Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đề xuất doanh nghiệp du lịch TP.HCM vay lãi 0% để trả lương

Lan Anh
- 17:45, 13/06/2021

(DNTO) - Với hơn 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, có tổng số lao động khoảng 31.500 người, gói vay lãi suất 0% được ước tính gần 209 tỷ đồng.

Mới đây, Sở Du lịch TP.HCM có văn bản đề xuất UBND TP về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó tập trung vào các vấn đề về tài chính.

Cụ thể, sở đề xuất Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh TP.HCM thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng theo hình thức tín chấp (không cần tài sản thế chấp) với lãi suất vay 0% cho doanh nghiệp du lịch trả lương nhân viên.

Theo đó, chương trình này sẽ không phân biệt doanh nghiệp lớn, nhỏ. TP hiện có 5.002 doanh nghiệp du lịch đang hoạt động với khoảng 31.500 lao động. Như vậy, nếu mức hỗ trợ là 50% lương tối thiểu vùng trong 3 tháng, ngân sách TP sẽ chi gần 209 tỷ đồng.

Sở Du lịch TP.HCM đề xuất ngân sách TP chi gần 209 tỷ đồng cho doanh nghiệp du lịch vay với lãi suất 0% để trả lương. Ảnh: Hải Trần.

Sở Du lịch TP.HCM đề xuất ngân sách TP chi gần 209 tỷ đồng cho doanh nghiệp du lịch vay với lãi suất 0% để trả lương. Ảnh: Hải Trần.

Thực tế, Sở Du lịch TP.HCM cho biết các doanh nghiệp lữ hành đã cắt giảm từ 50-80% lao động để duy trì hoạt động kinh doanh từ đầu năm đến nay. Trong đó, chỉ lực lượng hướng dẫn viên chính thức còn hoạt động, các hướng dẫn viên cộng tác hoặc tự do đã chuyển nghề sang bán hàng online, mở quán ăn, môi giới bảo hiểm hoặc về quê...

Trong khi đó, ở các cơ sở lưu trú, doanh thu không ổn định đã dẫn đến tình trạng cắt giảm nhân sự hoặc đóng cửa hay tạm ngưng hoạt động để hạn chế chi phí. Lượng lao động tại các cơ sở hạng 5 sao giảm hơn 40%, trong khi hạng 4 sao cũng giảm 50%.

Đồng thời, sở kiến nghị ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho lao động ngành du lịch và thúc đẩy nâng tỷ lệ tiêm phòng cho người dân trên địa bàn TP để sớm mở cửa ngành du lịch.

Về lâu dài, cơ quan này đề xuất xem xét hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách TP cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm tái cấu trúc, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và giữ chân lực lượng này.

Trước mắt, 20 lớp đào tạo trong năm nay có chi phí khoảng 1,2 tỷ đồng, trong đó chi ngân sách 80%, còn lại xã hội hóa chủ yếu thông qua giảm tiền thuê hội trường. Đối tượng là quản lý và lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, lưu trú, hướng dẫn viên du lịch vốn không thuộc diện được đào tạo từ kinh phí ngân sách theo Thông tư số 36 năm 2018 của Bộ Tài chính.

Với 5 điểm bảo tàng, khu di tích là sự nghiệp công lập, Sở Du lịch TP đề xuất miễn phí tham quan cho khách du lịch từ tháng 8 đến hết năm, sau khi dịch được kiểm soát. Khi đó, TP sẽ hỗ trợ hơn 21,7 tỷ đồng để chi trả lương cho người lao động và các khoản chi thường xuyên.

Bên cạnh đó, sở du lịch đề xuất UBND TP kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành xem du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của dịch bệnh Covid-19 để bổ sung một số chính sách hỗ trợ.

Trong đó, Bộ Tài chính giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5%, kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất và gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm nay đối với các doanh nghiệp du lịch.

Bộ Tài chính có thể phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ trong thời hạn 2 năm để giúp doanh nghiệp có dòng tiền duy trì hoạt động và làm vốn lưu động.

Sở Du lịch TP.HCM kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kéo dài thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí và tử tuất, lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn, đồng thời điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp năm nay theo hướng giảm yêu cầu thời gian làm việc tối thiểu từ 12 tháng xuống còn 3 tháng, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bằng 60% lên đến 80% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm tự nguyện.

Về việc giảm giá điện, cơ quan này đề nghị mở rộng áp dụng cho các doanh nghiệp lữ hành và điểm du lịch do các đơn vị này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém cơ sở lưu trú.

Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM, 5 tháng đầu năm nay không có khách quốc tế mới đến địa bàn, còn lượng khách du lịch nội địa ước đạt 7,1 triệu lượt, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 35.581 tỷ đồng, giảm 37% so với 5 tháng đầu năm 2019 và tăng 23,3% so với 5 tháng đầu năm 2020.

Hiện nay, toàn TP chỉ còn 50% doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, 5 tháng đầu năm có 171 đơn vị xin rút giấy phép kinh doanh. Một số cơ sở lưu trú từ nhà nghỉ đến khách sạn 1-5 sao chuyển qua làm điểm cách ly có thu phí. Địa bàn hiện có 46 khách sạn làm cơ sở cách ly với tổng công suất 3.173 phòng cùng 3 khách sạn để cách ly cho đoàn bay.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa phải lo kinh tế, đời sống của người lao động, những trọng trách đó đang đặt các cơ quan báo chí trước nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt vấn đề làm sao gia tăng, đa dạng nguồn thu, giúp duy trì và phát triển toà soạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
TP.HCM được đánh giá là luôn năng động, đổi mới. Tuy nhiên, năng động và đổi mới như thế nào là vấn đề mà Chủ tịch Phan Văn Mãi mong cơ quan báo chí đóng góp ý kiến để giúp thành phố khơi thông động lực và phát triển.
1 tuần
Xem thêm