Thứ năm, 15/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hành trình tạo ra Kahoot - Startup công nghệ trị giá 5,7 tỷ USD

Vân Trà
- 12:30, 06/11/2021

(DNTO) - Công nghệ của Kahoot là nền tảng học tập dựa trên game, đã trở thành cú hit trên toàn cầu. Hiện nền tảng này đang được các nhà đầu tư nổi tiếng như SoftBank, Microsoft và Disney hỗ trợ. Có tới 87% các trường đại học hàng đầu thế giới cùng 97% trong số 500 công ty trong danh sách Fortune đang sử dụng Kahoot.

Kahoots muốn phát triển hết tiềm năng của tất cả học sinh, bất kể độ tuổi nào. Ảnh: CNBC.

Kahoots muốn phát triển hết tiềm năng của tất cả học sinh, bất kể độ tuổi nào. Ảnh: CNBC.

Đối với hầu hết mọi người, tấm bằng thạc sĩ chính là chặng đường cuối cùng của một cuộc hành trình học tập dài. Nhưng đối với Morten Versvik, nhà đồng sáng lập và hiện đang là giám đốc công nghệ (CTO) của Kahoot, đó chính là cơ hội để ông phát triển một loại công nghệ có thể cách mạng hóa việc học tập của mọi học sinh trên toàn thế giới.

Trả lời CNBC, Versvik chia sẻ: "Chúng tôi muốn phát triển hết tiềm năng của tất cả học sinh, bất kể độ tuổi nào". Versvik cùng với giáo sư khoa học máy tính của mình phát triển một trong những phiên bản đầu tiên của Kahoot vào năm 2006, để giúp cho lớp học trở nên hấp dẫn hơn với mọi loại học sinh.

Trong vài năm, ý tưởng của họ đã trở thành Kahoot - nền tảng công nghệ giáo dục trị giá 5,7 tỷ USD. Hiện có 87% các trường đại học hàng đầu thế giới cùng với 97% trong số 500 công ty trong danh sách Fortune sử dụng Kahoot. Hiện nay, công ty có trụ sở chính tại Oslo và có hơn 9 triệu giáo viên sử dụng Kahoot để tạo ra trò chơi cho học sinh trong năm qua.

Kahoot là một dạng trò chơi câu hỏi trắc nghiệm, được chủ phòng (chủ yếu là giáo viên hoặc người thuyết trình) tạo ra câu hỏi. Chủ phòng sẽ chia sẻ những câu hỏi trên màn hình, và người chơi sẽ nhập câu trả lời trên những thiết bị cá nhân của mình như laptop hoặc smartphone. Nhưng Versvik chia sẻ, hành trình để tạo ra Kahoot như hôm nay là một điều không hề dễ dàng.

Thay đổi cách học

Versvik lần đầu tạo ra Kahoot là khi ông còn đang làm nghiên cứu để lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na-uy (NTNU). Versvik cho biết: "Ý tưởng là tạo nên một sự cạnh tranh và khả năng tham gia giữa tất cả các học sinh trong lớp, đặc biệt là những người bị cho là đứng cuối bảng".

Hiện có 87% các trường đại học hàng đầu thế giới cùng với 97% trong số 500 công ty trong danh sách Fortune sử dụng Kahoot. Ảnh: CNBC.

Hiện có 87% các trường đại học hàng đầu thế giới cùng với 97% trong số 500 công ty trong danh sách Fortune sử dụng Kahoot. Ảnh: CNBC.

Để có thể phát triển ý tưởng này hơn nữa, ông đã gặp giáo sư Alf Inge Wang, người tạo ra trò chơi cho các rạp chiếu phim. Cả hai đã bắt tay và cùng nhau thực tế hóa ý tưởng đó.

Trước khi iPhone ra đời, Versvik và giáo sư Wang muốn phát triển một trò chơi có một màn hình chung lớn, và mọi người có thể chơi cùng nhau. Họ muốn người chơi phải nhìn lên màn hình chung đó và chơi cùng nhau, thay vì mỗi người nhìn vào một máy.

Ý tưởng đầu tiên, họ đặt lên là "Lecture Quiz", mục đích làm tăng động lực của học sinh. Versvik cho biết: "Chúng tôi đã thử nghiệm với những sinh viên đại học sử dụng những chiếc điện thoại hồi đó".T uy nhiên, những hạn chế về công nghệ là một thách thức lớn, bởi khi đó, nguyên mẫu ban đầu được thử nghiệm trên những sinh viên của NTNU, họ sử dụng những chiếc điện thoại bấm nút có thể gập, với số lượng phím hạn chế và rất khó để có thể sử dụng.

"Công nghệ và Internet hồi đó mới được ra đời (trước khi iPhone xuất hiện), nhưng đã nhận được tiếng vang lớn với các sinh viên", Versvik cho biết.

Bất chấp những hạn chế, ý tưởng này vẫn nhận được sự quan tâm từ học sinh, và bộ đôi đã quyết định thử những cách sử dụng khác cho công nghệ của họ. Họ thử nghiệm trong những buổi diễn thuyết, rạp chiếu phim và những hội trường lớn.

Nhờ sự ra mắt của smartphone, mạng 3G và ngôn ngữ mã hóa HTML5, đã giúp làm tăng triển vọng của nền tảng, và nhóm đã có thể phát triển công nghệ của mình.

Mở rộng quy mô

Ngay sau đó, nhóm đồng sáng lập (hiện bao gồm các doanh nhân và nhà đầu tư là Johan Brand, Jamie Brooker và Asmund Furuseth), đã chuyển đến San Francisco trong vài tháng để biến dự án thành một doanh nghiệp chính thức.

Kahoot là một dạng trò chơi câu hỏi trắc nghiệm, giúp thu hút mọi đối tượng học sinh. Ảnh: CNBC.

Kahoot là một dạng trò chơi câu hỏi trắc nghiệm, giúp thu hút mọi đối tượng học sinh. Ảnh: CNBC.

Kahoot được thành lập chính thức vào năm 2012, và ra mắt bản beta tại bang Texas vào đầu năm 2013. Bản beta cũng được ra mắt công chúng vào tháng 9 cùng năm.

Nhiều tháng sau, Versvik cùng với nhóm của mình đã đạt được tiến bộ vượt bậc về công nghệ, đến nỗi nhà đầu tư đầu tiên của họ cũng đã bị thu hút bởi ý tưởng đầy tính "viral" này.

Trả lời CNBC, Eilert Hanoa, nhà đầu tư đầu tiên và hiện đang là CEO của Kahoot cho biết: "Tôi đã ngay lập tức nghĩ rằng đó là một khái niệm hoàn toàn tuyệt vời, và tôi có thể giúp để phát triển nó thành một tập đoàn, đưa nó tới thành công trên toàn cầu".

Nhà đầu tư này rất ấn tượng với cách mà Kahoot tạo ra một "sức hút", điều mà ông tin rằng đó là một thứ rất khó để một doanh nghiệp có thể đạt được.

Cải thiện nội dung

Hiện công ty đã được 9 năm tuổi cùng với hơn 500 nhân viên và có văn phòng tại 8 quốc gia. Họ được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Oslo vào tháng 3 năm nay. Kahoot đã mua lại 7 nền tảng công nghệ giáo dục và tương tác khác như Clever, Dragonbox và Drops. Họ cũng đã phát triển tài liệu nghiên cứu riêng của mình với National Geographic, Britannica, Khan Academy và Liên hợp Quốc.

Bất chấp sự thành công nhanh chóng của Kahoot kể từ năm 2013, và sự phát triển trong đại dịch, công ty cho biết họ vẫn sẽ bám sát lấy ý tưởng ban đầu của Versvik và Wang (cung cấp cho giáo viên một công cụ hấp dẫn để tạo ra sự hào hứng cho học sinh).

Theo Hanoa, nhóm nghiên cứu tin vào việc duy trì Kahoot "mãi mãi miễn phí cho giáo viên và học sinh", cùng với việc cả người dạy lẫn người học đều có thể tự tạo ra câu đố miễn phí. Kahoot kiếm tiền bằng cách bán những gói đăng ký trả phí cho các doanh nghiệp và trường học, nếu như họ muốn truy cập nhiều tính năng hơn nữa. Điều đó khuyến khích các giáo viên đưa ra phản hồi để Kahoot liên tục phát triển và cải tiến sản phẩm.

Với thử thách tiếp theo, "cha đẻ" của Kahoot chia sẻ: "Làm thế nào để điều này có thể trở nên tốt hơn nữa, và làm cách nào để trở thành đối thủ cạnh tranh của chính mình".

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
17 giờ
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
3 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
4 tuần
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
4 tuần
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm