Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp 'kiệt sức', đã đến lúc phải 'xốc' lại vai trò của nhà điều hành?

Hồng Gấm
- 19:33, 15/08/2022

(DNTO) - Vốn yếu, tiềm lực mỏng, trong khi khó tiếp cận vốn vay do "hết room" đang là cơn đau đầu lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay. Nếu không nhanh chóng tiếp cận được "oxy" tín dụng, thì việc bị khai tử sẽ chỉ là thời gian được tính bằng ngày.

Nguy cơ nợ xấu giữa các doanh nghiệp đang lan rộng gây rủi ro, đổ vỡ nếu không có sự hỗ trợ kịp thời. Ảnh: TL.

Nguy cơ nợ xấu giữa các doanh nghiệp đang lan rộng gây rủi ro, đổ vỡ nếu không có sự hỗ trợ kịp thời. Ảnh: TL.

"Tiền treo, ngồi chờ"

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 7 tháng đầu năm 2022 có 94,6 nghìn doanh nghiệp ồ ạt rời khỏi thị trường, tăng 18,7%, so với cùng kỳ 2021, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh còn chồng chất khó khăn. 

Thiếu vốn, không tiếp cận được vốn vay của ngân hàng đang là thực trạng nhức nhối của các doanh nghiệp. Vay ngân hàng không dễ dàng, trong khi chi phí đầu vào sản xuất đã tăng cao từ 10-30%, lợi nhuận giảm mạnh, thậm chí có sản phẩm phải bán lỗ, còn bị đối tác nợ tiền thì rất khó thoát cảnh thua lỗ.

Số lượng và lợi nhuận đơn hàng đầu ra sụt giảm cũng khiến tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên ảm đạm. Sự thắt chặt của điều kiện tài chính toàn cầu cộng với đứt gãy chuỗi cung ứng làm giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp đi rất nhiều ở hầu hết các thị trường.

Ngoài ra, việc đồng Việt Nam mạnh hơn tương đối so với những đồng tiền khác như Yên (Nhật) hay đồng tiền chung châu Âu (Euro) khiến cho các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu tại Liên minh châu Âu hay Nhật Bản chịu nhiều bất lợi do thu về những đồng tiền đang mất giá mạnh.

Tất cả khó khăn bủa vây lần lượt gọi tên doanh nghiệp, trong khi đó "căng" nhất lúc này là hiện nhiều ngân hàng thông báo không cho vay khoản vay mới, khiến doanh nghiệp không có thêm tài chính cho kế hoạch thu mua nguyên liệu sản xuất. Việc này diễn ra trong bối cảnh nhiều nhà băng đang cạn room tín dụng.

Chẳng hạn như Ngân hàng Agribank, cả năm 2022 được giao hạn mức tín dụng 7% thì nửa đầu năm đã sử dụng hết 6%, chỉ còn 1%. Vì vậy, nguồn cung vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế chắc chắn sẽ bị hạn chế. Một số ngành như lĩnh vực bất động sản, việc vay vốn ngân hàng đang bị kiểm soát rất chặt chẽ, vì vậy dòng tiền đã khó lại càng thêm khó...

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), chi phí sản xuất của ngành đều đã tăng nhiều lần so với trước. Chẳng hạn, thức ăn chăn nuôi tăng trên 20%, chi phí vận tải quốc tế cũng tăng rất cao, khoảng 400 triệu đồng mỗi container đi Bờ Tây nước Mỹ...

Thời điểm cuối năm, nhiều doanh nghiệp đang rất cần số vốn lớn để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tết. Trong khi đó, vòng đời sản phẩm, guồng quay sản xuất kinh doanh thì phải theo đối tác, thị trường, không thể dừng lại để... chờ nới room, dẫn tới việc mua chịu, nợ nhà cung cấp sẽ tăng lên.

"Chuyện các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau đã tới mức báo động. Nhiều doanh nghiệp đã và đang phải "ngậm đắng, nuốt cay" vì bị nợ quá hạn lên tới vài nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp đang chờ tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước. Đây là thời điểm cần hành động nhanh, quyết liệt bởi bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến doanh nghiệp “chết” vì kiệt sức, kéo theo là sụp đổ dây chuyền", ông Nam trần tình.

Cảm nhận được áp lực từ nhiều phía mà các doanh nghiệp đang gặp phải, tại hội nghị gặp Thủ tướng mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV – thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), đã báo cáo việc cần thiết lúc này là phải có các biện pháp kiểm soát mức tăng lạm phát một cách hợp lý để nới room tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.

"Nếu không sẽ xảy ra kịch bản trong năm tới là các doanh nghiệp này bị phá sản, không thể tồn tại được, kéo theo suy thoái kinh tế. Như vậy còn nguy hiểm hơn lạm phát", Ban IV nhấn mạnh.

Để cứu doanh nghiệp, nhà điều hành nên chăng "nhận khó" về bản thân?

dn66

Trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ gần như không còn, việc tăng cường mức độ mở rộng chính sách tài khóa là lời giải quan trọng trong tình hình hiện nay.

Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa bổ sung room tín dụng. Song, trong khi chưa được nới room, các ngân hàng cũng cần phải tính toán, luân chuyển quay vòng vốn, ưu tiên nguồn vốn tín dụng tốt, điều kiện được hưởng ưu đãi lãi suất “lỏng” hơn để doanh nghiệp dễ thở.

Bởi, hơn lúc nào hết, ngân hàng nhà nước phải lắng nghe các ngân hàng, doanh nghiệp, xem vấn đề này như thế nào, không thể duy trì cơ chế quá an toàn, cứng nhắc. Nghị quyết 43 của Quốc hội cũng yêu cầu ngành ngân hàng triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Có những lúc phải nhận khó về bản thân để nền kinh tế được phát triển. Hướng tới sự thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đồng cam cộng khổ với họ.

Thêm nữa, câu hỏi đặt ra vì sao Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định tăng trưởng tín dụng 14% cho năm nay, chỉ nhỉnh hơn một chút so với con số năm ngoái. Trong khi năm ngoái cả nước khó khăn vì đại dịch, còn năm nay thì bước vào giai đoạn hoàn toàn mới?

Đặt "sức khỏe" doanh nghiệp và lạm phát lên bàn cân trong thế khó của nhà điều hành, các chuyên gia cho rằng, nguy cơ về lạm phát không phải là lý do quá lớn để chúng ta hạn chế tín dụng. Chưa kể, lạm phát có nhiều nguyên nhân, thời điểm hiện nay vẫn không phải vì vấn đề cung tiền, nên việc hạn chế tín dụng có thể sẽ chưa hợp lý.

Thực tiễn đòi hỏi, nhu cầu có, tiền có, chỉ còn ở vấn đề quản lý. Tất nhiên nếu có vấn đề gì xảy ra, gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng thì rất nguy hiểm, nhưng trong bối cảnh này thì cần xem cơ sở để nới room. Không thể làm rào cản chung cho hệ thống, đánh đồng cả ngân hàng quản trị tốt lẫn xấu được.

"Giải pháp bây giờ là ngân hàng có hồ sơ tốt, quản trị tốt thì phải cho vay ngay, tăng thêm room. Khả năng lượng hóa được bao nhiêu, mỗi ngân hàng thêm được phần nào để xử lý những hồ sơ cấp bách.

Quý III mà không bơm được tiền ra là ảnh hưởng đến cả năm, mà một đồng vốn tín dụng ảnh hưởng đến chục đồng của nền kinh tế", đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nhấn mạnh.

Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận ngân hàng nhà nước có thành công rất lớn trong việc điều hành tỷ giá. Hiện chúng ta đang nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu tăng trưởng, song tiền không bơm ra, sẽ lỡ mất cơ hội.

Không bỏ được "trần" room, không khơi thông được dòng chảy tín dụng vào nền kinh tế là một sự lãng phí về nguồn lực, lãng phí sự phát triển. Mỗi bên có cái lý của mình, nhưng hãy lắng nghe thực tiễn. Nếu không có tiếng nói chung thỏa đáng giữa hai phía, nhiều hệ lụy sẽ đổ vỡ. Không thể điều hành dựa trên những nỗi sợ không rõ ràng.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm