Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hàng tỷ USD tiếp tục chảy về thị trường mua bán carbon

Huyền Trang
- 14:42, 19/06/2023

(DNTO) - Thị trường mua bán tín chỉ carbon sẽ rất sôi động, dự kiến có thể tăng gấp 3 lần cho đến năm 2035, đạt mức 150 USD/tấn đơn vị carbon.

Thị trường giao dịch carbon ngày càng sôi động khi các nước tiên tiến đang xây dựng quy định thắt chặt với hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.L.

Thị trường giao dịch carbon ngày càng sôi động khi các nước tiên tiến đang xây dựng quy định thắt chặt với hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.L.

Ngân hàng Thế giới nhận định, thị trường tín chỉ carbon sẽ trở nên rất sôi động khi các nước đẩy mạnh thực hiện cam kết đưa phát thải ròng bằng 0-Net Zero vào năm 2050. Trước đây, chỉ khoảng 50 USD/tấn đơn vị carbon, thì tới năm 2035 có thể tăng lên 3 lần, ở mức trung bình 120-150 USD và có thể đạt tới 250 USD/tấn đơn vị carbon vào năm 2050.

Hiện có khoảng 40 quốc gia, khu vực đang triển khai thị trường carbon, với giá trị giao dịch lên đến hàng trăm tỷ USD/năm. 

Đối tượng mua bán tín chỉ carbon là các doanh nghiệp, công ty sản xuất. Nếu phát thải vượt mức quy định, họ phải bỏ tiền mua tín chỉ carbon. Ngược lại nếu lượng phát thải thấp hơn mức giới hạn, họ có thể bán phần tín chỉ carbon cho doanh nghiệp cần mua.

Tại Diễn đàn về cơ hội đầu tư trong thị trường carbon, ngày 16/6, ông Phạm Việt Biên Cương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó với biến đổi khí hậu (CEPVN) cho biết nhiều doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ đã rục rịch tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon. Nguyên nhân là các thị trường phát triển này sẽ sớm tiến hành đánh thuế carbon và bù trừ tín chỉ carbon.

Ông Cương cho rằng, cơ hội đầu tư trong thị trường carbon có thể nhìn thấy rõ ở việc Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra cam kết chính trị mạnh mẽ về mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Các nước cũng đang chạy đua để xây dựng hệ thống pháp luật liên quan. Để thực hiện “lời hứa” Net Zero vào năm 2050, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành nhiều khung khổ pháp lý để giảm phát thải. Trong đó, Nghị định 06 đặt mục tiêu từ năm 2025 sẽ thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức.

“Nỗ lực giảm phát thải cũng mở ra một thị trường tài chính, đầu tư mới mang tên ‘mua bán quyền phát thải – tín chỉ carbon’. Đây là kênh đầu tư tương đối an toàn vì minh bạch pháp lý và đảm bảo lợi nhuận”, ông Cương nhấn mạnh.

Giảm phát thải không chỉ mang lại lợi ích môi trường, xã hội mà giúp Việt Nam tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm. Ảnh: T.L.

Giảm phát thải không chỉ mang lại lợi ích môi trường, xã hội mà giúp Việt Nam tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm. Ảnh: T.L.

Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2020, Việt Nam thiệt hại khoảng 10 tỷ USD, tương đương 3,2% GDP do các tác động của biến đổi khí hậu. Con số này có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050. Việt Nam cũng là nước có tốc độ tăng lượng khí phát thải nhà kính nhanh nhất thế giới, khi lượng khí thải tăng lên gấp 4 lần trong thế kỷ này.

Cho biết dư địa để giảm phát thải của Việt Nam là rất lớn, ông Lý phân tích, thị trường tín chỉ carbon vận hành theo nguyên tắc ai gây ô nhiễm bao nhiêu sẽ phải trả mức phí tương ứng, để bù đắp cho lượng phát thải ra môi trường. Quy tắc “thuận mua – vừa bán” của thị trường này sẽ đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên tham gia. Nhà nước sẽ thu được thêm ngân sách khi áp dụng thu phí từ các giao dịch carbon. Bên bán thu lợi từ việc thực hiện tốt các giải pháp môi trường, bên mua cũng sẽ bù đắp được lượng phát thải quá hạn ngạch cho phép.

Theo ông Lý, xu hướng các nước phát triển áp dụng thuế carbon cho hàng hóa đang hiện rõ. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu và áp dụng ngay các giải pháp giảm phát thải, để tích lũy tín chỉ carbon trong thời gian tới.

“Nhiều công ty đã bắt đầu nhận thấy lợi ích của việc sử dụng tín dụng carbon. Đây là một cách để củng cố danh tiếng của doanh nghiệp về việc thực hiện trách nhiệm với xã hội”, ông Lý nhấn mạnh.

Để đón đầu xu hướng, bà Phạm Minh Hương, Phó Giám đốc Dịch vụ Phát triển bền vững tại Deloitte Việt Nam cho biết các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược Net Zero. Bởi nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, lợi thế kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, mà còn giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và mở ra cơ hội thị trường mới cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, việc xây dựng chiến lược Net Zero cũng còn nhiều thách thức với doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về công nghệ, thiếu về dữ liệu và hạn chế về tài chính. Do đó, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi như: Đâu là các dự án trọng yếu? Cần nguồn lực và kỹ năng chuyên môn như thế nào? Có tính thực tế không? Các rào cản nào cần cân nhắc và giải quyết? Tối ưu công nghệ như thế nào?

“Cần có giải pháp cụ thể cho từng vấn đề trong chiến lược Net Zero" bà Hương khuyến nghị.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
5 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
13 giờ
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
2 tuần
Xem thêm