Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đại diện Bộ Công thương: ‘Quyền lực mềm’ thăng hạng giúp Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế

Huyền Trang
- 14:52, 26/02/2021

(DNTO) - Việt Nam đang có cơ hội tốt để tăng cường quảng bá thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm khi ‘quyền lực mềm’ thăng hạng, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) nhận định.

Thành công biến thách thức thành cơ hội

Theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021 của Brand Finance vừa công bố, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu. Cụ thể, vị trí của Việt Nam nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong năm qua.

Những thành công trong kiểm soát dịch bệnh, phát triển kinh tế xã hội và chính sách ngoại giao hòa hảo giúp Việt Nam có được cái nhìn thiện cảm từ quốc tế. Ảnh: I.T.

Những thành công trong kiểm soát dịch bệnh, phát triển kinh tế xã hội và chính sách ngoại giao hòa hảo giúp Việt Nam có được cái nhìn thiện cảm từ quốc tế. Ảnh: I.T.

Nhận định về việc này, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, quyền lực mềm Việt Nam không chỉ là sự kế thừa và phát huy nền tảng vốn có (như lịch sử dân tộc hào hùng, nền văn hiến, chính sách đối ngoại hòa bình, hòa hiếu) mà còn là sự phát triển, tận dụng cả những vị thế mới, lợi thế mới.

“Năm 2020, thực hiện thành công vai trò kép Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong bối cảnh muôn vàn khó khăn là một minh chứng về vận dụng hài hòa sức mạnh mềm trong đa phương – song phương của Việt Nam”, ông Vũ Bá Phú nêu ý kiến.

Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy nhiều quốc gia vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế, tuy nhiên theo ông Vũ Bá Phú, những nỗ lực của Chính phủ cùng sự đồng thuận của nhân dân trong khống chế đại dịch đã giúp Việt Nam trở thành một đất nước nổi tiếng về sự an toàn.

“Sự nổi tiếng này sẽ giúp Việt Nam thu hút dễ dàng hơn các nguồn lực của thế giới đặc biệt là thu hút đầu tư, các sự kiện và khách du lịch quốc tế. Không những thế, Việt Nam đã thành công khi biến thách thức của đại dịch Covid-19 trở thành lợi thế để quảng bá, nâng cao hình ảnh các sản phẩm Việt Nam và thương hiệu quốc gia Việt Nam”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Thương hiệu Việt được hỗ trợ ra biển lớn

Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm (từ 136% năm 2010 lên xấp xỉ 200% vào năm 2019). Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới.

thuong-hieu-Viet-1

Một trong những yếu tố góp sức vào sự thành công này không thể phủ nhận đó là thương hiệu quốc gia - công cụ quan trọng trong việc nâng tầm vị thế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh, trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, thương hiệu sản phẩm của quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng lớn, quốc gia đó càng hùng mạnh. Đặc biệt khi Việt Nam "bước chân" vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc xây dựng thương hiệu càng quan trọng.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai từ năm 2003 nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế; để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Từ đó, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được thương hiệu giống như chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu một cách chuyên nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thương trường toàn cầu.

Điển hình, rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Có thể kể đến như Viettel - Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam - top 15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu; Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) đang vươn dần lên vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN; Công ty TNHH Nhà nước Một Thành viên Yến sào Khánh Hòa đứng đầu khu vực châu Á về sản lượng khai thác yến; Công ty Cổ phần Sữa TH, doanh nghiệp đầu tiên có được “giấy thông hành” đi vào thị trường Trung Quốc, thị trường có lượng tiêu thụ sữa đứng thứ hai thế giới…

Tuy nhiên, người đứng đầu của Cục Xúc tiến thương mại cũng cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều việc cần làm để nâng cao “quyền lực mềm” trong thời gian tới như xây dựng chiến lược về phát huy sức mạnh mềm một cách bài bản, thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo, tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, đẩy mạnh công tác ngoại giao hay ưu tiên phát triển khoa hoc, công nghệ…

“Bên cạnh việc xây dựng, phát huy ‘sức mạnh mềm’, Việt Nam cũng cần tăng cường, hoàn thiện sức mạnh cứng để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, đó chính là ‘sức mạnh thông minh; trong thời đại mới, để nâng tầm hội nhập sâu rộng và hiệu quả, phát huy vị thế mới về địa chiến lược, địa kinh tế của đất nước”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Xem thêm