Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Covid-19 thử thách 'con thuyền' ngân sách: Đảm bảo dự toán, hỗ trợ doanh nghiệp

Hồng Gấm
- 15:30, 22/09/2021

(DNTO) - “Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính cần bám sát diễn biến tình hình dịch Covid-19 để chống dịch hiệu quả, đồng thời điều hành quản lý ngân sách chủ động, linh hoạt, đảm bảo nền tài chính quốc gia bền vững”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo.

Áp lực thu – chi đang đè nặng lên ngân sách Nhà nước. Ảnh: TL.

Áp lực thu – chi đang đè nặng lên ngân sách Nhà nước. Ảnh: TL.

Nan giải bài toán thu-chi ngân sách

Diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, quy mô sản xuất bị thu hẹp hoặc sản xuất cầm chừng; đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Ngành tài chính hiện đứng trước những áp lực rất lớn khi "cửa thu" ngân sách ngày càng hẹp lại, trong khi đó vẫn phải đảm bảo các nguồn chi dự toán và nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm 2021, ngân sách Nhà nước đã chi 18,8 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, từ tháng 7/2021 đến nay, các địa phương đã chi 760 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ.

Tin nên đọc

Trong khi đó, nguồn thu ngân sách ngày càng giảm. Kể từ khi thực hiện chủ trương giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp (DN) đã bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các DN thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, khách sạn và các dịch vụ khác.

Cụ thể, thu ngân sách Nhà nước trên các lĩnh vực trong tháng 8/2021 đều giảm so với tháng 7/2021. Trong đó, thu nội địa tháng 8 chỉ đạt 63,2 nghìn tỷ đồng (5,58% dự toán), giảm 14,2 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô ước đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 224 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 24 nghìn tỷ đồng, giảm 11 nghìn tỷ đồng so với tháng 7/2021.

Dự kiến trong các tháng tiếp theo, dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục ảnh hưởng làm sụt giảm số thu nội địa. Thêm vào đó, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ tiếp tục giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng làm giảm số thu ngân sách Nhà nước nói chung.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, thu ngân sách của ngành thuế tháng 8/2021 đạt hơn 68,8 nghìn tỷ đồng, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2020. Số thu giảm mạnh ở hầu hết các sắc thuế chính như: Thuế giá trị gia tăng chỉ đạt 57%, thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 59,5%, thuế thu nhập cá nhân đạt 60% số thu bình quân 7 tháng của năm 2021. Đặc biệt, số thu lệ phí trước bạ tháng 8/2021 chỉ đạt 970 tỷ đồng, mức thấp đột biến kể từ tháng 1/2020, thấp hơn mức bình quân 7 tháng của năm 2021 hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.

Nhìn vào số liệu thực tế trên cho thấy, chưa bao giờ bài toán cân đối thu-chi ngân sách lại đặt ra nhiều thách thức với người giữ "tay hòm chìa khóa” của quốc gia như hiện nay. 

Đồng bộ nhiều giải pháp để gỡ khó 

Trao đổi với Doanh Nhân Trẻ Việt Nam, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, ở các cấp ngân sách, từ trung ương đến địa phương đều phải kỷ luật siết giảm chi tiêu, chi cân đối, đúng tiêu chuẩn, định mức.

"Mặc dù nền kinh tế đã rục rịch mở cửa trở lại, nhưng nửa cuối năm 2021, tôi vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Có lẽ ở kịch bản lạc quan nhất, GDP có thể chạm ngưỡng 4-5%, điều này vẫn đe doạ đến thu ngân sách. Đây là điều không ai mong muốn nhưng nó vẫn xảy ra. Do đó, để giải bài toán cân đối tài chính, Chính phủ cần “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm đồng bộ 2 loại chi phí: Chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên một cách hợp lý",TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Các chuyên gia đưa ra các khuyến nghị, Việt Nam cần có phương án tìm nguồn thu bền vững hơn trong bối cảnh thuế trực thu đang chiếm tỷ trọng ngày càng thấp; mở rộng nguồn thu; đẩy nhanh tiến độ một số dự án về thuế, như thuế tài sản, đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội trong nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bên cạnh đó, cần rà soát lại chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc cơ cấu lại các khoản chi ngân sách để giảm nợ công, giảm thâm hụt ngân sách.

"Cần gia tăng những nguồn thu bền vững, nhất là thu từ sản xuất - kinh doanh, trong khi nguồn thu từ dầu thô, thu thuế xuất nhập khẩu đang giảm mạnh. Điều này đòi hỏi phải tái cấu trúc hệ thống thuế và hướng tới những đối tượng thu ổn định và công bằng, qua đó thực hiện chính sách kiến tạo lại môi trường đầu tư, kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Muốn cơ cấu lại chi ngân sách, điểm cốt lõi chính là phải giảm thiểu bộ máy, tinh gọn hiệu quả, để giảm chi thường xuyên, từ đó mới đảm bảo tính bền vững", chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho hay.

Bộ Tài chính nhận định, mặc dù dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi “mục tiêu kép”.

"Trong khó khăn cũng là dịp thử thách bản lĩnh “càng sóng to càng vững tay chèo”. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính cần bám sát diễn biến tình hình dịch Covid-19 để chống dịch có hiệu quả, đồng thời điều hành quản lý ngân sách chủ động, linh hoạt, đảm bảo nền tài chính quốc gia bền vững”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân, hồi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đây là một nhiệm vụ quan trọng vì việc hỗ trợ DN chính là để duy trì và nuôi dưỡng nguồn thu, nên bằng mọi giá không để DN bị phá sản hàng loạt.

Đồng thời, triệt để tiết kiệm, dành nguồn ưu tiên chi cho phòng, chống dịch như: Cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch Covid-19...

Bên cạnh đó, huy động tài trợ đóng góp tự nguyện từ cộng đồng DN, người dân trong và ngoài nước cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 như mua vaccine, các loại vật tư y tế… nhằm chia lửa với ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời các tình huống đột xuất, cấp bách có thể xảy ra.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội các giải pháp tăng cường tiết kiệm chi ngân sách, bảo đảm nhiệm vụ chi cho phòng, chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế nhanh chóng. 

Tình trạng khó khăn có thể kéo dài sang năm 2022

Mới đây, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến xem xét, quyết định và ban hành nghị quyết về một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Theo đó, các DN chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch sẽ được giảm tới 30% mức thuế suất thuế GTGT. Chính phủ cũng đề xuất thực hiện miễn số thuế phải nộp của quý III và quý IV/2021 của các hộ và cá nhân kinh doanh. Dự kiến sẽ có khoảng 1,4 triệu hộ, cá nhân kinh doanh được hưởng chính sách hỗ trợ này, số tiền giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 8.800 tỷ đồng….

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tính chung việc thực hiện các gói giải pháp trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 21.300 tỷ đồng… Nhu cầu chi ngân sách thì nhiều, nguồn thu thì giảm, những số liệu này đã nói lên những áp lực và khó khăn trong nhiệm vụ cân đối tài chính ngân sách của ngành tài chính những tháng cuối năm 2021 và có thể kéo dài sang năm 2022.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Phúc Sơn, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra theo kế hoạch. Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can đã nộp lại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh".
2 tuần
Xem thêm