Thứ sáu, 28/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đã đến lúc nên loại bỏ chiếc áo 'room tín dụng' quá chật cho nền kinh tế?

Hồng Gấm
- 15:19, 03/07/2022

(DNTO) - Cạn room tín dụng là câu chuyện nóng nhất trong ngành ngân hàng hiện nay, khi câu hỏi bao giờ được nới room vẫn còn bỏ ngỏ và các nhà băng phải tiếp tục chờ đợi. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế mang nặng dáng dấp của quản lý theo kiểu bao cấp này đã hết thời và cần phải được thay thế.

 

Phải cấp tốc điều chỉnh room tín dụng để các nhà băng giải quyết được bài toán cho vay và đặc biệt là thực hiện được gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ. Ảnh: TL.

Phải cấp tốc điều chỉnh room tín dụng để các nhà băng giải quyết được bài toán cho vay và đặc biệt là thực hiện được gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ. Ảnh: TL.

Room 'bó cứng' còn nguy hiểm hơn lạm phát 

Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV mới đây, một số đại biểu Quốc hội mạnh dạn nhận định, hạn mức tín dụng giống như cơ chế hành chính bao cấp, hàng năm các ngân hàng phải “đi xin cho” mới được nới hạn mức. Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là, cơ sở nào cho rằng, nhờ room tín dụng (hạn mức tín dụng) mà đã góp phần giảm lạm phát?

Nêu quan điểm, ông Trần Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Smart Invest (AAS), nhấn mạnh rằng bối cảnh hiện tại cho thấy, với Việt Nam thì lạm phát chưa hẳn là nỗi lo lớn mà điều cần quan tâm lúc này là tăng trưởng hậu Covid-19, cần mở cửa để kíchh thích phát triển sản xuất kinh doanh.

Do đó, sẽ là phù hợp hơn nếu phía cơ quan quản lý mạnh dạn hơn để đạt được mục tiêu này, thay vì bó cứng như hiện tại dẫn đến sự đình đốn trong hoạt động kinh tế - và điều này còn nguy hiểm hơn cả lạm phát.

“Các gói hạ lãi suất hay kích thích kinh tế thời gian qua được công bố nhưng gần như không thể triển khai được vì room bị khống chế”, ông Tuấn ví dụ và cho rằng, với câu chuyện bỏ quy định về room tín dụng, thì đây là vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước sẽ cần nghiên cứu kỹ, và có thể đây sẽ là câu chuyện của 1 - 3 năm tới.

Tuy nhiên, trước mắt điều cần làm linh hoạt hơn khi áp dụng room tín dụng theo hướng không bó cứng room, tránh cào bằng như hiện tại, mà nên linh hoạt theo ngành nghề, nhóm ngành, tránh tình trạng các ngành tác động lớn đến sản xuất, đến cung hàng hoà trên thị trường nhưng khi cần lại không được vay vốn, trong khi các ngành ít tác động đến cung hàng hoá lại được vay quá mức”, ông Tuấn kiến nghị.

Không những thế, PGS.TS Đặng Ngọc Đức, nguyên Viện trưởng Viện NH Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà Nước yêu cầu các Ngân hàng thương mại áp dụng nghiêm túc và thực chất các chỉ số an toàn theo Thông tư 41/2016/NHNN-TT và Basel II, sẽ không cần thiết phải áp dụng room tín dụng.

Theo ông Đức, việc xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng có căn cứ từ mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác, nhưng phân bổ room tín dụng cho các ngaanh hàng thương mại hàng năm hiện chủ yếu dựa vào xếp hạng các nhà băng là chưa thực sự khách quan, khoa học và toàn diện.

Ngoài tình trạng mang tính lịch sử về mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, đến nay chúng ta chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, khoa học để phân bổ hạn mức. Do vậy, room tín dụng dễ trở thành hình thức “giấy phép con” giống như các quy định hành chính khác. 

Ông Đức kiến nghị, đã đến lúc cần xem xét thay thế room tín dụng bằng các công cụ quản lý gián tiếp và linh hoạt hơn, thay cho công cụ hành chính, trực tiếp và cứng nhắc, rất khó đảm bảo sự công bằng, minh bạch. Việc bỏ công cụ phân bổ hạn mức tín dụng, sẽ hạn chế tình trạng điều hành “giật cục”, đồng thời tạo động lực thúc đẩy năng lực tối đa của các ngân hàng thương mại mà vẫn đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh và xây dựng nền tảng khách hàng cốt lõi một cách ổn định.

 Đâu là giải pháp căn cơ?

Trao đổi thẳng thắn, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho rằng, để kiểm soát tín dụng, cơ quan quản lý cần cân nhắc bổ sung các công cụ về tấm đệm vốn phản chu kỳ, hoặc thay đổi các quy định trích lập dự phòng rủi ro theo thực tế phát sinh hiện nay bằng trích lập dự phòng rủi ro “động” (dự phòng).

Đồng thời, hướng tới sử dụng các công cụ có mục tiêu cụ thể hơn cho từng lĩnh vực và các tài sản có rủi ro khác nhau thay cho hạn mức tín dụng. Chẳng hạn, áp dụng mức trần cho các chỉ tiêu tỷ lệ khoản vay trên giá trị tài sản, tỷ lệ nợ trên thu nhập cho từng cá nhân, lĩnh vực ngành nghề khác nhau có các rủi ro khác nhau...

Về lâu dài, Ngân hàng nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu an toàn tài chính và phải giám sát các chỉ tiêu đó để dần bỏ cơ chế áp trần tín dụng. Ảnh: TL.

Về lâu dài, Ngân hàng nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu an toàn tài chính và phải giám sát các chỉ tiêu đó để dần bỏ cơ chế áp trần tín dụng. Ảnh: TL.

 "Trước mắt, nếu vẫn duy trì cơ chế cấp room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước nên kèm theo quy định áp dụng dự trữ bắt buộc cẩn trọng vĩ mô theo một “tỷ lệ trừng phạt” trong trường hợp ngân hàng vượt hạn mức cấp tín dụng, thay vì phải chạy xin Ngân hàng Nhà nước nới room, như mô hình các nước Argentina,Trung Quốc, Indonesia, Nga...", ông Hiếu cho hay.

Để thay thế công cụ điều hành hiện tại, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đề nghị xem xét theo hướng quản lý chặt chẽ Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) và theo chuẩn mực của Basel II. Bởi khi quản lý hệ số CAR sẽ giúp cơ quan quản lý kiểm soát được cả phần tử số là vốn chủ sở hữu tăng lên như thế nào và mẫu số (tăng trưởng tín dụng và đầu tư) ra sao.

“Đây cũng là biện pháp mà ngân hàng trung ương các nước thường làm. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, với ngân hàng có mức độ rủi ro cao hơn, họ sẽ yêu cầu ngân hàng đó phải tăng đệm rủi ro lên - tức là phải tăng hệ số CAR. Còn ngân hàng nào ở mức độ ít rủi ro hơn, lành mạnh hơn thì CAR theo yêu cầu có thể ở mức độ thấp hơn”, TS Cấn Văn Lực cho hay.

Áp dụng với Việt Nam, ông Lực cho rằng, đã đến lúc nên nghiên cứu, rà soát một cách đầy đủ, toàn diện về công cụ này. Theo đó, cần phân nhóm, phân loại các tổ chức tín dụng một cách chính thống và dùng kết quả đánh giá đó vào trong quản lý, giám sát hệ số CAR. Trong tương lai, chúng ta nên quản lý chặt hệ số CAR như các quốc gia trên thế giới đang áp dụng.

Để công cụ điều hành căn cơ hơn, có tính thị trường hơn và chuẩn thông lệ quốc tế, ông Lực nhấn mạnh, đòi hỏi tính tuân thủ nghiêm về trụ cột III của Basel II về công bố thông tin công khai, minh bạch, nhằm đảm bảo các tổ chức tín dụng tăng vốn chủ sở hữu thực chất và phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

"Cơ quan quản lý cũng cần cải tiến cách thức xét duyệt phương án tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng, nhằm thuận lợi hóa tiến trình này, tạo điều kiện các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng cung ứng tín dụng và dịch vụ cho nền kinh tế…", ông Lực nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
22 giờ
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi nhóm ngành ngân hàng giữ xu hướng tăng thì TPB lại lộn ngược dòng rơi mạnh, thậm chí có tình trạng bán tháo khi có tới 80 triệu cổ phiếu được trao tay trong phiên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường trong nước và thị trường thế giới không đồng pha với nhau. Nếu FED chưa giảm lãi suất thì điều này cũng khó gây tác động đến thị trường chứng khoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá HSG giảm gần 3%, đưa vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoa Sen giảm hơn 450 tỷ đồng, trước các thông điệp cẩn trọng từ Chủ tịch Lê Phước Vũ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cuộc chiến thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, thế nhưng các nhà đầu tư đã tìm thấy một nơi trú ẩn mới không thể ngờ tới: cổ phiếu Trung Quốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bamboo Capital vừa thông tin, ông Kou Kok Yiow (Chris), Chủ tịch HĐQT đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nếu so với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần vừa qua, mức giá mục tiêu được KBSV đưa ra cao hơn 15,6% với 151.900 đồng/cổ phiếu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, thay vì củng cố niềm tin, các biện pháp này lại gây ra sự bất ổn lớn cho các nhà đầu tư.
2 tuần
Xem thêm