Dùng robot để nhân bản… lợn
(DNTO) - Trung Quốc đã phát triển một quy trình nhân bản loài lợn hoàn toàn thông qua việc sử dụng robot. Sự đột phá này có thể giúp người dùng loai lương thực được tiêu thụ nhiều nhất thế giới này giảm phụ thuộc vào lợn giống nhập khẩu.
Các nhà nghiên cứu của đất nước Vạn Lý Trường Thành thuộc Đại học Nankai, đã thực hiện giải pháp nhân bản loài lợn hoàn toàn thông qua kỹ thuật sử dụng robot. Phát kiến này xem ra đang báo hiệu sự gia tăng của công cuộc nhân bản tự động loài vật nuôi trong tương lai.
Kỳ tích công nghệ vừa kể đã được thực hiện thành công khi một nàng lợn nái đã "sinh hạ" bảy chú lợn nhân bản vào tháng 3 vừa qua ngay tại khu nghiên cứu của trường đại học. Theo Liu Yaowei, vị giáo sư đã đóng góp vào quá trình phát triển của hệ thống cloning đặc biệt vừa kể, mỗi bước của quy trình nhân bản đều được tự động hóa, không có sự tham gia can thiệp của con người.
Tiến sĩ Liu cho biết, hệ thống AI hỗ trợ của công trình có thể tính toán các biến động cần thiết trong tế bào, để từ đó chỉ đạo người máy sử dụng kỹ thuật cao nhất hoàn thành tốt quá trình nhân bản, giúp giảm tổn thương tế bào do bàn tay con người gây ra.
Thành công từ phát triển mới này có thể cung cấp cho Trung Quốc một phương pháp sở hữu loại lương thực quen thuộc nhất toàn cầu một cách chủ động. Là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, quốc gia này trong nhiều năm đã phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lợn thuần để chăn nuôi, khiến họ phải bỏ ra một chi phí tương đối lớn.
Từ một vùng tiêu thụ khủng loại lương thực quen thuộc số một hành tinh, Trung Quốc đã chuyển sang nhân bản ở quy mô công nghiệp để hạ giá thành sản phẩm. Chính nhà nghiên cứu Pan Dengke thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp là nhân vật đã giúp Trung Quốc sản xuất ra con lợn nhân bản đầu tiên vào năm 2015.
Theo ông, hệ thống cloning mới có thể mang tính cách mạng nếu được phân phối thành công trên quy mô lớn. Dengke đánh giá kỹ thuật nhân bản truyền thống cũ - chuyển giao nhân tế bào soma - tương đối bấp bênh và tốn thời gian hơn so với kỹ thuật mới.
Trước đó, Pan đã phải dùng thủ thuật thủ công bằng tay mới tạo ra được hơn 1.000 nhân bản lợn mỗi ngày. Cách này khiến lưng ông đau nhức và đành phải bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng quy trình mới với robot, tỷ lệ thành công nhân bản cao hơn đáng kể do rất ít tế bào bị hư hỏng. Viễn ảnh sáng sủa của phương pháp mới là chúng có thể được phát triển thành bộ dụng cụ nhân bản phổ quát dành cho cả các công ty lẫn tổ chức kinh doanh thực hiện theo nhu cầu.
Trên thực tế đến nay cũng đã có một hệ thống nhân bản được công nghệ AI hỗ trợ. Kỹ thuật này giúp giảm đáng kể số lượng bị lỗi từ các nỗ lực nhân bản thủ công. Chính công sức của Đại học Nankai đã tạo điều kiện thuận lợi để việc nhân bản thương mại kể trên trở thành một tiêu chuẩn. Có thể diễn tả quy trình mới này như sau: Hệ thống được hỗ trợ bởi AI tính toán tốt được sức căng trong tế bào, từ đó chỉ đạo robot sử dụng lực tối thiểu để hoàn thành quá trình nhân bản, giúp giảm tổn thương tế bào do bàn tay con người gây ra.
Thịt lợn rất quan trọng với vấn đề an ninh lương thực diện rộng vốn được đặt lên hàng đầu tại Trung Quốc. Bởi đây là loại thịt phổ biến nhất ở xứ này, nhất là sau khi ngành chăn nuôi lợn đang phục hồi sau đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi năm 2018-19 vốn gây ảnh hưởng nặng nề đến đàn lợn giống của đất nước. Theo Reuters, việc mất quá nhiều heo nái khỏe mạnh đã dẫn đến nhu cầu phải nhập khẩu quá lớn con giống khiến khả năng tự cung tự cấp của ngành công nghiệp thịt trong nước bị suy kiệt, rất cần cơ hội phục hồi
Tiến sĩ Liu kỳ vọng, phương pháp nhân bản tự động hiệu quả sẽ mang lại cho thị trường những con lợn giống chất lượng cao, dễ tiếp cận hơn với đại chúng, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực tự cung tự cấp thực phẩm cho cả bất cứ quốc gia nào trong tương lai.