Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đa đoan hậu sự chuyện tái thiết tòa tháp đôi World Trade Center

Hải Ngư
- 16:30, 16/10/2021

(DNTO) - Với 20 năm và 20 tỷ đô la đã được bỏ ra sau thảm kịch 11/9, vùng tháp đôi World Trade Center vẫn còn nằm trong những vướng mắc về ý đồ tái thiết: Biến toàn bộ địa điểm thành đài tưởng niệm, khu dân cư hay là một trung tâm kinh doanh thịnh vượng?

Bốn trong số sáu tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới được quy hoạch trên địa điểm Ground Zero trước đây hiện đã mở cửa và gần như được cho thuê toàn bộ, bao gồm cả Trung tâm World Trade Center One. Vùng Hạ Manhattan đã trải qua một chặng đường dài kể từ thảm kịch 11/9 đen tối nhất. Thế nhưng liệu “di sản lịch sử” này có tiếp tục được phát triển khi mối đe dọa lại là... virus chứ không phải chiến sự?

Sau 20 năm và với 20 tỷ USD tính từ ngày 11/9/2001, Trung tâm Thương mại Thế giới vẫn đang trong quá trình tái thiết. Ảnh Getty Images

Sau 20 năm và với 20 tỷ USD tính từ ngày 11/9/2001, Trung tâm Thương mại Thế giới vẫn đang trong quá trình tái thiết. Ảnh Getty Images

Sáng 11/9/ 2001, Larry Silverstein, nhà phát triển bất động sản người Brooklyn, đang đóng bộ chuẩn bị đi làm tại World Trade Center thì vợ ông, Klara, nhắc nhở cái hẹn ông phải gặp bác sĩ da liễu. Giờ đây sau hai thập kỷ, ngẫm nghĩ lại, ông ghi nhận, chính khoảnh khắc quan tâm hàng ngày của vợ đối với sức khỏe chồng đã cứu sống ông.

Chỉ sáu tuần trước ngày định mệnh ấy, Silverstein và một nhóm các nhà đầu tư nhỏ vừa giành được hợp đồng thuê tòa tháp đôi trong thời hạn 99 năm với giá 3,2 tỷ USD. Mười ngày sau cuộc tấn công bình địa song tháp World Trade Center cướp đi sinh mạng của 2.753 thị dân, những người New York chính gốc đã tổ chức cuộc họp báo tuyên bố ý định xây dựng lại Trung tâm Thương mại Thế giới này.

Larry Silverstein (thứ hai từ trái sang) và Chủ tịch Hội đồng New York Sheldon Silver (trái) quan sát mô hình Trung tâm Thương mại Thế giới trong tương lai nhân buổi giới thiệu cho phương tiện truyền thông ở New York vào tháng 9/2007. Ảnh: AFP

Larry Silverstein (thứ hai từ trái sang) và Chủ tịch Hội đồng New York Sheldon Silver (trái) quan sát mô hình Trung tâm Thương mại Thế giới trong tương lai nhân buổi giới thiệu cho phương tiện truyền thông ở New York vào tháng 9/2007. Ảnh: AFP

Sau đó họ đã lần lượt từ chối đề nghị của hai đời thị trưởng ở đây là Rudy Giuliani và Michael Bloomberg khi muốn biến toàn bộ địa điểm thành một đài tưởng niệm hoặc một khu dân cư. Nhóm đầu tư của Silverstein – giờ đã bước vào tuổi 90 - quyết định, chỉ có một con đường duy nhất phía trước là cố gắng khôi phục khu vực này thành một phức hợp kinh doanh thịnh vượng.

Lập luận của Silverstein: Với đầy đủ bản chất tinh túy của một New York là đam mê, ồn ào và tuyệt hảo, rõ ràng Trung tâm Thương mại Thế giới mới cần nhiều thứ hơn những gì nó đã có trước đây. Phải mất 99 ngày ngọn lửa mới ngừng cháy tại Ground Zero, và vào tháng 11/2003, tức hơn một năm sau thảm kịch, tòa tháp đầu tiên của khu phức hợp 7 tháp của một World Trade Center tái thiết mới được động thổ.

Đến nay, với 20 năm và 20 tỷ đô la đầu tư cả công lẫn tư, vùng Hạ Manhattan đã tái tạo một khu trung tâm thương mại sầm uất, đồng thời còn là một thành công tương đối về mặt tài chính. Tạp chí Forbes ước tính, giá trị tổng hợp của các tòa nhà văn phòng đã hoàn thành ở tháp 1, 3, 4 và 7 hiện có hơn 40 khách thuê, thu về hơn 11 tỷ đô la. Silverstein, các đối tác của ông và Cơ quan Cảng vụ hiện nợ khoảng 3,3 tỷ đô la dưới dạng Trái phiếu Tự do. Tất cả các tài sản thuê được miễn thuế cho đến hạn trả vào năm 2100.

Hồ bơi phía Bắc của Đài tưởng niệm 11/9 và World Trade Center One vào tháng 5/2013. Ảnh: Getty Images

Hồ bơi phía Bắc của Đài tưởng niệm 11/9 và World Trade Center One vào tháng 5/2013. Ảnh: Getty Images

Trong số 20 tỷ USD được các nhà đầu tư công và tư rót vào dự án kể từ năm 2001, đã mất 4 tỷ chi cho trung tâm giao thông mua sắm Oculus, 1 tỷ dành cho Đài và Quảng trường Bảo tàng tưởng niệm, cơ sở hạ tầng ngầm, đường phố, tiện ích và không gian mở chiếm thêm 3 tỷ đô la nữa. Trong tương lai, tổng chi phí sẽ tăng đến 26,2 tỷ đô la khi việc xây dựng tiến tới giai đoạn hai ước tính sẽ mất thêm 5 năm, gồm một tòa văn phòng và 5 tháp khác, trong đó một số sẽ trở thành khu phức hợp kinh doanh và dân cư.  

Trong kỷ nguyên mới sau thảm họa, World Trade Center One chọn chiều cao tối đa là 1.776 feet, chính là con số kỷ niệm năm Tuyên ngôn Độc lập được ký kết. Khi mở cửa vào năm 2014, tòa tháp mới này ngay lập tức trở thành biểu tượng của đường chân trời New York, và được thuê hầu hết không gian bởi nhiều thương hiệu lớn đương đại như Spotify, Uber hay Moët Hennessy, Morningstar, chứa đến 8.000 nhân viên công ty.

Gần 18 triệu người đã viếng thăm Bảo tàng Tưởng niệm 11/9 kể từ khi được khánh thành vào năm 2014. Oculus, khu phức hợp mua sắm nhà ga do kiến trúc sư người Tây Ban Nha Santiago Calatrava thiết kế, mở cửa năm 2016, đúng dịp kỷ niệm 15 năm cuộc tấn công. Ngày nay, ít nhất mỗi ngày có 250.000 người trung chuyển qua hệ thống ga của World Trade Center mới, nhiều hơn gấp ba lần so với 70.000 người lưu thông khu vực này trước ngày 11/9 năm nào.

Trung tâm mua sắm và giao thông Oculus vào tháng 9/2020. Ảnh: Getty Images

Trung tâm mua sắm và giao thông Oculus vào tháng 9/2020. Ảnh: Getty Images

Theo Silverstein, tầm nhìn ngày ấy về một New York tốt hơn giờ đã trở thành hiện thực với một không gian công cộng năng động trong một kiến trúc vượt thời gian. Hoa Kỳ lại tự hào về một World Trade Center mới trong tinh thần ghi công các tiền nhân đã góp sức làm nên một Trung tâm Thương mại Thế giới cũ như Tổng thống Harry Truman, dòng tộc tỷ phú Rockefeller và các kiến trúc sư từng làm rạng danh vùng Hạ Manhattan như Minoru Yamasaki.    

World Trade Center cũ đã trở thành hình ảnh lịch sử của thủ đô tài chính thế giới khi từng là văn phòng của các tên tuổi kinh tài như Cantor Fitzgerald, Morgan Stanley, Credit Suisse First Boston, Salomon Smith Barney, Bộ Thương mại Hoa Kỳ hay American Express, Lehman Brothers... Nó cũng trở thành huyền thoại của bối cảnh điện ảnh Hollywood khi từng xuất hiện trong hơn 1.000 bộ phim, bao gồm King Kong, Home Alone 2 và bộ phim Siêu nhân đầu tiên vào năm 1978.  

Dấu hỏi lớn nhất được đặt ra trong chu trình tái phát triển vùng Hạ Manhattan trên dấu tích World Trade Center là sẽ thăng hay trầm từ hệ lụy tác động do đại dịch Covid-19. Kể từ khi virus lần đầu tiên quét qua thành phố vào tháng 3/2020, cướp đi sinh mạng của gần 34.000 người dân New York và giam chân hàng triệu công nhân viên ở nhà, khu vực này đã không còn trở lại bình thường như trước đại dịch. Hậu quả ấy cũng gây trắc trở cho những không gian văn phòng khổng lồ và đắt tiền tọa lạc trong các tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới hậu thảm kịch.

Tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 8/9/2001. Ảnh: AFP

Tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 8/9/2001. Ảnh: AFP

Vào tháng 11 năm ngoái, Uber đã đánh tiếng cho thuê lại 25% diện tích văn phòng của họ tại tháp 3. Chủ sở hữu của Condé Nast Advance Publications đã xin khấu trừ tiền thuê từ tháng Giêng/2021, và nhiều tin đồn râm ran rằng họ có kế hoạch hủy bỏ sớm và kết thúc hợp đồng thuê đã từng có hạn định kéo dài đến năm 2039.

Tuy nhiên, các nhà phát triển vẫn tin tưởng quá trình phục hồi World Trade Center đang diễn tiến trong tình trạng dịch nay đã nằm trong vòng kiểm soát. Nơi đây dự kiến đạt tỷ lệ lấp đầy 93% nhờ một loạt các hợp đồng thuê vừa mới được đặt bút ký. Lợi thế của các tòa nhà World Trade Center mới so với các tòa tháp văn phòng cũ ở Midtown không chỉ nằm ở tầm nhìn và uy tín, mà còn là chất lượng của không gian từ góc độ hiệu quả, năng suất và an toàn sức khỏe. Niềm tin của những thị dân New York lão làng như Silverstein vẫn là “thành phố này luôn quay trở lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Tin khác

Bất động sản
Dù hưởng lợi vượt trội hơn hầu hết các loại tài sản khác trong thời gian gần đây trong việc hút vốn ngoại, phân khúc bất động sản công nghiệp trong những năm tới đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển dịch chuỗi cung ứng để không bỏ lỡ dòng vốn đầu tư xanh. 
1 ngày
Bất động sản
Phân khúc đất nền dần hồi phục, ghi nhận 2 tháng đầu năm 2024 tại Hà Nội, đất nền dân cư và đất dự án có mức độ quan tâm tăng 110%. Theo chuyên gia, "cơn sốt" đất nền năm nay khác biệt các năm trước khi chủ yếu diễn ra tại Hà Nội và các tỉnh có khu công nghiệp giáp Hà Nội. 
3 ngày
Bất động sản
Hàng loạt dự án bất động sản "trùm mền", khiến nhà thầu xây dựng chưa hết cảnh điêu đứng, càng làm càng lỗ. Việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại với đất không phải là đất ở, được kỳ vọng là "sợi dây chính sách" giúp khơi thông pháp lý, tăng nguồn cung cho thị trường, để doanh nghiệp sớm phục hồi. 
3 ngày
Bất động sản
Các dự án Royal City, The Pride, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Sudico, Sun Grand City có giá tăng 33%, nhiều dự án tăng trên 20% so với cùng kỳ.
1 tuần
Bất động sản
Trung tâm thương mại Vincom Plaza Đông Hà sắp đi vào vận hành tại khu đô thị đáng sống nhất Quảng Trị, hứa hẹn mở ra không gian thương mại giải trí đẳng cấp của khu vực miền Trung, góp phần trở thành “thỏi nam châm” hút nhà đầu tư cho khu đô thị Vincom Shophouse Royal Park.
1 tuần
Bất động sản
Bước sang năm 2024, thị trường bất động sản được kỳ vọng có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn từ mức nền thấp của năm 2023. Doanh nghiệp kỳ vọng có nhiều yếu tố tác động tích cực tới thị trường. Trong đó, nguồn vốn, tài nguyên đất đai và khung chính sách là 3 trụ cột "xương sống". 
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc căn hộ đang trở thành kênh đầu tư "nóng" của đông đảo nhà đầu tư, khi giá bán và giá thuê   liên tục tăng suốt từ năm 2023 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt phân khúc căn hộ bình dân với mức tăng đỉnh điểm tới 80% chỉ trong 4 năm.
1 tuần
Bất động sản
Khát vốn trong khi điều kiện tiếp cận tín dụng còn khó khăn, lại thêm những quy định, Thông tư mới sắp có hiệu lực, lo ngại sẽ "làm khó" người mua nhà, khiến doanh nghiệp bất động sản lo lắng cho quá trình hồi phục. 
1 tuần
Bất động sản
Các chuyên gia cho rằng, cần xác định đúng hơn mục tiêu phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể là giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp hay nhu cầu sở hữu nhà ở của người thu nhập thấp.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Bất động sản
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nhiều nhà đầu tư sành sỏi tiếp tục đặt niềm tin vào dòng sản phẩm căn hộ hạng sang, đặc biệt là tại các dự án có vị trí kim cương ở vùng lõi trung tâm với kỳ vọng sớm gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời thu về lợi nhuận bền vững từ việc cho thuê đều đặn.
1 tuần
Bất động sản
Chuyên gia đề xuất, chính sách cần quy định tăng tỷ trọng 30-40% đối với nhà ở xã hội (NƠXH) là cho thuê, thay vì chỉ cho phép 20% cho thuê như hiện nay, để đảm bảo phần đông người dân có chỗ ở chứ không chỉ dành cho mục đích bán. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Những thách thức về nguồn cung mới, mất cân đối giữa các phân khúc, khó tiếp cận vốn vay, trong khi hàng loạt chi phí đầu vào tăng phi mã khiến doanh nghiệp khó càng chồng khó. Để thêm trợ lực phục hồi, Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh, Taseco... kiến nghị được tiếp cận nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn. 
2 tuần
Bất động sản
Mất cân đối cung cầu tiếp tục là thách thức lớn với thị trường bất động sản nhà ở, khi đang tồn tại xu hướng thiếu hụt nguồn cung phân khúc tầm trung, dư thừa nhà ở tại phân khúc cao cấp. Chỉ khi nào khắc phục được tình trạng mất cân đối này, thị trường mới phát triển bền vững.
2 tuần
Bất động sản
Để giảm bớt khó khăn và hỗ trợ cho thị trường bất động sản, chủ tịch HoREA cho rằng, không nên khống chế chủ đầu tư huy động vốn. Đề nghị các địa phương xem xét cho phép doanh nghiệp được tiếp tục huy động vốn đối với 30-50% sản phẩm của dự án (còn lại) để tạo thanh khoản duy trì hoạt động. 
2 tuần
Xem thêm