Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp kỳ vọng dòng vốn ngân hàng sẽ bật tăng để hạ nhiệt lãi vay

Hồng Gấm
- 17:51, 29/11/2022

(DNTO) - Hiện nay, từ sản xuất, xuất khẩu, bất động sản đến hàng không, du lịch, dịch vụ…, đều đang chật vật hoạt động, viễn cảnh không đủ sức bám trụ chẳng còn quá xa vời. Hơn lúc nào hết, thị trường rất cần được khơi thông dòng vốn để vượt qua giai đoạn khó khăn. 

Các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề như may mặc, da giầy, thủy sản... đều đang than trời vì thanh khoản kém lại bồi thêm lãi suất tăng. Ảnh: TL.

Các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề như may mặc, da giầy, thủy sản... đều đang than trời vì thanh khoản kém lại bồi thêm lãi suất tăng. Ảnh: TL.

Mới đây, ngày 28/11, ông John Williams, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), nhấn mạnh rằng: "Đỉnh của lãi suất chính sách cần phải lên cao hơn đôi chút so với dự báo hồi tháng 9”- Đồng nghĩa với việc họ sẽ tăng chi phí vay lên cao hơn nữa để kìm chế lạm phát.

Theo các chuyên gia, việc Fed tiếp tục tăng lãi suất gây áp lực lên nhiều quốc gia đang phát triển và xuất khẩu đến Mỹ trong đó có Việt Nam, nhất là trong bối cảnh mặt bằng lãi suất ngân hàng vẫn chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ và cân đối với mục tiêu ổn định tỷ giá.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết mới đây, từ đầu tháng 11 đến nay, các doanh nghiệp thành viên đã phản ánh về việc lãi suất vay vốn liên tục được điều chỉnh tăng. Không ít ngân hàng đã cập nhật biểu lãi suất cho vay mới với mức tăng từ 0,5%-1,2% so với đầu tháng 10. Theo đó, lãi suất ưu đãi cho khoản vay mới dành cho cá nhân đã tăng lên mức tối thiểu 11,5-13%/năm tại nhà băng tư nhân và khoảng 11,5-12%/năm tại khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.

Nhưng đó chỉ mới là khởi đầu của làn sóng tăng lãi suất cho vay. Bởi vì, với đợt tăng lãi suất huy động mới nhất cuối tháng 10 lên đến 10% thậm chí 11% thì lãi suất cuối năm 2022 và đầu 2023 được dự đoán còn tăng nữa. Với lãi suất huy động trên 10% thậm chí 11%, nếu ước tính lãi suất cho vay thông thường theo công thức cộng thêm 4% thì tương lai gần lãi suất cho vay sẽ lên đến 14 - 15%. 

Thẳng thắn mà nói, với doanh nghiệp, từ chỗ lãi vay chỉ 6 - 7%/năm, nay đã vọt lên mức 10 - 11%/năm, còn cá nhân vay mua nhà, mua xe mặt bằng lãi suất cho vay đã lên mức 15%/năm, chưa kể chi phí mua bảo hiểm khiến người vay không khỏi "ngộp thở".

Song, điều đáng lo hơn là cùng với lãi suất, doanh nghiệp còn đối mặt với giá xăng dầu, chi phí nhập khẩu nguyên liệu đắt đỏ do lạm phát quốc tế và tỷ giá tăng… tình huống khó khăn vào cuối năm 2022 đã rõ và sẽ tiếp tục kéo dài qua năm 2023. Đây là nhận định được nhiều doanh nghiệp cho rằng là rất thực tế.

Đối với các doanh nghiệp ở lĩnh vực hạn chế tín dụng như bất động sản thì lãi suất đến nay đã sát 13%. Những doanh nghiệp đang dang dở dự án hàng trăm hay nghìn tỷ thực sự lao đao với khoản trả lãi mỗi kỳ. Lãi suất tăng, chi phí đầu vào tăng nhưng thị trường trầm lắng…, khiến các doanh nghiệp nhìn viễn cảnh đầu năm 2023 với tâm trạng đầy lo lắng, bởi những cơ hội kinh doanh qua đi và không biết bao giờ doanh nghiệp mới phục hồi được.

Bà Trần Lệ Hằng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lê My Trần (TP. Đà Nẵng), cho biết công ty bà đang vay vốn tại Ngân hàng Eximbank với lãi suất 8,8% cho thời hạn 6 tháng. Tuy nhiên, mới đây, ngân hàng thông báo với bà Hằng “hiện nay chỉ có trả vào chứ không giải ngân, khi nào giải ngân, ngân hàng thông báo sau”. Điều này khiến bà Hằng lo lắng, không biết ngày mai sẽ thế nào. 

Ông Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, cho rằng lãi suất vay lên 15%/năm đối với mục đích vay vốn lưu động ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì khách hàng có thể chịu đựng được, vì chấp nhận giảm lãi. Còn đối với những hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này thì mức lãi suất này có thể nói là “rất chua” và nghiệt ngã. 

"Việc thiếu vốn lưu động và vốn đầu tư trung, dài hạn đang đặt doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân trong nước vào những tình thế cấp bách, khó khăn, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nhiều ngành, lĩnh vực. Nhu cầu vốn vay để tiếp tục kinh doanh vẫn là số 1 hiện nay của nhiều doanh nghiệp", ông Hiển nhấn mạnh.

