Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hội nhập quốc tế và sự tác động đến Việt Nam

GS.TS Vũ Văn Hiền - Phó Chủ tịch HĐLLTW
- 10:56, 09/11/2020

(DNTO) - Những bước đi của nhân loại ngày càng có tốc độ cao và đạt tới những điều kỳ diệu “một ngày bằng mười năm trước”. Sức mạnh vô cùng to lớn không ai có thể cưỡng lại được đang điều khiển các bước tiến đó chính là quá trình toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa kéo cả thế giới vào cuộc chơi phát triển, hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa khi đã đạt được sự sung mãn như hôm nay sẽ lôi kéo tất cả các nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, vì thế, cũng là một tất yếu khách quan không thể bỏ qua hoặc cưỡng lại.

Những đầu óc chính trị thông thái của thế giới cũng như những nhà hoạch định chiến lược của các nước đều thấy một thực tế khách quan: Phải tham gia quá trình toàn cầu hóa, chủ động hội nhập quốc tế và đặc biệt hơn, không ai tham gia quá trình hội nhập mà chỉ biết đứng nhìn những người khác vượt qua mình. Hội nhập để phát triển, muốn phát triển phải hội nhập.

Toàn cầu hóa kéo cả thế giới vào cuộc chơi phát triển, hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Ảnh:TL

Toàn cầu hóa kéo cả thế giới vào cuộc chơi phát triển, hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Ảnh:TL

I. Về hội nhập quốc tế

Hơn 30 năm Đảng Cộng sản Việt Nam phát động, lãnh đạo việc tổ chức thực hiện công cuộc đổi mới đất nước là một trong những chặng đường sáng tạo và đạt được những thành công tuyệt vời của cách mạng Việt Nam. Trong cả các giai đoạn lịch sử đầy sáng tạo trước đây, cũng như trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến việc nhìn nhận bối cảnh quốc tế với cả những biến động và chiều hướng biến động của nó. Chính việc nhìn xa trông rộng như vậy giúp cho các định hướng và đường lối của Đảng luôn bám sát bước đi của nhân loại, tận dụng được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đưa đất nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giữ vững được định hướng phát triển.

Qua những năm đổi mới, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, có những chuyển biến lớn khó lường, nhưng trong các kỳ đại hội của Đảng, từ Đại hội VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những nhận thức xác đáng về thời đại và thế giới về tình hình khu vực. Từ đó, Đảng ta định hướng những chính sách đối nội và đối ngoại hợp lý, bám sát tình hình.

Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng chúng tôi nhận định: Cách mạng khoa học kỹ thuật có vai trò ngày càng phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của thế giới. Đồng thời Đại hội VI cũng đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi và hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác. Tới Đại hội VII, Đảng định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế. Đến Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tại Đại hội X, Đảng đã nêu chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”. Đó chính là cơ sở và là bước tiếp cận mới để Đại hội XI khẳng định: “Thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”.

Vậy là từ chủ trương tranh thủ cơ hội của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để tham gia phân công hợp tác quốc tế, đẩy mạnh quan hệ kinh tế với khu vực và các nước trên thế giới, đến mức cao hơn là tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và một số lĩnh vực khác, tới nay là “hội nhập quốc tế - tức là hội nhập trên tất cả các lĩnh vực, không những hội nhập nhiều mặt mà cần chủ động và tích cực.

II. Quan niệm về nội dung của hội nhập quốc tế

Cho tới thời điểm hiện nay, nếu như toàn cầu hóa không còn là một xu hướng nữa mà là cả một cơn lốc vận động của kinh tế và nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế, thì hội nhập quốc tế đang là lực hấp dẫn lớn, đang là lời vẫy gọi đối với mọi khu vực và mọi quốc gia. Chưa bao giờ như bây giờ, cả thế giới cùng xem một bộ phim, cùng hồi hộp và thoi dõi một trận bóng đá, cùng nghe một bản nhạc, cùng quan tâm đến các sự kiện ở Trung Đông, ở châu Á, châu Phi, ở Trung Quốc, Nga và Mỹ. Có những sản phẩm bây giờ là của mình thì có thể chỉ một thời gian ngắn là của tất cả mọi người, ngược lại, có những sản phẩm mới ra đời ở đâu đó rát xa chúng ta nhưng chỉ nay mai thôi là ta có thể nhận được nó và sử dụng nó. Toàn cầu hóa đang mở rộng và đi vào tất cả ngóc ngách đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế theo đó mà ngày càng có sự cuốn hút mạnh mẽ, trở thành một hy vọng tràn đầy, một cuộc chơi vui như “trảy hội” đối với quốc gia này, lại như đành phải miễn cưỡng đành phải cất bước đối với các quốc gia khác bởi không ai muốn bị tụt hậu hoặc bị thế giới bỏ rơi.

Hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của mỗi nước.

Hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của mỗi nước.

Nếu nhìn nhận một cách thấu đáo, có thể thấy hội nhập quốc tế như một lực hấp dẫn khách quan nhưng là một cuộc chơi quyết liệt, gay gắt, đầy kịch tính. Người ta còn tính cụ thể rằng, tham gia cuộc chơi này, giỏi giang thì ăn bẩy mất ba, trung bình thì được năm, mất năm và yếu kém thì được ba, mất bảy, thậm chí mất nhiều hơn. Vấn đề nữa cần tính tới là làm sao tham gia cuộc chơi này sẽ được những vấn đề cần thiết và có mất thì cũng mất những thứ không cần nữa, đáng bị mất đi, nghĩa là biến mất thành được, biến điều thua thành điểm thắng.

Hội nhập quốc tế theo nghĩa sơ lược nhất là sự tham gia vào một tổ chức, một quá trình nào đó vượt qua phạm vi quốc gia. Nói đến hội nhập quốc tế là có thể nhìn hận ngay sự lôi cuốn, cuốn theo. Hội nhập vào mang tính chủ động đi vào, chủ động nhảy vào, chủ động “trảy hội”, nhưng đồng thời cũng là quá trình bị động, bị lôi cuốn, cuốn hút.

Hiện nay vẫn còn không ít quan điểm cho rằng, hội nhập chỉ là hội nhập kinh tế, và hơn thế nữa, chỉ coi hội nhập kinh tế nằm trong khuôn khổ tự do hóa thương mại và đầu tư. Gron Rides, giáo sư kinh tế của Trường Đại học Gio-Hoopkin đã định nghĩa: “Hội nhập là tự do hóa thương mại, không phải là bản thân thương mại”.

Cả về mặt lý luận và thực tế cho thấy cách tiếp cận nêu trên không đầy đủ. Khi tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế nghĩa là các nước chấp thuận tham gia cùng giải quyết những vấn đề kinh tế và nhiều vấn đề toàn cầu khác như: hội nhập về văn hóa, cùng chung sức giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, chống thiên tai, bệnh tật, xóa đói giảm nghèo, chống khủng bố quốc tế… Ngay trong lĩnh vực kinh tế, khi đã hội nhập toàn cầu thì không thể dừng lại ở việc trao đổi buôn bán và tự do hóa thương mại. Mặc dù quan hệ thương mại là nội dung quan trọng của kinh tế đối ngoại đối với mọi quốc gia, nhưng quá trình hội nhập còn bao hàm cả việc phân công, hợp tác quốc tế trong sản xuất cũng như trong nghiên cứu phát minh sáng chế. Hơn nữa, các quan hệ kinh tế bao giờ cũng có quan hệ khăng khít đến các vấn đề chính trị, xã hội. Kinh tế đối ngoại còn liên quan đến cả vấn đề văn hóa, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Vậy nên, bất cứ quốc gia nào khi chấp nhận hội nhập quốc tế cũng phải tính toán đến lợi ích của mình trên nhiều phương diện, không chỉ bó hẹp trong lợi ích kinh tế.

Các nhà nghiên cứu ở nước ta rất thống nhất với nhau ở một điểm là hội nhập gắn chặt với toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, khách quan; toàn cầu hóa nhiều mặt trong đời sống quốc tế thì hội nhập cũng bao hàm nhiều lĩnh vực, không chỉ có hội nhập kinh tế. Điều còn có những tranh luận tuy không lớn nhưng cũng có sự khác nhau giữa hai loại ý kiến: Một là, coi hội nhập là cuộc chơi có lợi cho mọi quốc gia nên ta ta nhất định phải tham gia trên tất cả các lĩnh vực, cùng tham gia sâu rộng, cùng có nhiều lợi ích. Hai là, trong tình hình hiện nay, đành rằng nhất định phải hội nhập một cách tích cực và chủ động nhưng phải hết sức cân nhắc vì cuộc chơi này các nước phát triển luôn giành ưu thế.

Khái lược một số nét để thấy rằng, nhận thức và cách tiếp cận và hội nhập quốc tế vẫn còn những quan niệm khác nhau về mức độ và bởi thế, hiện chưa có một quan niệm nào thật chính xác được tất cả thừa nhận. Tuy nhiên, qua tổng hợp lại những quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, có thể nhận thức rằng: Hội nhập quốc tế là quá trình đi liền với toàn cầu hóa mà trọng tâm là mở cửa, tham dự phân công hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và những lĩnh vực khác, tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực và điều kiện trong nước với bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí thích hợp có thể được trong quan hệ quốc tế.

Như vậy, hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của mỗi nước. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau và nhiều phương thức khác nhau. Tùy theo tình hình, hoàn cảnh cụ thể, tùy theo thời gian và không gian cũng như lĩnh vực cụ thể mà sự tham gia hội nhập quốc tế được tiến hành theo các cấp độ khác nhau như song phương, tam giác, tứ giác, tình hình khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Các cấp độ hội nhập được thể hiện ở nhiều mức khác nhau, có thể từ thấp đến cao, từ song phương đến đa phương hoặc có khi hội nhập được thực hiện cùng một lúc trong nhiều lĩnh vực với nhiều cấp độ. Có thể nói cả thế giới đang trong cao trào hội nhập quốc tế với tốc độ ngày càng nhanh và lĩnh vực ngày càng nhiều dẫn tới sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên. Chính vì thế hội nhập quốc tế là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Mỗi quốc gia và mỗi giai cấp nắm chính quyền đều theo đuổi các mục tiêu và lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau nên hội nhập quốc tế càng mạnh và rộng mở thì tính phức tạp và quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh càng gia tăng.

III. Những vấn đề đặt ra và những kinh nghiệm bước đầu

Nét nổi bật nhất của các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, khi hội nhập quốc tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa chính là chưa được chuẩn bị một cách đầy đủ, kỹ càng các điều kiện cần và đủ để hội nhập. Những bất cập có tính phổ biến đó đặt ra nhiều thách thức mà những nước phải vượt qua thì mới có thể được nhiều hơn và khẳng định được vị thế của mình khi hội nhập quốc tế.

3.1. Những vấn đề đặt ra

Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế. Cần nhận thức rõ là bản thân kinh tế thị trường toàn cầu rất cần thiết bền vững và chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhiều biến động khó lường. Trong khi đó, hoạt động kinh tế của các nước đang phát triển tham gia hội nhập quốc tế chính là quá trình cạnh tranh để gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế với những luật lệ, nguyên tắc, quy định đều có sẵn, dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của các nước phát triển và do các nước này dựng nên, nắm giữ. Các nước đang phát triển mà hội nhập đầy đủ vào kinh tế quốc tế mà chắc chắn có sự áp đặt của các nước lớn, thì trước hết phải điều chỉnh hệ thống luật pháp trong nước cho phù hợp với luật quốc tế. Quá trình điều chỉnh này hết sức phức tạp, khó khăn và phải hi sinh không ít những lợi ích và những giá trị đã được xác lập trong nước. Trên thực tế, có nhiều nước do không kiểm soát nổi tình hình trong tiến trình hội nhập nên đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng khó khăn, thậm chí khủng hoảng.

Thứ hai, hội nhập về các lĩnh vực khác. Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, tùy từng điều kiện khác nhau, trong những chừng mực khác nhau tham gia hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thông thường như thể dục thể thao, giao lưu nghệ thuật, đến việc tham gia phòng chống bệnh tật, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chống tội phạm quốc tế… Trên các lĩnh vực đó, việc tham gia đối với nước này cũng là việc học tập kinh nghiệm và tìm kiếm sự chia sẻ, tài trợ trong điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, cần nhận rõ hai biến thể không mong muốn. Một là, để tham gia vào một số công việc quốc tế nhiều khi hết sức tốn kém, chi tiêu thường vượt quá khả năng tài chính của mỗi nước. Hai là, việc nhận được tài trợ của các nước giàu trong điều kiện hiện nay là hết sức khó khăn vì đó là mục tiêu của quá nhiều nước khi tham gia hội nhập. Dù vậy nếu không có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn trọng có thể “mang họa vào thân” như ông cha ta thường nói. Thu hút bên ngoài vào trong nước không chỉ có những điều tốt lành mà còn có những độc hại tác động đến cả những giá trị tinh thần, giá trị truyền thống mà bao đời mới tạo dựng được.

Thứ ba, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế không còn là xu thế nữa mà là thực tế khách quan nên việc chúng ta chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, khi thực hiện việc thay đổi hàng loạt các luật lệ về kinh tế, thì không thể tránh khói việc tác động đến thể chế kinh tế và tiếp đó là thể chế chính trị. Vấn đề của sự cuốn hút ở chỗ đã chấp nhận là một bộ phận của thể chế kinh tế toàn cầu thì có chấp nhận thể chế văn hóa – xã hội và thể chế chính trị toàn cầu hay không? Nhất định là không, và đã vậy, nhất định chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề hơn một số nước khác đang cùng thể chế chính trị với các nước phương Tây.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế không còn là xu thế nữa mà là thực tế khách quan nên việc chúng ta chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là hoàn toàn đúng đắn. Ảnh: TL.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế không còn là xu thế nữa mà là thực tế khách quan nên việc chúng ta chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là hoàn toàn đúng đắn. Ảnh: TL.

3.2. Những kinh nghiệm bước đầu

Từ những thách thức nêu trên, các nước đang phát triển đã rút ra một số kinh nghiệm để phát huy và tận dụng những mặt tích cực; khắc phục, đối phó với những thách thức khi hội nhập quốc tế.

Thứ nhất, khi tham gia hội nhập quốc tế, phải tính toán rất thận trọng đến những tác động và hậu quả lâu dài của quá trình toàn cầu hóa đối với việc chuyển dịch kinh tế - xã hội trong nước. Đây là công việc khó khăn bởi những diễn biến rất nhanh chóng của toàn cầu hóa đang bao trùm nhiều lĩnh vực. Bởi vậy phải làm sao gắn kết được chiến lược phát triển kinh tế xã hội với những bước đi cụ thể trong nước với nền kinh tế thế giới với các mục tiêu và lộ trình của các khuôn khổ hợp tác tay đôi, tiểu khu vực, liên khu vực và toàn cầu, sao cho các cam kết và thỏa thuận trong các khuôn khổ hợp tác đó hài hòa, không bị vênh nhau hoặc mâu thuẫn nhau.

Hai là, để tránh gây ra những đảo lộn về xã hội, cần luôn luôn đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa các quan hệ: Quan hệ giữa đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của đất nước trong các thể chế hội nhập, giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta với những yêu cầu, đòi hỏi của bên ngoài; giữa các vấn đề kinh tế, thương mại với các lĩnh vực khác. Cần kịp thời thích ứng, phản ứng linh hoạt, tạo lập và tăng cường khai thác lợi thế so sánh của đất nước để tham gia hội nhập. Xây dựng vững chắc nền kinh tế độc lập tự chủ, bảo vệ thị trường và môi trường trong nước.

Ba là, thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tạo cho cán bộ, nhân dân có sức đề kháng cao để đối phó với những mặt trái trong quá trình hội nhập. Tính toán kỹ từng lĩnh vực cụ thể cũng như phạm vi, mức độ hội nhập tùy theo điều kiện trong nước. Hội nhập nhưng phải giữ vững định hướng phát triển đất nước, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn giá trị truyền thống của dân tộc. Xác định rõ hội nhập là quá trình vừa có nhiều cơ hội, vừa gặp nhiều thách thức, vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Bốn là, hội nhập quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa chính là cơ sở khách quan của chính sách đối ngoại đúng đắn, kịp thời sẽ thúc đẩy hội nhập phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên phải coi hội nhập không phải là mục tiêu, mà là phương tiện hữu hiệu để kết hợp có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường phát triển, nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
5 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm