Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hàng loạt ngành hàng xuất khẩu lo lắng khi Mỹ, EU quyết tâm truy tìm ‘gốc’ của hàng hóa

Huyền Trang
- 15:56, 01/08/2024

(DNTO) - EU, Mỹ đang siết chặt việc truy xuất chuỗi cung ứng với hàng hóa nhập khẩu thông qua hàng loạt đạo luật liên quan. Điều này buộc các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam phải chú ý tới nguồn gốc của sản phẩm, kể cả truy xuất từ nguồn nguyên phụ liệu.

Sản phẩm dệt may có thể yêu cầu truy xuất đến cả sợi sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Sản phẩm dệt may có thể yêu cầu truy xuất đến cả sợi sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Khó khăn từ hàng loạt các đạo luật mới

Đang nhập khẩu tới 54% nguyên liệu từ Trung Quốc nên dệt may Việt Nam là ngành vô cùng lo lắng trước Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho biết hiện 85% năng lực sản xuất của ngành là dành cho xuất khẩu. 6 tháng đầu năm, dệt may xuất khẩu 20 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kì. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Nhưng, việc Mỹ đang đưa ra yêu cầu rất khắt khe về bảo vệ môi trường, chống lao động cưỡng bức, hay Chỉ thị truy xuất chuỗi cung ứng từ EU bắt đầu có hiệu lực, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ngành dệt may Việt Nam. Bởi việc truy xuất nguồn gốc từ sợi hoặc vải sẽ rất khó vì ngay cả chính đơn vị mà ta nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng khó thực hiện việc này, kéo theo hàng loạt nhà sản xuất không có cơ sở thực hiện. 

Chia sẻ thêm, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), cũng cho biết hàng loạt đạo luật mà Mỹ, EU đang áp dụng như Đạo luật chống phá rừng, Đạo luật truy xuất chuỗi cung ứng hay Đạo luật sinh thái, hộ chiếu số, thuế carbon... đều liên quan đến truy xuất chuỗi cung ứng, trong đó có nguyên phụ liệu.

Ví dụ với đạo luật chống phá rừng, tức các doanh nghiệp sản xuất từ nguyên phụ liệu phải chứng minh không xâm phạm rừng nguyên sinh hay sử dụng sản phẩm từ hoạt động phá rừng. Tuy vậy, theo bà Xuân, nhiều đạo luật EU đã đi vào thực hiện nhưng doanh nghiệp trong nước hoàn toàn chưa nắm được thủ tục thực hiện, cách thức thực thi. 

“Để chứng minh nguồn gốc thì doanh nghiệp cần phải tiếp cận thủ tục như thế nào? Chúng tôi mới tiếp cận qua một bên thứ 3, họ là nhà đánh giá và cung cấp chứng chỉ này, nhưng mới chỉ ở một số lượng rất nhỏ và thông tin hiện đang rất thiếu”, bà Xuân cho hay.

Khó khăn cũng xảy ra tương tự với ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ khi yêu cầu vật liệu đầu vào phải là vật liệu tái chế. Tuy nhiên, bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cho biết ngành thép hay ngành nhựa ở Việt Nam rất khó tìm được vật liệu tái chế.

“Hầu hết các loại thép hiện nay là bán đồng nát và đúc lại ở các xưởng gia công, rất lãng phí. Nhựa tái chế ở Việt Nam cũng khó cạnh tranh với Trung Quốc vì chúng ta không thu hồi được nhựa từ dân sinh, doanh nghiệp để có nguồn đầu vào cho doanh nghiệp. Mặc dù chúng tôi đã kết hợp với GIZ nhưng các dự án chưa triển khai được vì bản thân các chuyên gia cũng không thể bao quát hết lĩnh vực này”, bà Bình nói.

Doanh nghiệp có thể mất trắng lô hàng nếu vi phạm

Một số sản phẩm xuất khẩu sẽ phải chứng minh có nguyên vật liệu không gây ảnh hưởng tới rừng nguyên sinh hoặc không liên quan đến hoạt động phá rừng. Ảnh: T.L.

Một số sản phẩm xuất khẩu sẽ phải chứng minh có nguyên vật liệu không gây ảnh hưởng tới rừng nguyên sinh hoặc không liên quan đến hoạt động phá rừng. Ảnh: T.L.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khuyến cáo các nước nhập khẩu hiện nay đặc biệt tuân thủ Đạo luật chống lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ, trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các cam kết về lao động.

“Sắp tới, các nghị sĩ Mỹ cũng đang đề xuất một số dự thảo luật, trong đó đặc biệt là các mặt hàng thuộc diện vi phạm về đạo luật này. Trước mắt, nếu có vi phạm thì phía Mỹ sẽ trả lại hàng cho nước xuất khẩu. Nhưng có thể xem xét đến việc sẽ thực hiện tiêu hủy hàng vi phạm tại cửa khẩu”, ông Hưng nói.

Theo thống kê của Thương vụ, đến 1/7/2024, các lô hàng của Việt Nam bị kiểm tra và xem xét vi phạm là 493 lô hàng, trong đó có 298 lô hàng bị từ chối, 57 lô hàng đang xem xét và 138 lô hàng bị trả lại. Đó là các lô hàng liên quan đến mặt hàng dệt may, da giày. Các lô hàng bị từ chối chiếm tổng kim ngạch 11 triệu USD.

“Trong các cuộc làm việc với các hiệp hội, chúng tôi luôn đề xuất khi có thông tin về các doanh nghiệp bị trả hàng thì thông báo với Thương vụ để chúng tôi làm việc với cơ quan Hoa Kỳ. Doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng các hồ sơ tài liệu kiểm chứng, đặc biệt truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hồ sơ tài chính liên quan để khi cơ quan điều tra Hoa Kỳ yêu cầu, chúng ta có thể trích xuất và cung cấp”, ông Hưng khuyến nghị.

Để đảm bảo xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu của các thị trường khó tính, vị Tham tán đề nghị Hiệp hội Dệt may Việt Nam làm việc với Hiệp hội Dệt may Hoa Kỳ để trao đổi vấn đề nhập khẩu các nguyên phụ liệu mà nước này có thế mạnh như mặt hàng bông. Qua đó cân bằng cán cân thương mại và tạo cơ hội hợp tác.

Tại EU, Tùy viên thương mại Nguyễn Hồng Hạnh, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU (kiêm nhiệm Luxembourg, Ủy ban châu Âu) cho biết quy định sản phẩm không phá rừng, áp dụng sau ngày 30/12/2024, tất cả các sản phẩm trên thị trường này phải thực hiện báo cáo thẩm định sản phẩm đến từ đất khong phá rừng sau ngày 31/12/2020. Đối với ngành dệt may, da giày, đặc biệt là những ngành liên quan đến chất viscose (sợi lụa nhân tạo) và lyocell (vải sinh học từ bột gỗ), quy định sẽ cần phải phân tích chi tiết chuỗi cung ứng. 

“Các công ty sẽ cần thu thập thông tin địa lý, đánh giá rủi ro không tuân thủ và giảm thiểu những rủi ro này đến mức không đáng kể. Điều này liên quan đến việc sử dụng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu định vị địa lý để truy tìm nguồn gốc của nguyên liệu thô và đảm bảo chúng tuân thủ các yêu cầu EUDR”, bà Hạnh cho biết.

Về phía lãnh đạo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, vị này cho biết để doanh nghiệp trong ngành đáp ứng yêu cầu mới, hiệp hội mong muốn các thương vụ cung cấp thông tin, kinh nghiệm từ những nước phát triển hoặc những nước như Ấn Độ, Parkistan hay Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thu gom, xử lý và sử dụng vật liệu tái chế để học hỏi kinh nghiệm.

Phía Hiệp hội da giày – túi xách đề nghị Bộ Công thương và các thương vụ cung cấp thông tin và tập huấn cho doanh nghiệp. Bởi từ nay đến 2026 hầu như các doanh nghiệp đều phải chứng minh nguồn gốc trước các đạo luật nêu trên.

Về lâu dài, các chuyên gia cho biết cần có định hướng phát triển nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, hoặc tìm kiếm các thị trường mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để việc truy xuất nguồn gốc được tiến hành thuận lợi. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
15 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong giai đoạn cuối năm với nhiều biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu dài hơi, bền bỉ nếu muốn người tiêu dùng quốc tế nhớ đến mình.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Là một trong những hoạt động thường niên của Hội DNT Việt Nam, chương trình tập huấn công tác Hội DNT toàn quốc 2024 được tổ chức tại thành phố Pleiku (Gia Lai) trong 2 ngày (15-16/11) đã đem lại những thông tin thiết thực, bổ ích, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn phòng Hội.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế. Người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh (SFS Vietnam 2024) diễn ra tại WTC EXPO Bình Dương từ ngày 27 - 30/11 với mục đích xúc tiến thương mại và góp phần vào công cuộc phát triển ngành gỗ Việt Nam.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Đã có những lúc, tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Tôi từng có ý định mua vé máy bay để về trước”, chị Lương Thị Hương, một trong hai thành viên nữ của đoàn xe điện VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng chia sẻ. Nhưng cuối cùng, tất cả đều hoàn thành hành trình hơn 10.000 km và chứng minh xe điện Việt có thể đi bất cứ đâu.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/11, Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA HCM) đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân và Sự kiện cưới. Đây là câu lạc bộ thứ 11 trực thuộc YBA HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chọn ngân hàng để mở tài khoản được ví như chọn “người bạn đồng hành” cùng các hoạt động tài chính, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hối hả từng ngày để chuẩn bị cho dịp khai trương, Trung tâm Thương mại Satra Võ Văn Kiệt (Q.6) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Với mô hình one-stop shopping, nơi đây hứa hẹn mang đến trải nghiệm mua sắm và giải trí hoàn hảo, đồng thời gia tăng tiện ích cho mọi khách hàng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 10/11, 568 em học sinh tại huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre vui mừng được đón nhận học bổng từ Tập đoàn TTC.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm