằm ở dưới cùng mặt kính khác với các màn hình lớn hiển thị chú thích. Người dùng cùng lúc vừa có thể theo dõi chuyển động của các diễn viên trên sân khấu vừa nắm được nội dung vở diễn khi đọc hiểu lời thoại. Nhờ đó họ cảm thấy hòa nhập và có cảm xúc hơn. Kết quả là đã có phản ứng cực kỳ tích cực khiến khán giả khiếm thính mong muốn bước vào rạp.
Richard France, chuyên gia đang làm việc cho Deafinifinity Theater - tổ chức có dịch vụ tạo ra các buổi biểu diễn cho khán giả gồm cả cộng đồng người khiếm thính - nhận định kính thông minh dạng này đầy tiềm năng, là chính thứ công cụ giúp làm nhà hát đầy khán giả. Đây cũng là một bước đi vững chắc để khiến các buổi biểu diễn trực tiếp trở nên toàn diện hơn khi đại dịch được kiểm soát. Như thế nhìn ở góc độ nhân văn, công nghệ mới này đã ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống của những người bị điếc và lãng tai.