Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hơn 1.800 dự án đầu tư công chậm tiến độ, gây 'ách tắc' nền kinh tế

Hồng Gấm
- 15:15, 14/07/2021

(DNTO) - Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là một trong những "bệ đỡ" thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021, tuy nhiên, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công của các dự án vẫn là câu chuyện "biết rồi, khổ lắm nói mãi" khi kỳ vọng đặt ra thì nhiều mà hiệu quả thực thi vẫn còn "bỏ ngỏ".

Chính các dự án chậm tiến độ là một trong những tác nhân chủ yếu làm tăng chi phí đầu tư, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ảnh: TL.

Chính các dự án chậm tiến độ là một trong những tác nhân chủ yếu làm tăng chi phí đầu tư, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ảnh: TL.

Chậm như... giải ngân vốn đầu tư công   

Tổng hợp báo cáo của 113/125 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91 trên Hệ thống Thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2020 có 70.679 dự án thực hiện đầu tư.

Trong đó, nhiều dự án còn chậm tiến độ và tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh vẫn còn cao. Gần nửa trong số đó là các dự án chuyển tiếp (32.120 dự án, chiếm 45,44%) và phần còn lại là dự án khởi công mới (38.559 dự án, chiếm 54,56%). Trong số dự án khởi công mới, chủ yếu là dự án nhóm C với 37.510 dự án.

Tin nên đọc

Điều đáng nói là trong số 70.679 dự án thực hiện đầu tư, có 1.867 dự án chậm tiến độ, chiếm 2,6% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ, trong đó nhóm A là 45 dự án, nhóm B là 529 dự án, nhóm C là 1.293 dự án.

Trong đó, số dự án sử dụng vốn Nhà nước thực hiện báo cáo giám sát trên hệ thống mới đạt 47,3% tổng số dự án thực hiện; được kiểm tra mới đạt 25,6%; được đánh giá đạt 39,2%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, chính các dự án chậm tiến độ là một trong những tác nhân chủ yếu làm tăng chi phí đầu tư, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, những dự án đầu tư phải điều chỉnh, đặc biệt là tăng tổng mức đầu tư, một mặt gây rất nhiều khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, mặt khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.

"Bắt bệnh" giải ngân chậm 

Các nguyên nhân chủ yếu gây ì ạch, chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng (1.074 dự án), do thủ tục đầu tư (407 dự án), do bố trí vốn không kịp thời (219 dự án), do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu (157 dự án)...  trong đó chủ yếu là điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư; điều chỉnh tiến độ đầu tư; vốn đầu tư… vẫn còn nhiều bất cập.

Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng các dự án thực hiện báo cáo còn thấp so với tổng số dự án thực hiện trong kỳ. Số dự án sử dụng vốn Nhà nước thực hiện báo cáo giám sát trên hệ thống mới đạt 47,3% tổng số dự án thực hiện; được kiểm tra mới đạt 25,6%; được đánh giá đạt 39,2%.

Bên cạnh đó, chất lượng các báo cáo giám sát, đánh giá, đặc biệt là số liệu, thông tin của các dự án cập nhật trên hệ thống thông tin còn rất sơ sài, cho thấy nhiều chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án theo quy định. Nhiều bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc theo dõi, kiểm tra đối với các chương trình, dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, tổng hợp số liệu báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, trong năm 2020, các cơ quan quản lý Nhà nước đã tiến hành kiểm tra 18.109 dự án, tổ chức đánh giá lại 27.717 dự án. Qua kiểm tra, trong năm đã phát hiện 51 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, 17 dự án vi phạm về quản lý chất lượng, 923 dự án có thất thoát, lãng phí. Các dự án có thất thoát, lãng phí chủ yếu là chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.

Mới đây, tại hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công, ông Bùi Văn Cường - Tổng thư ký Quốc hội nhận định: Đầu tư công là bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế. Tỉnh nào giải ngân đầu tư công tốt thì đầu tư xã hội cũng chạy theo nhiều, từ đó thúc đẩy tăng trưởng.

“Nếu tình trạng giải ngân vốn đầu tư công cứ tiếp tục chậm, các dự án đầu tư lớn, nhất là các dự án đầu tư trọng điểm vẫn ách tắc như vừa qua thì nền kinh tế của chúng ta không thể tăng trưởng được” - Tổng thư ký Quốc hội nhấn mạnh.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, trong thời gian tới, các cơ quan cần xem xét kỹ lưỡng quá trình lựa chọn các chương trình, dự án thực hiện đầu tư, khởi công mới, phù hợp khả năng cân đối của nguồn ngân sách, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp.

Đồng thời, các cơ quan cần tích cực theo dõi, chấn chỉnh, giải quyết kịp thời các phát sinh trong quá trình đầu tư, bảo đảm các dự án đã có trong kế hoạch được thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư, tiến độ, chất lượng, đảm bảo thời hạn đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Trong đó, nhấn mạnh giải pháp quan trọng nhất vẫn là nâng cao vai trò của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án. Các ban quản lý phải tích cực, quyết liệt triển khai các dự án của mình, trong đó có việc hoàn tất thủ tục đầu tư, triển khai giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, thẩm tra khối lượng… phải hết sức nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần chủ động trong việc điều chỉnh các dự toán trong phạm vi bộ, ngành. Nếu thấy thiếu nguồn lực để giải quyết trong 6 tháng cuối năm thì báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để phân bổ lại.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm