Thứ năm, 26/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Điện sắp tăng giá nhưng nguồn năng lượng tái tạo vẫn bị lãng phí

Huyền Trang
- 14:52, 11/02/2023

(DNTO) - Điện vẫn luôn thiếu cho sản xuất và sinh hoạt, lại đang có lộ trình tăng giá, trong khi một lượng lớn nguồn năng lượng tái tạo vẫn đang không thể hòa lưới điện. Bài toán này vẫn đang cần tìm một lời giải xác đáng.

Khung giá điện mới đã được điều chỉnh tăng từ 13% - 28% so với mức khung giá bán lẻ điện cũ. Ảnh: T.L.

Khung giá điện mới đã được điều chỉnh tăng từ 13% - 28% so với mức khung giá bán lẻ điện cũ. Ảnh: T.L.

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua nốt 172MW công suất của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam. Đây không phải lần đầu tiên Ninh Thuận kêu cứu cho dự án năng lượng tái tạo. Năm ngoái, tỉnh này đã nhiều lần gửi kiến nghị lên Chính phủ, Bộ Công thương về việc này.

Cụ thể, từ 1/9/2022, 172MW trong tổng 450MW (chiếm 40%) công suất của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam đã bị ngưng huy động, đồng nghĩa với việc mỗi ngày trôi qua, doanh nghiệp này phải gánh lỗ lên tới 2 tỉ đồng.

Ngay sau đó, ngày 5/10/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có văn bản chỉ đạo Bộ Công thương phải “xử lý dứt điểm” kiến nghị của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam. Bộ Công thương đã có văn bản yêu cầu EVN thực hiện việc huy động theo đúng hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, đến nay, EVN vẫn “lặng thinh”.

Ngày 3/1/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục có văn bản giao Bộ Công thương chỉ đạo xử lý dứt điểm vấn đề này.

Tương tự với điện gió, năm ngoái, trong khoảng hơn 8MG điện gió đã kí hợp đồng mua bán điện với EVN, nhưng chỉ có một nửa số đó kịp vận hành thương mại.

Nhu cầu điện của Việt Nam ước tính tăng 10% mỗi năm. Hiện ngành sản xuất điện đang gặp khó khăn khi chi phí nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, buộc phải tăng giá điện để bù đắp chi phí sản xuất. Giá điện tăng kéo theo chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng, đồng nghĩa với việc ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát khó khăn hơn. Bài học từ châu Âu thời gian qua cho thấy tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo đối với bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh thế giới bất ổn hiện nay.

Năng lượng tái tạo cần chính sách toàn diện để hỗ trợ ngành phát triển. Ảnh: T.L.

Năng lượng tái tạo cần chính sách toàn diện để hỗ trợ ngành phát triển. Ảnh: T.L.

Nhưng, để ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần có cơ chế, chính sách thúc đẩy. Bởi lẽ, để đầu tư năng lượng tái tạo, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí không nhỏ. Ví dụ, 1GW điện gió đã tốn 2-3 tỷ USD, trong khi năm ngoái, có tới 4GW điện gió chưa được hưởng giá FIT, tương ứng con số đầu tư lên tới hơn 12 tỷ USD nhưng chưa thể thu về đồng nào.

Các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư năng lượng tái tạo rất khó tiếp cận nguồn tín dụng nên hầu hết đều phải thông qua tổng thầu (đa phần tổng thầu Trung Quốc), nên chỉ sau 3 năm, tổng thầu và các tổ chức tín dụng sẽ siết nợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, hơn 2 năm nay chưa có chính sách mới cho điện mặt trời và hơn 1 năm chưa có chính sách cho điện gió, khiến doanh nghiệp phải tìm cách “bán rẻ” mình.

Do đó, việc ban hành chính sách năng lượng tái tạo rất quan trọng. Ở đây không chỉ là cơ chế về mua bán điện hay hệ thống truyền tải, mà còn là các chính sách về lãi vay, giải phóng mặt bằng, thuế… Đặc biệt, khi cơ chế giá ưu đãi (giá FIT) hết hạn, cần nhanh chóng có cơ chế tiếp tục, tránh ảnh hưởng đến quy trình hòa lưới điện của các dự án năng lượng tái tạo vốn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh mà chưa kịp hoàn thành để hưởng ưu đãi.

Hiện nay, các doanh nghiệp cho rằng cần phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Khi đó, các nhà đầu tư năng lượng tái tạo sẽ được quyền chủ động đàm phán và bán điện trực tiếp cho người mua là các tập đoàn toàn cầu, thay vì chỉ được bán cho EVN. Khi thị trường cạnh tranh được điều chỉnh bởi quy luật cung – cầu, ít sự can thiệp hành chính và sự độc quyền thì thị trường sẽ minh bạch và phát triển hơn.

Dự kiến trong năm 2022 bắt đầu thí điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và đến năm 2024, người tiêu dùng sẽ được lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Nhưng kế hoạch này của Bộ Công thương vẫn đang bị chậm. Các chuyên gia cũng kiến nghị cần sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo hoặc Luật Chuyển đổi năng lượng, cùng với đó là sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật Giá để năng lượng tái tạo được phát triển bền vững.

Trong buổi gặp gỡ với đại diện Ngân hàng Standard Chartered trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore chiều ngày 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Standard Chartered cung cấp các sản phẩm tài chính cho các dự án xanh, năng lượng tái tạo cho Việt Nam với lãi suất ưu đãi vì Việt Nam là nước đang phát triển nhưng phải gánh nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu như các nước phát triển. Cùng với đó, Việt Nam đang hoàn thiện quy hoạch điện và phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo nhằm giảm giá điện tái tạo để cạnh tranh với các nguồn khác.

Hết năm 2022, có 4.126 MW điện gió, 16.545 MW điện mặt trời mặt đất, mái nhà đã hòa lưới điện, chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống.

Trước khi giá FIT hết hiệu lực, (31/12/2020 và 1/11/2021), giá điện mặt trời được mua là 9,35 cent (khoảng 2.200 đồng) một kWh và 7,09-8,38 cent (tầm 1.644-1.943 đồng) một kWh. Điện gió là 8,35-9,8 cent (1.927-2.223 đồng) một kWh.

Với các dự án lỡ hẹn phải đàm phán thoả thuận giá bán điện với EVN theo khung giá Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, mức giá trần mua điện mặt trời là 1.185-1.508 đồng/kWh; điện gió khoảng 1.587-1.816 đồng/kWh, thấp hơn giá FIT.

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
2 tuần
Xem thêm