Chủ nhật, 30/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Địa phương tấp nập mở gian hàng trên ‘chợ mạng’

Huyền Trang
- 16:15, 21/09/2022

(DNTO) - Thời gian qua, hàng loạt địa phương như Thái Bình, Đắk Nông, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Phước, Nghệ An, Lạng Sơn..., chạy đua để mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, nhằm giải quyết đầu ra cho các nông sản, đặc sản vùng miền vốn liên tục gặp khó khăn trong khâu phân phối.

Hành trình nông sản đến tay người tiêu dùng thay đổi khi có sự vào cuộc mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử. Ảnh: T.L.

Hành trình nông sản đến tay người tiêu dùng thay đổi khi có sự vào cuộc mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử. Ảnh: T.L.

Chợ online tiếp tục được ưu ái

Mặc dù không còn cảnh nông sản chất đống, ùn ứ như trong đại dịch Covid-19, nhưng tình trạng sản phẩm vùng miền khó khăn trong tiêu thụ vẫn còn tồn tại.

Đơn cử như tỉnh Bình Phước, nơi có sản lượng hạt điều trên 150.000 tấn/năm; sản lượng hạt tiêu 28.723 tấn/năm. Tổng sản lượng cây ăn trái gần 64.000 tấn/năm với rất nhiều loại như: quýt, xoài, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bưởi, chuối..., nhưng nhiều năm nay vẫn phải đối diện với tình trạng khó khăn trong tìm kiếm đầu ra, kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Hay tại Thái Bình, nơi có 64 sản phẩm OCOP được công nhận 3,4 sao; 45 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, mặc dù nhiều sản phẩm đã được đưa vào tiêu thị trong các cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc nhưng khả năng phủ sóng chưa rộng rãi.

Và rất nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đang ở trong tình trạng tương tự khi hàng hóa đặc sản thì thừa, nhưng lại thiếu kênh kết nối tiêu thụ. Còn người tiêu dùng lluôn mong muốn được thưởng thức các đặc sản địa phương, nhưng lại khó tìm mua ở các kênh phân phối truyền thống.

Bài toán đưa kênh phân phối thương mại điện tử vào tiêu thụ đặc sản vùng miền vì thế không chỉ có ý nghĩa trong đại dịch, khi các địa phương phong tỏa, mà còn có ý nghĩa trong xu thế tiêu dùng hiện đại, khi mọi người tăng cường mua sắm online.

Đó là lý do thời gian qua, hàng loạt địa phương như Thái Bình, Đắk Nông, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Phước, Nghệ An, Lạng Sơn..., đều chạy đua để mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử. 

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, cho biết năm nay Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tiếp tục kết nối các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Sendo, Postmart, Voso, Shopee, Tiki, Lazada với các địa phương để thúc đẩy hơn nữa các sản phẩm địa phương tiêu thụ qua các sàn như một kênh phân phối mới.

“Việc phát triển mạnh các kênh bán hàng trực tuyến cho các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương như Voso, Postmart, chuyên trang Sendo Farm hay Tiki Ngon … đã trở thành địa chỉ mua sắm quen thuộc và tin tưởng của người tiêu dùng ko chỉ ở các thành phố lớn mà còn mở rộng ra các tỉnh, thành phố xa hơn thông qua hệ thống chuyển phát thương mại điện tử từng bước được hoàn thiện”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Ba cây chụm lại

Đằng sau mỗi gian hàng nông sản trên

Đằng sau mỗi gian hàng nông sản trên "chợ mạng" là sự nỗ lực của ba bên: cơ quan quản lý - sàn thương mại điện tử - nhà sản xuất. Ảnh: T.L.

Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng, việc đưa nông sản và các sản phẩm vùng miền lên sàn thương mại điện tử là không dễ dàng.

Về phía đơn vị cung cấp là yêu cầu xây dựng quy trình vận hành để đảm bảo giữ được chất lượng hàng hóa tốt nhất, vận chuyển với thời gian sớm nhất đến tay người dùng. Về phía nhà sản xuất là áp lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, chiến lược marketing, quảng bá. Về phía cơ quan quản lý là việc kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa.

Vì thế, con đường đưa nông sản lên sàn muốn thành công không phải sự nỗ lực của riêng cơ quan quản lý, các sàn thương mại điện tử, mà cần cả nỗ lực của doanh nghiệp và chính những người nông dân sản xuất ra sản phẩm.

Với các cơ quan quản lý là việc ra những chính sách kịp thời để hỗ trợ, tổ chức chương trình, hội nghị kết nối giữa các bên. Như mới đây, một chương trình mang tên “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” được phát động, với mục tiêu đào tạo, tập huấn cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên về kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử Ecomviet, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” là mô hình đào tạo online to offline, với các diễn giả là các giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ doanh nghiệp, cung cấp nội dung đào tạo thực chiến về thương mại điện tử.

“Chương trình sẽ là điểm khởi đầu cho hoạt động hỗ trợ chuyên sâu từ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kiến thức tới tư vấn, triển khai các hoạt động phát triển thương mại điện tử tại các khu vực”, ông Thành cho hay.

Về phía các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử, việc hỗ trợ cho các nhà bán hàng địa phương lên sàn cũng được đẩy mạnh. Ông Nghiêm Tuấn Anh, Phó trưởng Ban tuyên giáo truyền thông (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam), đơn vị sở hữu sàn Postmart, cho biết, với nền tảng công nghệ hạ tầng và mạng lưới logistics vững chắc, rộng khắp 63 tỉnh thành, sàn có thể hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, hợp tác xã tại các địa phương trong việc tiêu thụ sản phẩm.

“Chúng tôi có kinh nghiệm bảo quản tốt các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm nông sản của địa phương. Ngoài ra, sàn thương mại điện tử Postmart.vn sẽ hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh Thái Bình trong việc quảng bá sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh, phân phối tới tay người tiêu dùng qua kênh thương mại điện tử với chất lượng đảm bảo nhất; đồng thời có những chính sách về giá thành, hướng dẫn kỹ năng mở gian hàng, bán hàng,… trên sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp địa phương”, ông Tuấn Anh nói.

Về phía người nông dân, dù thương mại điện tử là kênh phân phối mới, yêu cầu kỹ năng số cao hơn, nhưng họ rất hào hứng trong việc đưa sản phẩm lên sàn, bởi bản chất họ là người tạo ra sản phẩm, họ rất mong muốn có thể bán được hàng.

Như tại Hợp tác xã xoài Đắk Gằn (Đắk Nông), tháng 4 vừa qua, sản phẩm xoài Ðắk Gằn đã chính thức được chào bán trên sàn thương mại điện tử. Hiện hợp tác xã đã xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên bán hàng trên sàn thương mại điện tử để chủ động tiếp cận với khách hàng. Đắk Nông hiện đã có trên 300 hộ sản xuất thành công đưa lên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò.

Có thể nói, ở bất kì kênh phân phối nào cũng tồn tại nhiều thách thức, và hành trình đưa hàng nông sản lên "chợ mạng" tuy vẫn khó khăn, nhưng sự thay đổi tư duy và cách làm của các bên đã dần mở ra những con đường mới cho nông sản. Kênh phân phối thương mại điện tử chưa thể chiếm tỷ lệ cao trong hành trình nông sản đến tay người tiêu dùng, nhưng không thể bỏ lỡ trong bối cảnh cả thế giới bước vào nền kinh tế số. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chủ trương đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, các chính sách chung và giải pháp, nguồn lực đầu tư của TP.HCM tạo nền tảng, không gian để phát huy tiềm lực thành phần kinh tế này. TP.HCM đứng trước sứ mệnh trở thành trung tâm của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
21 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị Số 1 TP.HCM (HURC1) "bắt tay" ký kết hợp tác chiến lược giai đoạn 2025- 2028 vào hôm nay, ngày 27/3, tại TP.HCM.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân đang ngày một lớn mạnh và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển. Nhiều doanh nghiệp tư nhân bày tỏ sẵn sàng tham gia các dự án lớn, các siêu dự án của đất nước. 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo, thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 26/3, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction), đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Quân đội, ghi nhận thành tích của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Cầu Mương Rói tại xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi sẽ góp phần hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của bà con, đảm bảo an toàn giao thông và tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Vikoda là một trong số hơn 560 doanh nghiệp được trao chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm 2025, đánh dấu chặng đường dài hơn 20 năm liên tục doanh nghiệp gắn bó với danh hiệu này.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 19/3, tại Khu phức hợp Hội chợ Canton, Pazhou, Quảng Châu (Trung Quốc) đã diễn ra Diễn đàn kinh doanh các nhà lãnh đạo nội thất CIFF-ASEAN: Định hướng thành công trong thị trường biến động. Doanh nhân Dương Quốc Nam - Chủ tịch Hoàng Nam Group, Thương hiệu nội thất phố Xinh đã vinh dự nhận Cup “Outstanding Entrepreneur - Doanh nhân xuất sắc”.
6 ngày
Trung ương hội
Chiều 21/3, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và CTCP Phát triển năng lượng xanh Intech Việt Nam (Intech Energy) ký kết thỏa thuận hợp tác năm 2025 về việc tài trợ hệ thống điện mặt trời cho các điểm trường vùng cao khó khăn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Khi lực lượng lao động chủ lực đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ Gen X, Gen Y sang Gen Z, những yếu tố “hấp dẫn” của một nhà tuyển dụng cũng thay đổi liên tục. Giữa dòng chảy ấy, vì sao Vinamilk vẫn là một thương hiệu đầy sức hút với nhân tài? Họ sở hữu những yếu tố “độc nhất” nào để luôn nổi bật trên thị trường lao động ngày càng cạnh tranh?
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Các tài xế nhận định việc đầu tư các dòng xe VinFast Green để chạy dịch vụ giúp gia tăng thu nhập, đồng thời rút ngắn thời gian hoàn vốn. Đáng chú ý là “bé hạt tiêu” Minio Green với thời gian hoàn vốn siêu tốc trong hơn 1 năm, cùng Limo Green – “chiến thần” xe dịch vụ 7 chỗ hứa hẹn giúp chủ xe kiếm thêm hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ khả năng khai thác vượt trội so với xe xăng cùng phân khúc.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Năm 2025 sẽ có nhiều thách thức đối với hoạt động thương mại Việt Nam, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần sớm có các biện pháp chủ động trong cảnh báo và xúc tiến, đảm bảo cho hoạt động thương mại của Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm