Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nắm bắt tiềm năng từ siêu hiệp định RCEP?

Hương Giang
- 10:01, 18/11/2020

(DNTO) - Số hóa sẽ là nhu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt để thúc đẩy năng lực cạnh tranh công nghiệp, nâng cao nguồn nhân lực, cũng như đáp ứng các chuẩn mực khu vực và quốc tế, khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Số hóa sẽ là nhu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt để thúc đẩy năng lực cạnh tranh công nghiệp. Ảnh: T.L

Số hóa sẽ là nhu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt để thúc đẩy năng lực cạnh tranh công nghiệp. Ảnh: T.L

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam nhận định: Việc Việt Nam vừa ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới sẽ mở ra cơ hội lớn hơn nhằm tiếp cận các thị trường trong khuôn khổ hiệp định, và tạo môi trường thương mại với những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị tốt hơn để nắm bắt tiềm năng mà hiệp định mang lại.

“Số hóa sẽ là nhu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy năng lực cạnh tranh công nghiệp, nâng cao nguồn nhân lực, cũng như đáp ứng các chuẩn mực khu vực và quốc tế”, bà Quỳnh Vân nhấn mạnh.

Từ góc độ Việt Nam, theo bà Quỳnh Vân, hợp tác khu vực có vai trò thiết yếu để châu Á Thái Bình Dương tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với viễn cảnh tương lai. Là một trong những thị trường đang phát triển, Việt Nam sẵn sàng đảm nhận vai trò lớn hơn trong nền kinh tế khu vực, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế khu vực khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hôm qua 17/11, PwC đã công bố báo cáo mới nhất: "Thời khắc của châu Á Thái Bình Dương", trong đó phân tích những phương án hành động có thể thực hiện ở thời điểm hiện tại để khu vực này tiếp nối thành công về tăng trưởng kinh tế trong ba thập kỷ vừa qua, đồng thời kêu gọi hành động từ phía chính phủ, các doanh nghiệp cũng như xã hội để đảm bảo tương lai chung của khu vực.

Báo cáo được thực hiện theo sát những gián đoạn cũng như thách thức về tăng trưởng kinh tế liên tục được đặt ra cho khu vực châu Á Thái Bình Dương trong vài năm trở lại đây. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, những căng thẳng địa chính trị, thay đổi nhân khẩu học và biến đổi khí hậu đều là mối đe dọa đối với tăng trưởng khu vực. Đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng các thách thức và đòi hỏi hành động nhanh chóng.

Báo cáo nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về khả năng lãnh đạo và tầm nhìn mới, hỗ trợ bởi các chính sách tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và xã hội.

Ông Raymund Chao, Chủ tịch PwC châu Á Thái Bình Dương nhận xét: “Khu vực châu Á Thái Bình Dương giờ đây không chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng thụ động với hy vọng các yếu tố tăng trưởng cơ bản như đô thị hóa, nguồn lao động, các dòng thương mại và tăng cường áp dụng công nghệ, sẽ là đủ để tiếp tục thu hút đầu tư và vượt qua giai đoạn nhiều thách thức như hiện nay. Thay vào đó, các bên liên quan cần trở nên tự chủ hơn thông qua việc thu hút các dòng vốn đầu tư trên thế giới bằng tầm nhìn và chiến lược đặt trọng tâm vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. Để đạt được điều này, các nguyên tắc tăng trưởng mới về khả năng phục hồi, quyền sở hữu chung, tính minh bạch và mục tiêu chung dài hạn sẽ có vai trò quan trọng”.

Năm trụ cột để châu Á Thái Bình Dương thúc đẩy phục hồi nền kinh tế khu vực. Ảnh: PwC

Năm trụ cột để châu Á Thái Bình Dương thúc đẩy phục hồi nền kinh tế khu vực. Ảnh: PwC

Báo cáo phân tích năm trụ cột có sự liên kết lẫn nhau, cần được chú trọng để xây dựng tương lai bền vững và bao trùm cho khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Trụ cột thứ nhất: Thúc đẩy nền kinh tế số. Theo đó, các doanh nghiệp cần xác định các lĩnh vực cần số hóa và ưu tiên triển khai giải pháp công nghệ trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ cần áp dụng nhiều biện pháp an toàn an ninh mạng, bên cạnh các quy định của chính phủ và quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân để chống lại tội phạm mạng.

Trụ cột thứ hai: Thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp lên tầm khu vực. Các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược phát triển ở cấp độ khu vực, dựa trên năng lực ở ba lĩnh vực nền tảng: hiệu suất hoạt động, đổi mới sản phẩm và quy trình, và khả năng tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó là ứng dụng kỹ thuật số và mở rộng thị trường trong khu vực, đặc biệt đối với các ngành dịch vụ.

Tin nên đọc

Trụ cột thứ ba: Tái cân bằng chuỗi cung ứng và khuyến khích đổi mới. Các doanh nghiệp có cơ hội tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của mình và chuyển sang các mô hình mới tích hợp hơn trong khu vực. Được hỗ trợ bởi công nghệ, những chuỗi cung ứng khu vực này sẽ giúp các tổ chức quản lý mạng lưới thu mua, sản xuất và phân phối hiệu quả hơn, từ đó đạt được tính minh bạch và khả năng chống chịu cao hơn.

Trụ cột thứ tư: Mở rộng và đảm bảo lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai. Các chương trình tái đào tạo gắn liền với nhu cầu cụ thể của công ty và nhân viên có thể tái thiết năng lực đội ngũ lao động để đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Trong khi đó sự hợp tác giữa chính phủ và ngành công nghiệp có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong công cuộc tái đào tạo. Chính phủ các quốc gia nên đi đầu trong việc cân đối lại hệ thống giáo dục hướng đến các ưu tiên tăng trưởng tương lai, và cụ thể hóa những vai trò, trách nhiệm mới đặt ra cho doanh nghiệp và xã hội.

Trụ cột thứ năm: Xây dựng một nền kinh tế hướng tới cân bằng phát thải carbon (net-zero). Khu vực châu Á Thái Bình Dương cần đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng tương lai bền vững hơn. Khu vực này nên xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn hướng đến giảm lượng khí thải carbon toàn cầu bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan quản lý môi trường và cả xã hội.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
1 tuần
Xem thêm