Thứ hai, 06/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Khi các 'cá mập' như 'ngồi trên đống than'

Sông Hương
- 08:00, 06/02/2021

(DNTO) - Dịch Covid-19 tràn qua khiến thị trường khởi nghiệp chao đảo, nhiều startup “ngã ngựa”, các nhà đầu tư cũng “như đứng đống lửa, như ngồi đống than”.

Dịch Covid- 19 giáng đòn mạnh vào thị trường khởi nghiệp Việt Nam. Ảnh: T.L.

Dịch Covid- 19 giáng đòn mạnh vào thị trường khởi nghiệp Việt Nam. Ảnh: T.L.

Là một nhà đầu tư thiên thần chuyên nghiệp đã rót vốn vào 12 startup, ông Nguyễn Tiến Trung, đồng sáng lập Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, cho biết không riêng gì startup, bản thân các nhà đầu tư cũng trải qua không ít lần rót vốn thất bại với những bài học đau thương, hệ quả là số tiền đầu tư cũng "bốc hơi" nhanh chóng.

Bất lực nhìn startup "chết"

Nhớ lại những thương vụ đầu tiên, nhà đầu tư này tự nhận mình khá dễ tính khi không chỉ xuống tiền cho startup mà còn sẵn sàng trở thành một nhân viên hỗ trợ các founder gặp gỡ đối tác, khách hàng, khi thì trong vai giám đốc tài chính, lúc lại làm vai trò marketing.

“Có hôm tôi phải lụi hụi ngồi tới gần 3g sáng để xây dựng bản thảo cho startup đi làm việc với đối tác. Ban đầu tôi nghĩ đây chỉ là bước hỗ trợ đầu tiên khi startup còn khiếm khuyết, nhưng họ liên tục nhờ vả tôi đi gặp đối tác thay họ nên tôi không đồng ý và có thương vụ tôi lập tức rút vốn đầu tư. Đây thực sự là một trong những sai lầm điển hình của các nhà đầu tư ở giai đoạn mới vào thị trường”, ông Trung chia sẻ.

Nói về mối lương duyên giữa nhà đầu tư và các nhóm khởi nghiệp, ông Trung cho rằng yếu tố then chốt là con người. Điển hình là trong các thương vụ ông Trung đã đầu tư, 2 trong 3 trường hợp thất bại và khoảng 60% trường hợp đang “hấp hối” đều liên quan đến những người sáng lập.

“Trong quá trình nhận tiền đầu tư, nếu startup không đủ đam mê, khi gặp khó khăn là cả nhóm sẽ tan vỡ, các founder người đi du học, người sang công ty khác, cuối cùng chỉ còn lại mỗi nhà đầu tư và nhân viên. Có startup còn gả bán đứa con tinh thần của mình cho nhà đầu tư”, ông Trung kể.

Dịch Covid-19 khiến thị trường khởi nghiệp phủ màu u ám, bản thân các “cá mập” cũng đang gặp khủng hoảng nhất định, trong khi startup thiếu vốn, nhiều hoạt động kinh doanh bị đóng băng. Vì vậy, điều khó khăn nhất với các nhà đầu tư thiên thần như ông Nguyễn Tiến Trung là làm sao để hỗ trợ những startup đã nhận đầu tư tiếp tục sống và nuôi dưỡng đam mê để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Ông Trung cũng chia sẻ câu chuyện đối diện với khủng hoảng Covid-19 của 2 startup đang được đầu tư.

Trong đó, một startup về đèn LED cho tàu đánh cá, khi gặp dịch Covid-19, việc bán hàng và tiếp cận khách hàng mới khó khăn, họ quay trở lại chăm sóc khách hàng cũ. Cũng từ lần tiếp xúc này, họ nhận thấy nhóm khách hàng cũ nảy sinh vấn đề mới cần giải quyết. Lập tức, startup tạo ra sản phẩm mới để bán cho nhóm khách hàng đó. Hiện startup này không chỉ sống khỏe tại thị trường trong nước mà còn đang có kế hoạch mở rộng thị trường ra Indonesia, Malaysia, Thái Lan…

Một startup khác cũng gặp khó khăn vì Covid-19, nhưng lại đi theo con đường ngược lại bằng cách huy động nguồn vốn khủng để mở rộng doanh nghiệp dù đang trong dịch, thậm chí còn huy động vốn theo mô hình góp vốn kiểu mới, mở rộng thêm 2 văn phòng Hà Nội và TP.HCM, mặt bằng hàng trăm mét vuông với chi phí hàng tháng lên tới 600 - 700 triệu đồng.

“Họ đang chơi một vố lớn mà chính chúng tôi không cản được và chúng tôi tự hỏi nếu tiếp tục không bán được hàng, thời điểm nào họ không còn trụ nổi? Nỗi đau của nhà đầu tư là nhìn startup chết mà không cứu được”, ông Trung chia sẻ.

Nhà đầu tư này cũng cho rằng, với những startup như vậy, vai trò của nhà đầu tư và những nhà cố vấn là giúp startup “chết” nhanh hơn.“Điều này sẽ chứng minh cho họ thấy mô hình này không thể chạy được nữa, thà chết đi còn hơn tiếp tục sống hấp hối”, ông Trung thẳng thắn nêu quan điểm.

Đau đầu tìm startup

Bài toán đối diện với khủng hoảng Covid- 19 không chỉ dành riêng cho các startup mà còn làm đau đầu các nhà đầu tư. Ảnh: I.T.

Bài toán đối diện với khủng hoảng Covid- 19 không chỉ dành riêng cho các startup mà còn làm đau đầu các nhà đầu tư. Ảnh: I.T.

Hoạt động được 4 năm, quỹ Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VIISA) cho biết không chỉ ngồi chờ startup đến “gõ cửa”, quỹ này đã từng trải qua giai đoạn đi tìm startup tiềm năng.

Ông Nguyễn Minh Phúc - quản lý cao cấp của chương trình Tăng tốc khởi nghiệp tại VIISA cho hay, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, số lượng startup tìm đến VIISA ít hơn. Trong khi một năm trở lại đây, hàng loạt nhà đầu tư cá nhân hay các quỹ đầu tư mới xuất hiện trên thị trường, dù không cạnh tranh trực tiếp nhưng việc xuất hiện thêm nhiều “kẻ săn mồi” cũng khiến VIISA phải nhìn lại mình.

“VIISA đang phải đối mặt với việc làm sao để hỗ trợ startup tốt hơn bằng cách không ngừng tăng cường nội lực để giúp các công ty được đầu tư tăng khả năng sống sót và thu hút thêm nhiều công ty khởi nghiệp về phía quỹ”, ông Phúc chia sẻ.

Còn tại Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM, startup cũng rất được cưng chiều khi được trang bị máy móc hiện đại để nghiên cứu và được hỗ trợ tối đa nguồn lực giúp thương mại hóa sản phẩm.

“Vườn ươm có máy móc trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin, internet vạn vật. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ nano, vườn ươm liên kết với các phòng thí nghiệm trong các trường đại học để hỗ trợ startup. Khái niệm thương mại hóa thành công của chúng tôi được hiểu là ba năm sau khi kết thúc tại vườn ươm, dự án vẫn còn tồn tại và phát triển”, ông Lê Thành Nguyên, Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao, cho biết.

Dịch Covid-19 tạo nên cú sốc chưa từng có, các nhà đầu tư cũng phải đau đầu tìm cách chuyển mình nhanh chóng. Kỳ vọng về sự phục hồi và phát triển của thị trường khởi nghiệp vẫn phụ thuộc vào những tin tức kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn hy vọng sẽ nhìn thấy những “tia sáng cuối đường hầm” từ việc ra đời của những startup mới, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghệ, y tế, giáo dục…

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu hàng không đều trắng bảng chiều dư bán, nhà đầu tư có tiền cũng khó mua được.
38 phút
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích khuyến nghị, trong tuần giao dịch mới, nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, chưa vội giải ngân ngay mà chờ đợi những điều chỉnh sắp tới của thị trường.
22 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Xem thêm