Đưa ra dự báo thời điểm doanh nghiệp vượt qua khó khăn về dòng vốn, các chuyên gia cho hay, hiện nay mức thâm dụng vốn của doanh nghiệp đang tăng mạnh dẫn đến khan tiền, chứ không phải do Chính phủ siết cung tiền bởi tổng phương tiện thanh toán, tổng tín dụng còn nhiều hơn các năm trước.

Chẳng hạn, tỷ lệ tín dụng/GDP của năm 2020 là 1.46%, năm 2021 là 1.62%, năm 2022 tỷ lệ này đã lên mức 1.72%.

Theo đó, kinh tế Việt Nam sẽ mất 6 tháng để ổn định hệ thống tài chính vĩ mô. Quý 4/2022 sẽ ổn định được hệ thống ngân hàng thương mại, quý 1/2023 ổn định hệ thống trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Với nền tảng đó, đến quý 2/2023 hệ thống tài chính, thương mại, dịch vụ sẽ ổn định, dòng vốn sẽ bình thường trở lại với doanh nghiệp sản xuất.

“Nhiều ngân hàng đang chờ sẵn chỉ tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đến quý 1/2023 họ lập tức giải ngân, dòng vốn sẽ bớt khó khăn. Vì thế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cố gắng chịu đựng, cùng lắm trong 4-5 tháng nữa, dòng vốn ngân hàng sẽ về và đến quý 2/2023 sẽ tăng mạnh”, giới phân tích đánh giá.

Bên cạnh đó, nhận định về dòng vốn ngân hàng trong thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục tăng lãi suất nhưng cường độ tăng sẽ chậm lại, tỷ giá hối đoái cũng sẽ có xu hướng giảm.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tích cực cho vay sản xuất kinh doanh. Ảnh: TL.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tích cực cho vay sản xuất kinh doanh. Ảnh: TL.

Thực tế, lạm phát của Việt chưa quá cao nên nếu tiếp tục tăng lãi suất thì nguồn tiền, dòng tiền để sản xuất, kinh doanh trong nước cũng không còn. Doanh nghiệp không thể hoạt động, phải sa thải công nhân, dẫn đến cầu trong nước giảm, ảnh hưởng tâm lý, người tiêu dùng cũng thắt chặt chi tiêu. Doanh nghiệp khó cả vốn đầu vào và đầu ra sản phẩm thì tình hình kinh tế sẽ rất khó khăn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần tính toán kiềm chế lãi suất, không để tiếp tục tăng lên quá cao, tìm cách đưa dòng vốn đi vào sản xuất và tiêu dùng trong nước để kích cầu, kích thích sản xuất. 

"Một phần vì áp lực lạm phát giảm dần, phần vì các ngân  hàng trung ương các nước cũng tăng lãi suất. Tôi cho rằng, USD không thể tiếp tục đứng mãi ở đỉnh như thời gian qua. Trong trường hợp như Nhật Bản, Trung Quốc cũng tăng lãi suất vào thời gian tới, và điều này chắc chắn xảy ra và USD sẽ giảm giá. So với VND, cơ hội để USD tăng thêm nữa trong năm tới cũng sẽ không xảy ra vào năm 2023", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Thậm chí, theo vị chuyên gia này, sự hạ nhiệt của USD là cơ hội để các ngân hàng xem lại lãi suất cho vay các doanh nghiệp. Thực tế, trong tháng 11 này, Ngân hàng Nhà nước đã có tới 3 lần giảm giá bán USD tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. 

"Tỷ giá ổn định kỳ vọng sẽ tạo dư địa để Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất tiền đồng, điều tiết thị trường tiền đồng theo hướng bơm thanh khoản, duy trì lãi suất VND liên ngân hàng thấp nhằm tiết giảm chi phí vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng", ông Nghĩa nói. 

Từ thực tế điều hành, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn 8253, yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức cân đối nguồn vốn, tích cực giải ngân tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. 

Đến nay tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 11,5% so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2022 khoảng 14%. Do đó, vẫn còn dư địa để cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Nhận "mệnh lệnh", trong thông báo phát đi ngày 28/11, HDBank cho biết đang giảm lãi suất cho vay tối đa 3,5%/năm với các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp ở nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Thời gian áp dụng chính sách giảm lãi suất này từ 1/11 đến hết ngày 31/12 năm nay, ước tính số tiền giảm lãi suất lên tới 120 tỷ đồng.

Trước HDBank, Vietcombank cũng tuyên bố giảm tối đa 1%/năm lãi suất cho các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân hiện hữu có khoản vay bằng VNĐ tại ngân hàng.

Thời gian giảm lãi suất của Vietcombank cũng diễn ra từ 1/11 đến hết 31/12. Tuy nhiên, chính sách giảm lãi suất nói trên sẽ không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá…

Đáng chú ý, động thái giảm lãi suất cho vay của HDBank và Vietcombank diễn ra trong bối cảnh lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại liên tục gia tăng gần đây. Cụ thể, chỉ trong hai tháng 10 và 11 năm nay, các ngân hàng thương mại đã đưa ra hàng chục đợt điều chỉnh lãi suất huy động với xu hướng tăng 1,5-2 điểm % so với trước đó.

Thông tin trên có thể là tia sáng hy vọng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về thị trường tiêu thụ lẫn nguồn vốn để quay vòng sản xuất. Từ đó, thị trường kỳ vọng động thái hạ lãi suất này sẽ tạo "hiệu ứng domino" giúp hạ nhiệt cơn nóng hầm hập của lãi suất trong thời gian tới.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
17 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm