Thứ tư, 01/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu: ‘Cửa’ mở 4 năm nhưng xuất khẩu nông nghiệp còn ‘nhỏ giọt’

Huyền Trang
- 14:22, 10/12/2020

(DNTO) - Được thực thi từ 2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (Viet Nam - EAEU FTA) dù đã giúp thương mại song phương tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp so với kì vọng, đặc biệt trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Doanh nghiệp nông lâm thủy sản Việt Nam hiện vẫn chưa tận dụng tối đa lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á Âu để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp nông lâm thủy sản Việt Nam hiện vẫn chưa tận dụng tối đa lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á Âu để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Ảnh: T.L.

Lợi thế còn bỏ ngỏ

Trao đổi trong Diễn đàn Hợp tác Thương mại với các đối tác khu vực Á Âu, sáng 10/12, bà Phạm Thị Hồng Hạnh, Trưởng phòng Hội nhập và Đầu tư, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, việc mở cửa thị trường thông qua kí kết các Hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2010-2019 giúp xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam tăng trưởng mạnh, từ 19,15 tỷ USD lên 41,3 tỷ USD, tăng tới 215%.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp gồm đồ gỗ và sản phẩm gỗ, mây tre đan, thủy sản, rau quả, điều, cà phê, gạo, cao su.

Trong đó, Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu (trong đó 59,3% xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực) là lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Nông nghiệp cho biết, đến thời điểm hiện tại, trong 5 thị trường của khối EAEU (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan), nông lâm thủy sản Việt Nam gần như chỉ mới tiếp cận được thị trường Nga.

“Khai thông về mặt thuế là một chuyện, còn tiếp cận được thị trường là một vấn đề khác. Bên cạnh mở cửa về thuế quan, các nước phát triển hiện áp dụng rất nhiều biện pháp phi thuế, các biện pháp kĩ thuật. Để vượt qua những rào cản này là cả sự nỗ lực rất lớn từ Chính phủ và doanh nghiệp”, bà Hồng Hạnh nhấn mạnh.

Nỗ lực để bứt tốc

Hiện Việt Nam là quốc gia duy nhất có FTA với khối EAEU nên vẫn có lợi thế và nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên cần phải nhanh chóng thay đổi để thích ứng với thị trường này. Ảnh: T.L.

Hiện Việt Nam là quốc gia duy nhất có FTA với khối EAEU nên vẫn có lợi thế và nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên cần phải nhanh chóng thay đổi để thích ứng với thị trường này. Ảnh: T.L.

Theo bà Phạm Thị Hồng Hạnh, khối EAEU, đặc biệt là Nga vẫn là một thị trường lớn và hiện vẫn tương đối đóng với hàng hóa nước ngoài (vì mức thuế nhập khẩu trung bình vào Nga còn cao). Trong khi đó, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEU cho đến thời điểm này. Vì vậy, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU sẽ giúp hàng hóa Việt Nam có lợi thế đặc biệt.

Từ 2016-2019, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang Nga tăng trưởng từ 351 triệu USD đến 419 triệu USD, với các loại nông sản chủ lực như cà phê, thủy sản, rau quả, điều, chè… Bà Hạnh cho biết, đây cũng là kì vọng để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiếp cận với 4 nước còn lại trong Liên minh Kinh tế Á – Âu.

Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp cũng cho hay, hiện các yêu cầu về kiểm dịch và kiểm định của các thị trường trong khối EAEU không ổn định, thiếu minh bạch và khó đáp ứng. Quy trình, thủ tục nhập khẩu cũng tương đối phức tạp, không rõ ràng và nhất quan trong bản thân 5 nước nội khối. Việc các đối tác EAEU sử dụng chủ yếu ngôn ngữ tiếng Nga cũng gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp Việt khi tiếp cận thị trường này.

Vì vậy, để doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn thị trường EAEU cũng như Đông Âu, theo đại diện của Bộ Nông nghiệp, ngoài việc tuân thủ các quy định về kĩ thuật, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định khác về sở hữu trí tuệ, lao động, trách nhiệm xã hội.

“Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam muốn đặt chân đến nhiều thị trường quốc tế thì bản thân người nông dân cũng phải hội nhập, bước ra thị trường thế giới, bằng việc nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng công nghệ thông minh vào sản xuất và phải luôn có tuy duy sẵn sàng thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trườngNgoài ra, hiện các vấn đề gian lận thương mại, tranh chấp thương mại đang ngày càng phức tạp. Vì vậy, bản thân các Hiệp hội cần làm chỗ dựa cho doanh nghiệp để tư vấn, hỗ trợ hội viên giải quyết tranh chấp thương mại”, bà Hạnh nhấn mạnh.

Còn theo ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) gợi ý, tiềm năng xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang thị trường EAEU nói chung và Đông Âu nói riêng còn là chính cộng đồng người Việt tại đây, họ không chỉ là thị trường tiêu thụ trực tiếp mà còn là cầu nối thúc đẩy hàng hóa hai chiều.

“Doanh nhân, kiều bào ở Đông Âu có sự nhạy bén, am hiểu pháp luật và thị trường nên họ sẽ là lực lượng tiên phong kết nối hợp tác với đối tác bản địa. Hiện Hiệp hội có 370 hội viên ở 38 quốc gia, vùng lãnh thổ, những hội viên này luôn theo dõi những chuyển biến của thị trường sau các hiệp định mà Việt Nam kí kết để có những quyết định hợp tác, quảng bá, phát triển sản phẩm, các kênh phân phối hàng Việt Nam ra nước ngoài, trong đó ưu tiên hàng tiêu dùng, nông sản”, ông Peter Hồng chia sẻ.

Với vai trò là cơ quan chủ trì các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, đại diện Bộ Công thương – Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định, Bộ Công thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp thông qua các cơ chế Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban liên Chính phủ…; đồng thời tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ các rào cản, thiết lập các khung khổ pháp lý thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin với các thị trường EAEU.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
6 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 tuần
Xem thêm