Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đánh thức tư duy nông nghiệp: Cần một 'cú hích' 

Hồng Gấm
- 13:30, 01/12/2021

(DNTO) - "Để chuyển mình, ngành nông nghiệp cần sự đồng hành, hỗ trợ của các bộ ngành. Đổi mới quản trị hệ thống, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cùng hội nhập quốc tế là "cỗ xe tam mã" đưa nông nghiệp Việt Nam từ cường quốc về sản lượng lương thực đến cường quốc về nông nghiệp sinh thái", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định.

Tư duy phát triển cần chuyển từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp; từ tư duy đặt năng suất và sản lượng lên hàng đầu sang đặt giá trị làm trung tâm. Ảnh: TL.

Tư duy phát triển cần chuyển từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp; từ tư duy đặt năng suất và sản lượng lên hàng đầu sang đặt giá trị làm trung tâm. Ảnh: TL.

Mọi động lực của tăng trưởng nông nghiệp có nguy cơ "suy kiệt" nếu không thay đổi tư duy

Ngày nay, Việt Nam đã trở thành một nước có đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực toàn cầu khi xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo mỗi năm, tức là gần 10% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Khoảng một nửa tổng sản lượng nông nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu, mang về cho đất nước hơn 40 tỷ USD/năm trong những năm gần đây. 

Năng suất và sản lượng nông nghiệp trong 3 thập niên qua luôn tăng trưởng. Việt Nam đã trở thành hình mẫu của thế giới về tăng trưởng nông nghiệp, đặc biệt về nguồn cung lúa gạo trong nước. Đó là kết quả của định hướng theo mục tiêu tăng năng suất và sản lượng.

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến hệ lụy là tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm và đi kèm theo đó là những lo ngại về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. 

 
"Ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi từ tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền vững, từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng, hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Việc tăng sản lượng nông nghiệp được tạo ra thông qua sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên, bao gồm các đầu vào vô cơ như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh cho vật nuôi và nước. Do đó, lượng phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp đã tăng lên, chiếm 18% tổng lượng phát thải của Việt Nam và dự kiến sẽ đạt trên 120 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030. Trong một kịch bản thông thường, một nửa số phát thải này sẽ đến từ sản xuất lúa gạo. 

Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức từ các sự kiện khí hậu đáng kể cũng như suy thoái trong lâu dài về biến đổi khí hậu. Ước tính, giải quyết mà không có hành động cụ thể có thể gây thiệt hại khoảng 3-5 tỷ USD mỗi năm hoặc lên tới 10 tỷ USD nếu biến đổi khí hậu diễn ra cực đoan. 

Với diện tích canh tác bình quân thấp, nông nghiệp phổ biến ở quy mô nông hộ nhỏ. Tổ chức sản xuất thiếu gắn kết dẫn đến chi phí cao trong khi chất lượng và giá trị gia tăng thấp. Đây cũng là căn nguyên của sự bất bình đẳng trong phân chia lợi ích và dễ đổ vỡ chuỗi cung ứng

Do hiệu quả kinh tế và thu nhập thấp, phần lớn lao động trẻ, có sức khỏe, sức sáng tạo và được đào tạo chuyển nhanh sang các ngành kinh tế khác. Hậu quả là, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đối mặt với nguy cơ mất đi lực lượng lao động có trí tuệ, khả năng sáng tạo để duy trì động lực phát triển. 

Có thể thấy, mọi động lực của tăng trưởng nông nghiệp đều đứng trước nguy cơ suy kiệt nếu Việt Nam tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng dựa trên sản lượng, khai thác tận kiệt tài nguyên, tận dụng lao động giá rẻ, sử dụng nhiều hóa chất… Nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ, với khát vọng lớn hơn, cách làm bài bản và bền vững hơn.

Với vai trò tư lệnh ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, ngành nông nghiệp cần những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi nông nghiệp xanh và bền vững. Phải hành động ngay trong việc thay đổi mô hình phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, cạnh tranh và khả năng phục hồi khi đối mặt với nhiều thách thức ảnh hưởng đến nông nghiệp.

"Vấn đề của chúng ta không phải là lựa chọn, mà là hành động. Phải có những “passport” trong ngành nông nghiệp để giúp chúng ta mở ra thêm nhiều cánh cửa. Với "tư duy đổi mới” và “cùng hành động”, tôi tin rằng khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay vì chỉ là cường quốc về sản lượng lương thực sẽ trở thành hiện thực. Để ngành nông nghiệp không chỉ là 'trụ đỡ" của nền kinh tế mà còn đủ sức trở thành thước đo mức độ bền vững của quốc gia", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. 

Cần những "cú hích" để định vị giá trị cốt lõi cho ngành nông nghiệp 

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Về biến đổi khí hậu toàn cầu (COP26), tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cam kết Việt Nam sẽ trở thành quốc gia trung hòa về carbon vào năm 2050. Tới năm 2030 và nhiều năm sau đó nền nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu vẫn sẽ là nền nông nghiệp của các hộ nông dân nhỏ. Nhưng không phải các nông hộ tự cung tự cấp mà phải là các hộ sản xuất hàng hóa quy mô ngày càng lớn.

 
Chuyển đối số sẽ đi cùng với chuyển đổi xanh gắn liền với quá trình đổi mới thể chế để phát triển hệ sinh thái nông nghiệp tích hợp đa giá trị. Thúc đẩy chuyển đổi số để xây dựng các chuỗi giá trị nông sản bền vững, hướng tới truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... Đổi mới quản trị hệ thống, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cùng với hội nhập quốc tế là cỗ xe tam mã đưa nông nghiệp Việt Nam từ một cường quốc về sản lượng lương thực đến một cường quốc về nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon, một nhà cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Tuy vậy, đa số các nông hộ vẫn quá nhỏ để tự tham gia thị trường cạnh tranh quốc tế. Họ cần liên kết lại. Cần có nhiều hơn các doanh nghiệp để dẫn dắt họ tham gia các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Các hộ nông dân nhỏ cũng cần được hỗ trợ để làm điều đó trên các cánh đồng ở Việt Nam nhưng vì lợi ích chung của toàn thế giới.

Nêu quan điểm tại Diễn đàn “Chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho rằng, hỗ trợ nông nghiệp chuyển mình ở quy mô lớn, cần có giải pháp để tập hợp nhiều tỉnh cùng nhau và có những dự án hỗ trợ đầu tư cho nhiều tỉnh cùng một lúc với sự dẫn dắt chỉ đạo mạnh mẽ ở cấp quốc gia.

"Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các nguồn lực đầu tư cho các dự án có thể mang lại sự chuyển đổi ở quy mô lớn, không chỉ dừng lại mức độ thí điểm. WB sẽ cùng Bộ NN&PTNT nghiên cứu các công cụ mà WB có thể sử dụng để tài trợ cho những thay đổi ở cấp độ tổng thể", bà Turk nói.

Đáp lại lời khuyến cáo của WB, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, để hiện thực hoá mục tiêu, ngành nông nghiệp cần thay đổi từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu; từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng; từ tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền vững. Cần hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”, "xanh hóa nền nông nghiệp" không phải gánh nặng mà là cơ hội, cần xác định tâm thế này để thay đổi.

"Đây còn là trách nhiệm với hàng chục triệu hộ nông dân. Theo đó, để làm được điều này, từng cơ quan trong bộ như Cục Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản... những cơ quan liên quan đến nông nghiệp xanh cần có những bước đi cụ thể, những gạch đầu dòng để bắt đầu thực hiện từ ngày hôm nay”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.

Thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể lên tới chục tỷ USD mỗi năm, do đó chuyển đối sang  hệ thống lương thực thực phẩm xanh là việc làm cấp thiết. Ảnh:TL.

Thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể lên tới chục tỷ USD mỗi năm, do đó chuyển đối sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh là việc làm cấp thiết. Ảnh:TL.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chỉ rõ, hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại hai vấn đề lớn. Đó là, nông nghiệp vẫn phát triển dựa trên đơn ngành; sử dụng nhiều đất đai và vật tư đầu vào thay vì sử dụng yếu tố khoa học công nghệ hay những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ.

Vấn đề thứ hai, những năm gần đây GDP đóng góp cho ngành nông nghiệp tăng nhưng chi phí đầu vào cũng tăng theo nên giá trị gia tăng bị giảm đi, thu nhập trực tiếp của người nông dân không đồng hành với sự tăng trưởng của ngành.

“Thị trường hiện không chỉ mua nông sản dựa trên giá cả mà dựa trên nhiều giá trị khác như: không tác động tới biến đổi khí hậu, môi trường, sức khỏe của chính người nông dân… Đó là câu chuyện ngành cần định vị lại những giá trị cối lõi, tiếp cận xu thế tại tất cả những ngành hàng. Chiến lược phải hướng đến sự tăng trưởng bao trùm, tạo ra bao nhiêu việc làm, người nông dân được thụ hưởng sự phát triển của ngành nông nghiệp”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định.

Bên cạnh đó, nền nông nghiệp nước ta về cơ bản dựa trên “trông trời, trông đất, trông mưa, trông nắng”. Đã đến lúc cần chuyển qua trông vào dữ liệu đám mây, vào các thiết bị kết nối thông minh. Nền nông nghiệp từ thói quen phỏng đoán, ước chừng, cần chuyển qua ghi nhận, thu thập rồi phân tích thông tin để kịp thời cập nhật, chuyển tải đến người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà tiêu thụ, cơ quan quản lý. Nền nông nghiệp từ dựa vào thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, cần được tích hợp thêm tự động hóa, thương mại hóa và số hóa.

"Nông nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc hoặc bị động trong thế giới đầy biến động, mà theo đó cái giá phải trả cho việc đứng im sẽ là quá đắt. Nông thôn và nông dân cần chuyển mình cùng thời đại để nắm bắt cơ hội, hội nhập và phát triển cùng với cách mạng 4.0. Trong chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, chúng tôi sẽ đưa tiêu chí làng thông minh dựa trên đào tạo nông dân thông minh, nông dân số vào một trong những mục tiêu trọng điểm. Đứng trước đoàn tàu chuyển đổi số đang tiến vùn vụt, chúng tôi không chấp nhận để lỡ chuyến tàu, đứng lại sân ga trong tiếc nuối”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Chiến lược đề ra mục tiêu đưa thu nhập của cư dân nông thôn vào năm 2030 sẽ cao hơn 3 lần năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1-1,5%/năm. Đến năm 2050, phấn đấu Việt Nam trở thành một trong 10 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa phải lo kinh tế, đời sống của người lao động, những trọng trách đó đang đặt các cơ quan báo chí trước nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt vấn đề làm sao gia tăng, đa dạng nguồn thu, giúp duy trì và phát triển toà soạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
TP.HCM được đánh giá là luôn năng động, đổi mới. Tuy nhiên, năng động và đổi mới như thế nào là vấn đề mà Chủ tịch Phan Văn Mãi mong cơ quan báo chí đóng góp ý kiến để giúp thành phố khơi thông động lực và phát triển.
1 tuần
Xem thêm