Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hiệp định RCEP: Không quá lo ngại sự cạnh tranh vì Việt Nam đã đi trước một bước

Huyền Trang
- 13:35, 19/11/2020

(DNTO) - Việc Việt Nam sớm ký kết các hiệp định tự do song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản trước Hiệp định RCEP sẽ giúp hàng hóa Việt giảm sự cạnh tranh với các nước khác trong cùng một thị trường

Hiệp định RCEP vừa được ký kết với kì vọng sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng. Ảnh: T.L.

Hiệp định RCEP vừa được ký kết với kì vọng sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng. Ảnh: T.L.

Sớm đặt chân vào chuỗi cung ứng

Sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết (gồm khối ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia), nhiều ý kiến lo ngại hàng hóa Việt Nam sẽ gia tăng cạnh tranh với các nước khác khi vào cùng một thị trường, đặc biệt thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tuy nhiên, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, Việt Nam đã “đi trước một bước” khi ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương với Nhật Bản và Hàn Quốc, với mức độ mở cửa thị trường cao hơn, trước khi ký kết Hiệp định RCEP.

Ví dụ với Nhật Bản, Việt Nam đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Đặc biệt, với Hiệp định CPTPP, mức độ mở cửa thị trường lên tới 100% và lộ trình giảm thuế rất nhanh. Trong khi đó, với Hiệp định RCEP, độ cam kết mở cửa thị trường thấp hơn, ví dụ với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết mở cửa 86,7%. Theo ông Thái, đây không phải mức cam kết mở cửa thị trường quá lớn với những nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, khi 60% biểu thuế của họ đã về 0.

Ông Lương Hoàng Thái cũng cho biết, áp lực cạnh tranh với các nước đối thủ luôn có và có thể cao hơn khi Hiệp định RCEP được ký kết. Tuy nhiên, Việt Nam phải luôn sẵn sàng với việc các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có thể ký kết nhiều hiệp định và mở rộng cửa với các nước khác.

“Cho nên Việt Nam có động thái đi trước khi đặt chân vào các chuỗi cung ứng thông qua ký kết hiệp định song phương trước đó để tạo lợi thế”, ông Thái nhấn mạnh.

Doanh nghiệp làm gì để hưởng ưu đãi từ RCEP?

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, doanh nghiệp cần nắm bắt quy định về xuất xứ hàng hóa theo từng loại hiệp định Việt Nam đã ký để hưởng ưu đãi thuế quan cho hàng xuất khẩu. Ảnh: T.L.

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, doanh nghiệp cần nắm bắt quy định về xuất xứ hàng hóa theo từng loại hiệp định Việt Nam đã ký để hưởng ưu đãi thuế quan cho hàng xuất khẩu. Ảnh: T.L.

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, với mỗi một FTA, để hưởng các ưu đãi, hàng hóa phải đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ. Vì vậy doanh nghiệp cần xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (giấy C/O) theo từng loại hiệp định.

Cũng theo bà Trang, năm 2019, tỷ lệ sử dụng chứng nhận xuất xứ ưu đãi trong tất cả các hiệp định Việt Nam đã ký kết đạt khoảng gần 40%/tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trên thực tế, với các FTA đa phương, ví dụ CPTPP, ngoài việc sử dụng giấy C/O theo CPTPP, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các giấy C/O song phương giữa các nước đối tác. Do vậy, với các nước đối tác RCEP mà Việt Nam đã có hiệp định thương mại song phương, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo FTA song phương hoặc theo RCEP.

Bà Trang cho biết, Hiệp định RCEP được ký kết mang lại cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên không hẳn là gia tăng quy mô thị trường, vì trên thực tế ở các thị trường này, Việt Nam đều đã hưởng ưu đãi theo FTA trước đó.

“Cơ hội chính là quy tắc xuất xứ nội khối, khi Việt Nam tận dụng sự cộng hưởng thương hiệu từ nội khối, bởi Việt Nam hiện sử dụng rất nhiều thương hiệu của các nước thành viên RCEP. Do đó hàng hóa của Việt Nam dễ dàng đáp ứng quy tắc xuất xứ theo hiệp định và dễ được hưởng ưu đãi thuế quan”, bà Trang cho biết.

Còn theo ông Lương Hoàng Thái, Hiệp định RCEP mang tính khuôn khổ dài hạn, định hình quan hệ hợp tác giữa các nước trong nhiều năm tới nên không thể nhìn rõ ngay lợi ích. Việc ký kết chỉ là bước đầu. Việt Nam cũng như các nước đối tác RCEP có thể mất 1-2 năm phê chuẩn và đưa hiệp định vào thực thi.

Trong thời gian này, Việt Nam có thời gian chuẩn bị, phối hợp giữa các cơ quan, đặc biệt là ưu tiên là cung cấp đầy đủ thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp thông qua các hoạt động hội thảo, tập huấn.

Đồng thời, trong các chương trình hành động, các bộ, ngành đều mong muốn có sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để các chương trình hành động thực thi hiệu quả, ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

“Hiệp định với nhiều nội dung, vì vậy không thể đòi hỏi doanh nghiệp hiểu ngay trong một sớm một chiều. Những hoạt động phối hợp với doanh nghiệp đã được thực hiện và triển khai hiệu quả với CPTPP và EVFTA, chúng tôi hy vọng với RCEP, doanh nghiệp có thể chủ động đồng hành và tận dụng ngay ưu đãi khi hiệp định thực thi”, ông Thái nhấn mạnh.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết ngày 15/11 bởi 15 nước thành viên RCEP gồm khối ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia.

Hiệp định RCEP khi được thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP gần 27 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

 Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thông qua bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước thành viên không thuộc ASEAN.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
16 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 tuần
Xem thêm