Thứ hai, 14/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp khai thác cát vô tội vạ: Cấp phép khai thác 10m nhưng thực tế đào tới 40m

Huyền Trang
- 10:28, 07/11/2023

(DNTO) - Đại biểu cho rằng cần hạn chế khai thác cát, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long khi lượng cát khu vực này đã sụt giảm tới 70%. Ngoài ra có thể nghiên cứu dùng cát biển thay thế cát sông trong xây dựng.

Đường cao tốc sạt lở vì tình trạng khai thác cát quá nhiều. Ảnh: Cửu Long.

Đường cao tốc sạt lở vì tình trạng khai thác cát quá nhiều. Ảnh: Cửu Long.

Tranh luận về vấn đề khai thác cát làm sạt lở bờ sông, đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp) cho biết việc khai thác cát tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long đã bàn giao mỏ cát về cho chủ đầu tư để chuẩn bị xây dựng công trình cao tốc của Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, cát ở khu vực này rất hiếm, trong khi xây dựng đường cao tốc sử dụng tới 54 triệu m3. Vì vậy cần sớm có giải pháp quản lý và hạn chế khai thác cát, nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đánh giá tác động môi trường ngăn chặn sạt lở bờ sông.

"Ngay cả khai thác cát được cấp phép, dù cho phép khai thác mặt âm lòng đất xuống 10m hoặc 20m nhưng họ khai thác tới 30 m-40 m. Công tác kiểm tra, xác minh rất khó khăn", ông Hòa nêu thực trạng. 

Trả lời vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, theo đánh giá, lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu giảm 70% so với năm 2003. Nguyên nhân do hệ thống thượng nguồn đã xây dựng các đập và hệ thống công trình. Bộ trưởng cũng thừa nhận có hiện tượng việc khai thác cát quá công suất, không đúng quy định.

“Nhiều doanh nghiệp hiện nay khai thác quá công suất và quá chiều sâu. Việc quản lý rất khó khăn dù đã phân cấp cho địa phương. Các địa phương cần rà soát, đánh giá lại để tránh xảy ra tình trạng khai thác cát lậu. Thời gian tới, Bộ sẽ đánh giá toàn bộ hệ thống trữ lượng cát ở Đồng bằng sông Cửu Long; cùng địa phương kiểm tra giám sát tổng thể để ngăn chặn việc này”, Bộ trưởng Khánh nhấn mạnh.

Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết sắp tới sẽ siết chặt quản lý, kiểm tra tình trạng khai thác cát để tránh việc khai thác cát lậu. Ảnh: T.L.

Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết sắp tới sẽ siết chặt quản lý, kiểm tra tình trạng khai thác cát để tránh việc khai thác cát lậu. Ảnh: T.L.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long) cho biết Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển thay cát sông cho các dự án đường cao tốc. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết việc này liệu có khả thi và tình hình triển khai đến nay?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, tháng 3/2023, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường triển khai nghiên cứu đánh giá thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông. 

Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các bộ ngành liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, triển khai quyết liệt việc nghiên cứu, đặc biệt thí điểm trên các công trình giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Qua 5 lần quan trắc và nhiều cuộc họp đánh giá chất lượng, vật liệu cát biển hiện nay đang thí điểm đạt yêu cầu, có giá trị tương tự như cát sông, chưa có dấu hiệu ảnh hưởng đến môi trường, cây trồng, vật nuôi ở khu vực xung quanh.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết đang phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường để mở rộng mẫu thí điểm ra các vùng khác như Hải Phòng, Vũng Tàu. Tháng 12 tới, Hội đồng đánh giá cấp bộ sẽ họp và đánh giá tổng kết dự án. Bộ sẽ triển khai xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thủ tục để mở rộng diện tích thí điểm với một số dự án đường cao tốc cũng như cho phép sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp. Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về việc làm rõ chất lượng, tiềm năng, khả năng khai thác của các vùng miền.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Cuộc thương chiến mà Mỹ khơi mào với Trung Quốc, dù xuất phát từ những lo ngại chính đáng về thâm hụt thương mại và các tập quán kinh tế bị cho là không công bằng, đang dần bộc lộ những bất lợi sâu sắc mà chính Washington phải gánh chịu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%. Đây là lần thứ ba trong vòng 3 ngày qua Bắc Kinh tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Khởi nguồn từ những bất đồng sâu sắc về thương mại, mối quan hệ song phương này đã leo thang thành một cuộc giằng co quyền lực toàn diện, định hình lại trật tự thế giới.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn mang tính đột phá, bởi như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Rạng sáng 10/4, giờ Việt Nam, một cơn địa chấn đã rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố một loạt các biện pháp thuế quan mới.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Phản ứng từ các quốc gia trên toàn thế giới rất đa dạng, bao gồm việc áp đặt thuế quan trả đũa, tiến hành các cuộc đàm phán thương mại mới, nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại và thực hiện những chính sách trong nước để hỗ trợ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập một cơ chế theo dõi tình trạng chuyển hướng thương mại có thể xảy ra do thuế quan, nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ thương mại song phương.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua một ngày đầy biến động khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thực thi mức thuế đối ứng với hàng loạt quốc gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc cắt giảm, nếu diễn ra máy móc hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm, rất dễ khiến nhân tài bị "gạt" ra ngoài trong khi những người an toàn, ít cống hiến nhưng biết “giữ ghế” lại tiếp tục tồn tại.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.
4 ngày
Xem thêm