Thứ tư, 01/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Vượt xa kế hoạch ban đầu, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 bứt phá ngoạn mục ước đạt gần 9,6 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong đó, con tôm được xem như "nước cờ" chủ chốt để băng qua đại dịch Covid-19.
Sau vài tháng giảm sâu vì giãn cách, trở về trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, chế biến, xuất khẩu phục hồi sản xuất, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp thuỷ sản đang kỳ vọng "thăng hoa" xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tháng cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, ngành khai thác thủy sản phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động và ngư dân; đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản ở các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đóng góp ý kiến xây dựng Nghị quyết “về việc cho phép không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng và được tổ chức làm thêm đến 300 giờ trong 1 năm”.
Hiện chỉ có 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có đủ năng lực để phục hồi sản xuất sau giãn cách. Do vậy, giải pháp để phục hồi chuỗi cung ứng nông sản cần phải được làm ngay, bởi những tháng cuối năm là thời điểm gia tăng nhập khẩu của nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Tại cuộc họp về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ngày 7/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chậm nhất cuối năm nay phải chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm, đồng thời xử lý nghiêm các doanh nghiệp thủy sản dung túng cho hành vi khai thác IUU.
Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2021 đang rất khả quan nhưng đã bị chững lại khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát dữ dội ở khu vực trọng điểm sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Dự tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%.
Để duy trì hợp đồng, đảm bảo chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phải chạy đôn chạy đáo đáp ứng đủ điều kiện vận hành sản xuất “3 tại chỗ” theo quy định của thành phố. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 2 tuần áp dụng, nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ "hụt hơi" nếu kéo dài tình trạng này.
Theo báo cáo nhanh của Tổ công tác phía Nam (Bộ NN&PTNT), tính đến hết ngày 23/7, tại 19 tỉnh, thành có 100/449 nhà máy chế biến thủy sản phải tạm dừng sản xuất do không đáp ứng yêu cầu "3 tại chỗ", ngoài ra, không đủ số lượng công nhân làm việc do phong tỏa cũng là rào cản lớn.
Nửa đầu năm 2021, giá cước vận tải trên các chuyến hàng hải thương mại liên tục tăng phi mã, cùng với đó là tình trạng thiếu container hàng đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản, khiến một số doanh nghiệp thủy sản hiện như “cá nằm trên thớt”. 
Ngành thủy sản đang có sự "khởi sắc" sau một thời gian dài trồi sụt. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết, dịch Covid-19 kéo dài khiến dòng tiền chưa được tháo gỡ, nay doanh nghiệp lại đang phải "oằn mình" gồng gánh hàng loạt các chi phí mới phát sinh khiến khó khăn càng thêm chồng chất.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bị tồn đọng. Do vậy, việc đẩy mạnh chế biến sâu không chỉ góp phần nâng cao giá trị thuỷ sản, mà còn giúp xuất khẩu toàn ngành tăng chủ động, bứt phá nhiều mặt hàng mũi nhọn - "bàn đạp" để tiến sâu hơn nữa vào thị trường khối EU tiềm năng .