Thứ sáu, 03/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Không thiếu đơn hàng nhưng vẫn khó xuất khẩu sang ASEAN vì logistics yếu

Huyền Trang
- 17:07, 14/12/2020

(DNTO) - Dù doanh nghiệp trong khối ASEAN đang dần có đơn hàng nhưng lại phải đối mặt với việc việc thiếu trầm trọng các container chứa hàng xuất khẩu và chịu chi phí tốn kém hơn để vận chuyển hàng hóa sang thị trường của nhau trong đại dịch Covid-19.

Thiếu container chứa hàng, giá dịch vụ logistics tăng phi mã trong dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp dù có đơn hàng nhưng vẫn khó khăn trong xuất khẩu. Ảnh: T.L.

Thiếu container chứa hàng, giá dịch vụ logistics tăng phi mã trong dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp dù có đơn hàng nhưng vẫn khó khăn trong xuất khẩu. Ảnh: T.L.

Xuất nhập khẩu bị cản trở vì logistics yếu

Trao đổi trong Diễn đàn Giao thương trực tuyến logistics Việt Nam – ASEAN 2020, sáng 14/12, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết, thương mại Việt Nam và các thị trường ASEAN hiện trở nên khó khăn hơn bởi một số bất cập nảy sinh trong dịch Covid-19, trong đó có những bất cập từ vấn đề logistics. Cụ thể, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN trong 11 tháng đầu năm nay sụt giảm 9,6% so với cùng kì năm trước.

Thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hai phía giao thương, hợp tác, nhằm đảm bảo các tác động từ đại dịch. Tuy nhiên, khi các hoạt động xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp Việt Nam và các nước ASEAN xác lập được đơn hàng, các doanh nghiệp lại phải đối mặt với khó khăn trong vấn đề logistics như việc thiếu trầm trọng các container chứa hàng xuất khẩu. Do vậy, dù có đơn hàng nhưng doanh nghiệp vất vả, tốn kém hơn trước đây để vận chuyển hàng hóa sang thị trường của nhau một cách an toàn.

“Thời gian qua, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khiến một số dịch vụ logistics khan hiếm và tăng giá phi mã. Bên cạnh đó, lĩnh vực logistics tại các nước ASEAN cũng bộc lộ rõ những yếu kém và khả năng chưa theo kịp nền kinh tế số. Dịch Covid-19 là phép thử và cũng là cơ hội đánh giá lại mạng lưới logistics, thương mại nội địa của các quốc gia ASEAN”, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, 5 năm trở lại đây, Việt Nam và nhiều quốc gia trong khối ASEAN có thế mạnh xuất khẩu như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia đều xem các thị trường nội khối chính là những thị trường nội địa nối dài. Các doanh nghiệp các nước ASEAN khi đưa hàng hóa vào nội khối là thuận lợi về khoảng cách địa lý, không hạn chế phương tiện vận chuyển.

Đối với Việt Nam, ASEAN không chỉ là thị trường gần gũi về địa lý mà còn tương đồng về văn hóa và thói quen tiêu dùng, với số dân đông tới 622 triệu người và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Thị trường ASEAN đã được các nước thành viên khai thác nhiều năm qua nhưng giao dịch nội khối chưa xứng với tiềm năng.

Ông Lê Hoàng Tài cho biết, thị trường ASEAN hiện đang thu hút cộng đồng đầu tư quốc tế trong lĩnh vực logistics để tạo ra kết nối theo chiều ngang và chiều dọc. Nhiều quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam cần cải thiện hệ thống kết nối hạ tầng, công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các cảng biển, bến bãi, ga tàu, tăng cường hợp tác lẫn nhau để cung cấp cho thị trường những dịch vụ logistics phức hợp.

Liên kết logistics để cứu nguy cho xuất khẩu

Dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc (SuperPortTM) với Liên danh Tập đoàn T&T Group (Việt Nam) và YCH Group –YCH Holdings (Singapore) được kì vọng sẽ tạo đà cho sự đột phá ngành logistics Việt Nam. Ảnh: I.T.

Dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc (SuperPortTM) với Liên danh Tập đoàn T&T Group (Việt Nam) và YCH Group –YCH Holdings (Singapore) được kì vọng sẽ tạo đà cho sự đột phá ngành logistics Việt Nam. Ảnh: I.T.

Ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam chia sẻ, ASEAN là một trong những thị trường cung cấp dịch vụ chính cho ngành logistics Việt Nam. Hiện nay có khoảng 75% doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cung cấp dịch vụ cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường ASEAN và khoảng 73% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho hàng nhập khẩu từ thị trường ASEAN vào Việt Nam.

“Qua đó, cho thấy ngành dịch vụ logistics Việt Nam gắn bó chặt chẽ với dịch vụ logistics ASEAN. Đây là cơ hội rất tốt cho dịch vụ logistics Việt Nam hợp tác với ASEAN”, ông Tương nhấn mạnh.

Đồng tình với việc cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực logistics, ông Chang Kah Loon, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Malaysia (LogM), cho biết, hiện nay, các tàu vận chuyển container trong khu vực đều có công suất lớn hơn lên tới 40.000 TEU, điều này đòi hỏi các cảng biển lớn hơn để đủ sức tiếp nhận tàu, chưa kể đến việc vận hành tổ chức quản lý cũng phải thay đổi. Đặc biệt, xu thế mua bán và sáp nhập, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực logistics phát triển, công nghệ trực tuyến thay đổi… buộc doanh nghiệp phải thích ứng với xu thế mới.

“Các nước ASEAN cần chia sẻ tri thức, huấn luyện để nhân sự trong ngành logistics hoạt động chuyên nghiệp hơn. Các ban ngành, hiệp hội liên quan cần với nhau để xem những khó khăn nào có thể vượt qua, khó khăn nào có thể tạo động lực để ngành phát triển và đề ra các cơ chế hợp tác trong khu vực hiệu quả”, ông Chang Kah Loon nhấn mạnh.

Về phía ông Law Chung Ming, Vụ trưởng Giao thông và Logistics, Tổng vụ Doanh nghiệp Singapore, Bộ Công thương Singapore cho rằng, với xu thế doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nhiều quốc gia, Singapore cũng muốn mở rộng cơ sở logistics tại Việt Nam.

Hiện nay, các sáng kiến tạo thuận lợi hải quan trong khối ASEAN thúc đẩy hàng hóa lưu thông, giao thương thuận tiện, là cơ hội đẩy mạnh hoạt động logistics xuyên biên giới giữa các nước khu vực.

“Các doanh nghiệp các nước có thể kết hợp với nhau giống như cách công ty công ty T&T Việt Nam và doanh nghiệp Singapore hợp tác trong dự án cảng Logistics Vĩnh Phúc, Việt Nam. Đây là cách thức để thúc đẩy logistics đa phương tiện, thúc đẩy giao thương và thương mại giữa trong khối ASEAN cũng như toàn cầu”, ông Law Chung Ming chia sẻ.

Đặc biệt, theo Nguyễn Tương, các nước cần đẩy mạnh hợp tác đầu tư phát triển hạ tầng logistics trong khu vực. Trong đó, các nhà đầu tư ASEAN có thể tham gia vào Việt Nam như phát triển cảng biển, kho bãi, bao gồm cả kho lạnh, chuỗi cung ứng lạnh phục vụ cho việc xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản cũng như các trung tâm logistics vùng và khu vực để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa trong thị trường ASEAN.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Xem thêm