Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Khó khăn thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp xây dựng xoay trục tìm hướng đi mới

Hồng Gấm
- 16:59, 05/03/2024

(DNTO) - Theo chuyên gia, doanh nghiệp xây dựng rất khó trở lại trong ngắn hạn, ít nhất phải đến giữa năm 2024, bởi những khó khăn của thị trường địa ốc, trong khi các dự án đầu tư công đòi hỏi chặng đường dài hơi từ 3-5 năm. Trong bối cảnh đó, tái cấu trúc là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp thoát khó.

Bước sang năm 2024, ngành vật liệu xây dựng đặt nhiều kỳ vọng vào những nỗ lực thúc đẩy đầu tư công và nhà ở xã hội. Ảnh: TL.

Bước sang năm 2024, ngành vật liệu xây dựng đặt nhiều kỳ vọng vào những nỗ lực thúc đẩy đầu tư công và nhà ở xã hội. Ảnh: TL.

Khó 'lội ngược dòng' trong năm 2024  

Thị trường bất động sản khó khăn trong giai đoạn nửa đầu năm 2023, áp lực từ mức lãi vay 11 - 13%/năm trở lên liên tục đè nặng qua từng tháng, khiến các doanh nghiệp ngành xây dựng chật vật mưu sinh. Lợi nhuận sụt giảm, dòng tiền kinh doanh âm, nợ vay tăng là câu chuyện chung, bởi 90% doanh nghiệp xây dựng trong nước có vốn rất nhỏ, thường chỉ dưới 100 - 200 tỷ đồng. Nói như ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam: “Ngành xây dựng đang trong giai đoạn bi đát nhất từ trước tới giờ”.   

Thống kê cho thấy, trong năm 2023, sản lượng sản xuất và tiêu thụ gốm sứ, kính xây dựng... chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế, doanh thu toàn ngành ước giảm 70-80%, đánh dấu một thời kỳ suy giảm dài và liên tục. Hiện nay, lượng tồn kho lũy kế các năm của các doanh nghiệp tương đương khoảng 6 tháng sản xuất.   

Ngành sản xuất xi măng cũng không thoát khỏi tình trạng này. Tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) báo lỗ hơn 500 tỷ đồng. Tại nhiều đơn vị trong hệ thống VICEM, một số nhà máy phải giảm công suất hoặc dừng lò để hạn chế đổ clinker ra bãi.  

Đó là chưa kể tình trạng nợ đọng xây dựng tràn lan. Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Bình cho hay, năm 2023 nhiều ông chủ bất động sản lớn nợ Hòa Bình cả ngàn tỷ đồng. Bản thân Hòa Bình đang “dính” các khoản nợ từ một nửa trong số 60 khách hàng của Công ty. Sơ sơ các “con nợ trăm tỷ” đang “ôm” của Tập đoàn khoảng 3.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Hòa Bình phải chịu áp lực thanh toán cho hơn 1.400 nhà thầu phụ.  

Có những chủ thầu buộc phải bán đi máy móc, thiết bị có giá mua hàng trăm triệu USD, vốn mất nhiều năm tích cóp mới có được. Tại Hòa Bình, số thiết bị, máy móc được định giá 1.400 tỷ đồng gặp trục trặc, nên vừa không có tiền xoay vòng, trả nợ, vừa phải chịu hư hao khi “đắp chiếu” trong kho...

Mới đây, trong kịch bản khả quan của năm 2024, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng ngành khoảng 6.5 - 7%. Trong đó, đầu tư công được thúc đẩy, dự án hạ tầng giao thông trọng điểm và nhà ở xã hội triển khai đồng bộ, giúp các chủ đầu tư tiếp cận nguồn tài chính mới, sẽ tạo ra “lực đẩy” cho thị trường bất động sản phát triển, từ đó tác động tích cực đến khả năng phục hồi và tăng trưởng đối với ngành vật liệu xây dựng. 

Song phải nhìn nhận, rủi ro từ tỷ lệ đòn bẩy cao và khả năng trả nợ yếu, cùng với khoản nợ đáng kể sẽ đáo hạn trong 12 tháng tới, sẽ tạo ra áp lực tái cơ cấu nợ lớn đối với nhiều nhà phát triển bất động sản. Chưa kể, tình hình sản xuất, kinh doanh kém khả quan trong quý cuối năm 2023 khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại, giá trị hợp đồng xây dựng mới trong quý đầu năm 2024 có thể chưa được cải thiện, thậm chí giảm...  

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đánh giá, tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản khiến cho các doanh nghiệp xây dựng không có đơn hàng. Do không có vốn kinh doanh nên việc tiếp cận dự án đầu tư công gặp khó khăn. 

"Sự phục hồi của thị trường bất động sản, và việc giải ngân mạnh mẽ vốn đầu tư công đều không dễ có trong “một sớm một chiều”. Lĩnh vực xây dựng công nghiệp, năng lượng có triển vọng tích cực, song cạnh tranh rất dữ dội, biên lợi nhuận không thực sự hấp dẫn", ông Hoà nhận định. 

Rất cần nhiều giải pháp đồng bộ để giúp ngành hàng này hồi phục, từ đó đóng góp vào nền kinh tế nói chung. Ảnh: TL.

Rất cần nhiều giải pháp đồng bộ để giúp ngành hàng này hồi phục, từ đó đóng góp vào nền kinh tế nói chung. Ảnh: TL.

'Chuyển mình' thoát hiểm 

Trước bối cảnh này, năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đều chủ động đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng, đồng thời đề ra nhiều giải pháp để giữ vững thị phần, nhịp độ tăng trưởng.

Điển hình như Xây dựng Hòa Bình (HBC), sau 4 quý liên tiếp “chạm đáy” về doanh thu, tên tuổi nhất nhì ngành xây dựng liên tục có những cuộc tái cấu trúc, từ nội bộ nhân sự đến chiến lược kinh doanh.

Một trong những hành động dễ thấy nhất là “xoay trục” ra nước ngoài. Chủ tịch HBC Lê Viết Hải từng nhiều lần khẳng định trong bối cảnh thị trường bị “co hẹp”, doanh nghiệp này sẽ ưu tiên mở hướng ra nước ngoài. Từ ký kết với Cubacons - Tập đoàn xây dựng lớn nhất Cuba, tiến tới hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh và sản xuất vật liệu xây dựng; đến việc thâm nhập thị trường Mỹ bằng thỏa thuận hợp tác với Công ty Keystone (Mỹ), để xây dựng 5 dự án mà Keystone đầu tư phát triển tại California và Oregon... đây là hướng đi tiềm năng và đòi hỏi sự dài hơi. 

Nhiều doanh nghiệp xây dựng trước đây chủ yếu thi công dân dụng, nay cũng phải “chuyển mình” theo xu hướng và tình hình thị trường, nhằm bám trụ với ngành. "Ông lớn" ngành xây dựng Coteccons (CTD) cho biết, đầu tư công và hạ tầng là một trong những mảng công ty sẽ bước vào.  

“Không giống bất động sản thương mại backlog (giá trị hợp đồng ký kết chưa thực hiện) sẽ tăng tịnh tiến qua các dự án, ở mảng đầu tư công và hạ tầng, một là trúng với lượng backlog lớn, hai là không trúng và không có gì”, lãnh đạo CTD cho biết.  

Bên cạnh đó, nhà ở xã hội cũng là mảng CTD đang nghiên cứu để sớm thực hiện cùng biện pháp precast (bê tông đúc sẵn). Dự kiến trong năm 2024 sẽ có những kết quả bước đầu. Trong năm 2024, Coteccons sẽ đa dạng hóa doanh thu với các mục tiêu chủ chốt như sử dụng các giải pháp tài chính cho dự án xây dựng và sử dụng công nghệ để cắt giảm chi phí vận hành (fintech), chuyển đổi từ kinh doanh xây dựng truyền thống sang xây dựng cải tiến, tập trung nghiên cứu phát triển nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ cho xây dựng và nâng cao trải nghiệm khách hàng (buildtech)... 

Có thể nói, tái cấu trúc với các định hướng chiến lược mới, hơn bao giờ hết, trở thành giải pháp vượt khó của doanh nghiệp ngành xây dựng. Tuy nhiên, để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, cơ quan quản lý cần nhanh chóng tháo gỡ những nút thắt về pháp lý nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho thị trường bất động sản, từ đó mở cửa cho những dự án đang triển khai dang dở ở giai đoạn trước và thúc đẩy ngành hàng này thoát khó.

Cuối tháng 12/2023, Công ty Chứng khoán MBS dự báo, tăng trưởng lợi nhuận ròng nhóm ngành vật liệu xây dựng trong năm 2024 là 40% và đến 2025 là 46%. Tuy nhiên, điểm rơi lợi nhuận của thị trường này chủ yếu sẽ vào quý III và quý IV/ 2024 do nền thấp của năm 2023 (-32%). Điều này cho thấy, động lực tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng trong năm 2024 là có nhưng sẽ đến muộn nên rất cần nhiều giải pháp đồng bộ để giúp ngành hàng này hồi phục, từ đó đóng góp vào nền kinh tế nói chung. 

 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
1 tuần
Xem thêm